Bà mẹ cần chú ý: Giữ ấm quá, trẻ cũng có thể viêm phổi
Giadinh.net - Đêm, cu Mít há mồm thở khó nhọc. Bế con đi khám, chị Trang (Lê Trọng Tấn, Hà Nội) mới té ngửa, do mặc quần áo nhiều quá cu Mít ra mồ hôi mà không được lau kịp thời, để lâu gây ra lạnh, khiến cu Mít bị viêm phổi.
Nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên
Chị Nguyễn Quỳnh Hạnh (Phú Lương, Hà Đông, Hà Tây) đưa con đi khám ho ở bệnh viện. Vào viện, thấy các bà mẹ bế con xếp thành hàng dài chờ ở cửa, bọn trẻ được trùm kín trong những tấm khăn bông to đùng, cứ một đứa ho là y rằng vài đứa khác ho theo, khiến chị vừa thương con vừa thấy buồn cười. Chị Quỳnh Hạnh cho biết, bác sĩ khám và nói cháu bị nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên (NKCTĐHHT). Tình trạng nhiễm khuẩn này dễ chữa nhưng trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi rất dễ mắc phải.
Theo một bác sĩ, NKCTĐHHT là tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ em. Một đứa trẻ dưới 3 tuổi có thể mắc NKCTĐHHT từ 3-10 lượt, sẽ không phức tạp nếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, không được theo dõi và điều trị đúng rất dễ đến những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, bệnh hay gây thành dịch nhất là về mùa lạnh, lây qua nước bọt, nước mũi có virus vào không khí. Trẻ em hay bị mắc NKCTĐHHT vì đặc điểm về cấu tạo giải phẫu vùng mũi họng của trẻ em: Họng là ngã tư của đường ăn uống và đường hô hấp; mũi - họng là một “ống cơ và màng” liên tiếp với nhau; vì thế viêm mũi và viêm họng thường hay đi kèm với nhau. Niêm mạc là niêm mạc tiết nhầy, nhờ có chất nhầy đó mà khi không khí thở qua mũi được lọc sạch bụi và vi khuẩn, có độ ấm và ẩm cần thiết.
Với những trẻ có tiền sử bị NKCTĐHHT cần phải được giữ gìn tránh để tái bị nhiễm khuẩn lại. Những trẻ bị bệnh cần được theo dõi và chăm sóc mũi bằng cách hút sạch các dịch tiết ở mũi, sau đó nhỏ các thuốc sát khuẩn nhẹ và co mạch như: sulfarin 1%, acgyrol 1%, xylomethasolin 0,5%, pivalon 1%… Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Một điểm lưu ý nữa là trẻ em càng nhỏ thì hốc mũi càng hẹp, khi bị viêm nhiễm, chất nhày sẽ càng tăng tiết hơn, càng làm hốc mũi hẹp hơn, trẻ thở bằng mũi khó khăn hơn, khi đó trẻ phải thở bằng miệng, chức năng lọc và sưởi không khí của niêm mạc mũi không có nữa, không khí trẻ hít vào phổi sẽ không được “lọc sạch” bụi và vi khuẩn. Điều đó lý giải tại sao khi bị viêm mũi - họng thì trẻ sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi...
Trong họng có rất nhiều tổ chức lympo phát triển, trong đó đặc biệt là nhóm lympho ở vòm mũi họng (VA) rất hay bị viêm. VA nằm ngay cạnh vòi tai mà vòi tai là cơ quan nối liền họng với tai giữa nên ở trẻ bé khi bị nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính rất hay bị viêm tai giữa cấp kết hợp. Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực phần nào hoặc nặng có thể có biến chứng nội sọ do viêm tai.
NKCTĐHHT thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, trẻ đôi khi nôn nhiều, quấy khóc, dỗ không nín. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực. Sau đó các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi; đặc biệt bị bội nhiễm do liên cầu khuẩn, nếu không được điều trị đúng sẽ có nguy cơ biến chứng thấp tim, việc điều trị sẽ lâu dài, tốn kém.
Viêm phổi vì bị “giữ quá ấm”
Xem chương trình ti vi, đọc báo thấy trời lạnh, số trẻ vào viện tăng vì dễ nhiễm lạnh, bị viêm VA, viêm phế quản, viêm phổi, chị Giang (Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương) thấy thật may mắn vì Bống nhà chị không việc gì trong suốt đợt rét vừa qua. Chị tích cực ủ ấm cho con, 2 chiếc áo bông chưa đủ, chị còn quấn thêm cho con một chiếc chăn bông mới được bà dì ở Hà Nội gửi về. Nhìn con ấm áp trong mớ chăn áo, chị thấy tự hào lắm, vì đã chăm con tốt, không bị ốm đau gì trong khi trẻ con nhà khác đứa thì sổ mũi, đứa thì ho.
Thế nhưng, rét thì không ốm, mà mấy hôm thời tiết ấm áp hơn, cô công chúa mới gần 6 tháng tuổi của anh chị lại khục khặc ho, sốt nhẹ, hay quấy khóc. Bế con đi khám bác sĩ, chị không tin rằng con gái chị bị viêm phổi, vì chị nghĩ đã ủ ấm cho con thế, làm gì có cơn gió lạnh nào vào được đến người. Mãi tới khi bác sĩ cho biết, ủ ấm cho con quá mức, để mồ hôi ra, không lau kịp thời, thì chính mồ hôi sẽ là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ.
Điều nguy hiểm là khi trẻ bị viêm phổi do nguyên nhân này, rất nhiều ông bố bà mẹ không nhận biết được để có can thiệp kịp thời, thường để cho trẻ bị lâu, đến khi bế con đến bác sĩ thì bệnh đã nặng hơn.
Theo lời khuyên của các bác sĩ nhi, khi trời rét nên ủ ấm cho trẻ, đặc biệt giữ ấm thóp, cổ, ngực, bụng, bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, nên kiểm tra thường xuyên xem trẻ có ra mồ hôi không. Nếu trẻ ra mồ hôi, phải kịp thời lấy khăn lau khô, nếu không, trẻ sẽ vì “bị giữ ấm” nhiều quá mà thành ra bị “lạnh”.
Hạnh Quỳnh

Ở tuổi 45, tôi thấm thía: Trên đường đua hạnh phúc và tiền bạc, người thông minh nhất là người không vội vàng, không so sánh - chỉ tập trung vào nhịp chạy của mình
Gia đình - 3 giờ trướcĐừng mãi vướng bận với những phiền não của mình, hãy ở bên những người bạn tin tưởng, làm những việc bạn nên làm – những điều đơn giản ấy đều có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp.

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcNgười cha cho hay ông vẫn sống ở quê, ngập trong nợ nần vì không thể trả nợ tiền học phí đã vay. Con gái cắt đứt liên lạc.

Cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng, phía sau là câu chuyện bất ngờ
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcHình ảnh cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Hai nàng dâu cùng sinh đôi, bố mẹ chồng quay cuồng vẫn hạnh phúc vô bờ
Gia đình - 16 giờ trướcTrước đây, Tống Sen và em dâu thường nghe bố mẹ chồng giục "cứ đẻ đi rồi bố mẹ trông con cho". Không ngờ, sau này cả hai nàng dâu đều sinh đôi.

60 tuổi vẫn muốn ly hôn: 'Tôi đã làm bảo mẫu cả đời, giờ không muốn sống tiếp một cuộc hôn nhân vô ích'
Chuyện vợ chồng - 21 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 năm sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu, bà Lâm quyết định ly hôn. "Tôi đã phục vụ cả đời như một người giúp việc trong chính gia đình mình."

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCó 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cung hoàng đạo tuyệt tình: Sư Tử số 2 không ai là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với các cung hoàng đạo này, chia tay là dứt khoát này, họ sẽ khá quyết đoán khi kết thúc một mối quan hệ tình cảm, cũng vì thế mà thường bị đánh giá là người tuyệt tình.

Cô gái 27 tuổi nhập viện sau khi mẹ hỏi: 'Bao giờ mới lấy chồng?'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Bị thúc ép kết hôn với người mình không yêu, cô gái trẻ phải nhập viện trong tình trạng co giật, tê liệt tay chân và khó thở.

5 thói quen âm thầm khiến người EQ thấp bị xa lánh mà không hay biết
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người không nhận ra rằng chính những phản ứng cảm xúc vô thức của mình đang làm hỏng các mối quan hệ. EQ thấp không chỉ thể hiện qua cảm xúc bốc đồng, mà còn nằm ở cách bạn ứng xử hàng ngày.

61 tuổi tôi ly hôn: 30 năm sống cùng mái nhà, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có một người đồng hành thực sự
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Người ta nói hôn nhân là cùng nhau già đi. Nhưng chúng tôi sống như hai đường thẳng song song, không còn lý do để níu kéo.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.