Hà Nội
23°C / 22-25°C

Băn khoăn của bà bầu về Rubella (13)

Thứ ba, 11:13 09/08/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Em nghe nói có những trường hợp mẹ không bị Rubella nhưng khi đi triptest thì thai nhi lại dương tính với Rubella. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

 
Hỏi: Em năm nay 29 tuổi, đã có 1 con trai. Hiện em đang mang thai bé thứ 2 được 20 tuần. Hiện nay ở cơ quan em có rất nhiều người bị nhiễm Rubella, khi em có thai được 16 tuần thì con trai em cũng bị Rubella. Em nghe nói có những trường hợp mẹ không bị Rubella nhưng khi đi triptest thì thai nhi lại dương tính với Rubella. Em rất lo lắng không biết phải làm sao, bởi ở tuần này đi triptest cũng đã muộn phải không ạ? Mong các bác sỹ tư vấn giúp.

Thu Lê (lethustclca83@gmail.com)

Trả lời: Bạn nên đi làm xét nghiệm IgM và IgG (nếu IgG âm tính thì không sao). Khi thai được 20 tuần bạn vẫn có thể làm triptest được, thai qua 3 tháng đầu mẹ nhiễm Rubella thì mức độ ảnh hưởng tới em bé cũng giảm đi nhiều, vì vậy bạn không nên lo lắng quá.

---

Hỏi: Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi kết hôn được 2 năm, hiện tại cháu đang mang thai. Kỳ kinh cuối vào ngày 13/5 nhưng ngày 20/5 cháu bị sốt Rubella. Đến ngày 27/6 cháu đi siêu âm sản được biết cháu mang thai được 5 tuần. Hiện tại cháu đang phải điều trị bệnh động kinh nhưng đã gần 2 năm không có cơn trở lại, cháu vẫn uống thuốc thường xuyên và có sự quan tâm theo dõi của bác sĩ riêng. Nhưng cháu rất lo vì bị sốt Rubella trong thời gian cháu mang thai. Vì một số người nói rằng có thể vi rút xâm nhập cả khi còn trong trứng. Cháu đang rất lo lắng và chuẩn bị lên Hà Nội để làm xét nghiệm. Bác sĩ có thể cho cháu câu trả lời sớm để cháu yên tâm được không ạ?

Bùi Thị Thanh Thủy (buithithanhthuy0807@gmail.com)

Trả lời: Bạn nên đến trung tâm chẩn đoán trước sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc BV Phụ sản Hà Nội để làm các xét nghiệm cần thiết. Sau sốt phát ban 1 tháng có con là an toàn nhất.

---

Hỏi: Hiện nay vợ tôi mang thai được 12 tuần, cách đây hơn 2 tháng vợ tôi có ngủ chung với một người bạn bị Rubella, lúc đó người bạn vợ tôi chưa biết mình bị nhiễm Rubella, nhưng sau khi vợ tôi tiếp xúc với người này một vài ngày thì bạn vợ tôi có triệu chứng phát ban (cô ấy cũng đang mang thai dưới 12 tuần). Sau đó một thời gian cô này đi khám thì bác sỹ kết luận bị Rubella phải bỏ thai và cô ấy đã phải bỏ thai vào ngày 13/06/2011. Đến sáng ngày 16/06/2011 thì vợ tôi bị ngứa ở cổ và ở vai, có nổi 1 vài nốt nhưng sau đó lặn ngay và không có bị sốt hoặc các biểu hiện khác.

Ngày 17/06/2011 tôi có đưa vợ tôi đến Bệnh viện phụ sản quốc tế HCM khám và xét nghiệm kết quả là: Rubella lg G: 155 dương tính và Rubella lgM: 0,27 âm tính và được bác sỹ tư vấn là trong cơ thể đã có kháng thể chống Rubella, không vấn đề gì. Nhưng đọc thông tin trên mạng nên vợ chồng tôi cảm thấy không yên tâm nên ngày 01/07/2011 vợ tôi đến Bệnh viện phụ sản Từ Dũ HCM đển làm xét nghiệm lại được kết quả là: lgG: 140 dương tính và lgM: 0,27 âm tính. Hiện nay vợ chồng tôi đang rất hoang mang nên kính mong các bác sỹ cho tôi biết kết quả kiểm tra của vợ tôi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Xin bác sỹ tư vấn cho tôi.
Trả lời: IgG dương tính có thể đã mắc trước khi mang thai, IgG âm tính mà mới tiếp xúc trong vòng 1 tháng thì không lo. Bạn có thể yên tâm với kết luận của bác sĩ.

--- 

Hỏi: Tôi năm nay 25 tuổi, đang mang thai ở tuần thứ 28. Trong thời gian mang thai tôi không có triệu chứng gì của Rubella cả. Tuần vừa rồi, tôi đi khám thai định kỳ, bác sĩ có yêu cầu tôi làm xét nghiệm Rubella. Vậy cho tôi hỏi, có nên làm xét nghiệm này không?

Trả lời: Bạn có thể làm để đảm bảo yên tâm.

---

Hỏi: Ngày 29/6/2011 em đi tiêm phòng Rubella (loại 3 liên: Sởi - quai bị - Rubella) được bác sĩ tư vấn là tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 6 tháng. Nếu em chỉ tiêm 1 mũi mà không tiêm mũi thứ 2 thì sau 3 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ nhất em có thể mang thai. Còn nếu em tiêm mũi thứ 2 thì sau 1 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 2 thì có thể mang thai, (có nghĩa là phải đến tháng 2/2012 em mới được có bầu). Vì nóng lòng có con nên em muốn bỏ mũi thứ 2, như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Tiêm 1 mũi có đủ để phòng được bệnh không? Nếu sau khi tiêm phòng Rubella mà phát hiện có thai thì nên xử lý thế nào ạ? (Tiêm phòng và có thai trong cùng 1 tháng).
Lua Luong (luonglua@gmail.com)

Trả lời: Bạn nên tiêm đầy đủ cả 2 mũi để đảm bảo kháng thể đủ mạnh.  Trường hợp bạn chỉ muốn tiêm 1 mũi thôi thì sau đó nên đi xét nghiệm để kiểm tra lượng kháng thể đã đủ chưa? Nếu tiêm và có thai trong cùng 1 tháng là rất nguy hiểm vì cũng giống như bạn bị nhiễm Rubella và có thai trong cùng 1 tháng, do vậy bạn nên cân nhắc.

---

Hỏi: Khi mang thai được 12 tuần 5 ngày, vợ tôi đi xét nghiệm cho kết quả: IgM = 0,48 (< 1 (âm tính); IgG = 172,2 (dương tính). Sau 3 tuần (khi thai được hơn 15 tuần) xét nghiệm lại cho kết quả: IgM < 1 (âm tính); IgG = 7,27 (<10 âm tính). Xin hỏi: - Kết quả này có ảnh hưởng gì không ạ? 

- Vì sao chỉ số IgG lại giảm quá nhiều so với xét nghiệm ban đầu và điều này cho biết điều gì? Vì sao lần xét nghiệm sau lại cho kết quả cả 2 đều âm tính có nghĩa là chưa nhiễm?

- Hiện vợ tôi có thai được 21 tuần thì có cần làm lại xét nghiệm không ạ?

- Thường thì mang thai khoảng mấy tuần thì bác sĩ sẽ cho đi xét nghiệm Rubella?

Viet Hanh (viethanh72@yahoo.com)

Trả lời: Theo như kết quả xét nghiệm thì vợ bạn không bị ảnh hưởng và không cần phải làm lại xét nghiệm IgG dương tính và IgM âm tính, nghĩa là vợ bạn đã có miễn dịch rồi và ở thời điểm xét nghiệm không mắc bệnh. Xét nghiệm Rubella không phải là xét nghiệm thường quy và chỉ khi có bệnh mới cần làm xét nghiệm. Để đảm bảo thì vợ bạn nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

---

Hỏi: Tôi năm nay 30 tuổi, dự định sẽ sinh em bé vào năm tới. Vừa qua tôi có đi làm các xét nghiệm (Rubella viêm gan siêu vi B) và đã chích ngừa. Kết quả xét nghiệm Rubella như sau: IgM âm tính 0,2995 (< 0,8 index); IgG dương tính 279,1 (<=10UI/ml). (Bác sỹ nói là không phải chích ngừa vì trong người tôi đã có kháng thể). Tôi cũng đã chích ngừa:
Viêm gan siêu vi B: Mũi 1: ngày 8/3/2011, mũi 2: ngày 11/04/2011, mũi 3: ngày 21/05/2011; Thủy đậu: Ngày 11/04/2011; Cúm: Ngày 21/05/2011.
Bác sỹ nói sau 01 tháng (sau khi trích Cúm mũi 3 VGSVB ngày 21/05/2011) tôi có thể mang thai. Nhưng hôm 18/06/2011 tôi đi gặp bác sỹ để hỏi lại cho chắc thì bác sỹ lại nói là phải sau khi trích Thủy đậu 03 tháng thì mới được có thai. Như thế có nghĩa là phải đến tháng 7 tôi mới có thể có thai được. Vậy kính nhờ các bác sỹ tư vấn kỹ cho tôi là với các chỉ số xét nghiệm Rubella như trên thì tôi có phải chích ngừa không và sau thời gian bao lâu thì tôi mới có thể có thai được? Tôi rất phân vân không biết đâu là thời gian thích hợp vì các bác sỹ tư vấn không rõ ràng. Kính mong các bác sỹ tư vấn giúp tôi.

Trả lời: Bạn nên để tốt nhất 3-6 tháng mới nên có thai, chỉ số IgM và IgG như trên thì bạn đã có kháng thể không cần phải tiêm ngừa Rubella nữa.

---

Hỏi: Tôi năm nay 28 tuổi, chồng tôi 38 tuổi. Hiện tôi đang mang thai được 15 tuần, trước đó ngày 9/3/2011 là ngày đầu của kỳ kinh cuối, ngày 18/03/2011 tôi bị sốt Rubella, tôi chỉ sốt 39 độ 1 ngày 21/03/2011, đến ngày 23/03/2011 tôi bay hết nốt phát ban. Trong 3 ngày từ 23-25/03/2011 vợ chồng tôi có quan hệ và có thai. Vì chủ quan khi đã hết sốt và siêu âm thấy thai phát triển bình thường nên đến 18/06/2011 tôi mới đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh với Rubella. Chỉ số kháng thể là dương tính >500Um (tôi không nhớ rõ đơn vị) và hiện tại là âm tính. Các bác sỹ chẩn đoán là khuyên tôi nên đình chỉ thai nghén. Giờ tôi không biết nên như thế nào? Thai đã lớn, bỏ thì có tội và nguy hiểm, giữ thì sau này con có bị gì thì cũng tội nó. Vậy xin các bác sỹ cho tôi một lời khuyên nên làm như thế nào sớm giúp tôi? Liệu con tôi có bị ảnh hưởng thật không? Vì hiện tại siêu âm không thấy gì, còn những bệnh khác thì chưa biết.

Tep Tam (tep171183@gmail.com)

Trả lời: Bạn có thể đến trung tâm chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện chuyên về phụ sản để làm các xét nghiệm triptest, chọc ối. Hiện tại Bệnh viện Quân y 103 có dịch vụ chọc ối để làm xét nghiệm xem thai nhi có bị nhiễm Rubella hay không. Bạn có thể đến đó để được tư vấn kỹ hơn.

BS Ngô Thị Đức Hạnh

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần Gửi ý kiến của bạn ở phía dưới, hoặc địa chỉ: toasoan@giadinh.net.vn. Các bác sỹ của Phòng khám Medelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của bạn trong thời gian sớm nhất.
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 28 phút trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 9 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top