Bảo vệ người thân khuyết tật khỏi bị xâm hại bằng cách nào?
GiadinhNet - Người khuyết tật có nguy cơ cao bị bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng lại khó được phát hiện và xử lý. Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con khuyết tật?
Với những người khuyết tật, để bảo vệ khỏi bị xâm hại, trách nhiệm trước tiên thuộc về gia đình. Ảnh minh họa
Trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gấp gần 4 lần
Câu chuyện về ông chủ cưỡng hiếp người giúp việc ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk những ngày qua đang gây bức xúc dư luận. Cơ quan điều tra mới đây đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Đặng Ngọc Thủy (SN 1955, ngụ thị trấn Ea Đ’răng, huyện Ea H’leo) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị hiếp dâm là chị N.T.L.Q. (SN 1987, quê Phú Yên) làm thuê giúp việc cho gia đình ông Thủy. Ông Thủy lợi dụng ở nhà vắng người đã nhiều lần khóa cửa, khống chế và 4 lần thực hiện hành vi cưỡng hiếp, dâm ô chị Q. Do bị khuyết tật, chân tay rất yếu ớt nên chị Q. không chống cự được.
Trước đó, vụ việc đau lòng cha hiếp dâm con gái bị khiếm thị, thiểu năng trí tuệ đến mang thai. N.T.T.H (SN 2004) gây bức xúc dư luận. T.H là chị lớn trong gia đình có 3 con đều bị khiếm thị và thiểu năng trí tuệ. Trong khi đó, mẹ của các cháu vừa mới mất năm 2018 vì bệnh ung thư, bà nội liệt nửa người không thể lao động. Vì thiểu năng trí tuệ nên khi bố ép “làm chuyện người lớn với bố” nhiều lần, mang thai đến tháng thứ 5, thứ 6 mà H cũng không hay, cũng chẳng nói cho ai biết.
Không hiếm gặp cảnh người phụ nữ mắc hội chứng tâm thần vẫn mang thai, sinh con hay những đứa trẻ khuyết tật bị xâm hại. Những người khuyết tật là người yếu thế, khi bị tấn công họ thường không có khả năng phòng vệ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng công bố kết quả một nghiên cứu về tình trạng trẻ em khuyết tật bị bạo hành trên thế giới (bao gồm trẻ bị dị tật bẩm sinh, tự kỷ, bị dị tật do tai nạn, xung đột, chiến tranh, do hành vi bạo hành của người lớn...). Trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gấp gần 4 lần so với trẻ em bình thường, người khuyết tật dễ thành nạn nhân của bạo hành hoặc xâm hại hơn cả.
Chia sẻ về lý do phụ nữ và trẻ em khuyết tật trở thành nạn nhân phổ biến của tội phạm xâm hại tình dục, chị Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) cho rằng, người khuyết tật có nguy cơ cao bị xâm hại, nhất là ở trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật là do không biết cách nói ra. Như câm điếc bẩm sinh không biết cách diễn tả lại sự việc. Rào cản ngôn ngữ khiến họ nếu có trình bày sự việc thì cũng ít ai hiểu. Hay bị khuyết tật về tâm thần, trí tuệ, thậm chí nói ra người nhà cũng không tin, không chia sẻ được.
Với người khuyết tật trí tuệ càng khó khăn hơn khi không tự chăm sóc được bản thân mình, không tự thay được đồ lót, quần áo nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xâm hại mà không thể chống lại được. Đến khi gia đình phát hiện thì chuyện đã rồi do nạn nhân bị thiểu năng trí tuệ không thể khai ra “yêu râu xanh” đã hãm hại mình.
Theo một khảo sát của Trung tâm ACDC về thực trạng phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực tình dục ở huyện Ba Vì (Hà Nội) và Thanh Khê (Đà Nẵng) cho thấy cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. Trong đó nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao.
Gia đình đóng vai trò quan trọng
Theo bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA), tội ác xâm hại với người khuyết tật càng đáng lên án hơn bởi nạn nhân không kiểm soát được hành động và không thể tự chăm sóc bản thân mình. Nạn nhân bị xâm hại tình dục thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả tinh thần và thể chất. Với người khuyết tật, sang chấn nặng nề về tâm lý khiến tình trạng trầm trọng, khó hồi phục hơn.
Điều đáng buồn là hiện không ít vụ việc xâm hại tình dục với người khuyết tật chìm vào quên lãng. Một phần do chính nạn nhân không dám chia sẻ với ai, số rất ít dám đến trình báo chính quyền địa phương vì sợ bị đánh giá hoặc cho rằng chuyện đó là bình thường. Bên cạnh đó, người khuyết tật chưa chủ động trang bị kỹ năng phòng chống bạo lực tình dục nên khi bị tấn công hầu như không thể làm gì được.
Các chuyên gia khuyến cáo, với những người khuyết tật, để bảo vệ khỏi bị xâm hại, trách nhiệm trước tiên thuộc về gia đình. Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con khuyết tật thì nghĩ con mình không còn hy vọng gì cả, hoặc chỉ chăm sóc chú ý đến vấn đề dinh dưỡng mà ít chú trọng đến giúp con có kỹ năng để tự lập, càng không để ý đến vấn đề về giới tính bảo vệ bản thân. Điều này là rất sai lầm.
Người khuyết tật, nhất là thiểu năng trí tuệ nhận thức kém hơn những trẻ bình thường khi bị xâm hại tình dục ngay cả bản thân họ cũng không nhận biết được đấy là hành vi xâm hại. Bởi vậy, họ rất cần sự quan tâm sát sao của người thân.
Việc trang bị kiến thức phòng chống xâm hại với những đối tượng này càng khó khăn hơn. Nhưng không phải vì vậy mà các gia đình bỏ quên. Chẳng hạn, trẻ khiếm thính chúng ta trang bị cho trẻ kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục thông qua ngôn ngữ ký hiệu còn có thể học bằng tranh, ảnh, video hay qua chính hành động của cha mẹ hàng ngày như không đụng chạm vào chỗ kín của trẻ để tự vệ sinh bộ phận sinh dục khi đã đủ lớn...
Đặc biệt trẻ thường bị lợi dụng bởi những người quen do đó phải luôn cảnh giác, luôn chú ý và để ý thái độ của trẻ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường cần quan tâm xem trẻ có gặp vấn đề gì không để kịp thời giải quyết. Hơn hết là khi phát hiện con mình có những dấu hiệu, biểu hiện bị xâm hại tình dục thì cần lên tiếng, báo cáo với các cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết. Đừng vì “danh dự” của mình mà làm ngơ đi vụ việc.
Phương Thuận
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương
Nuôi dạy con - 28 phút trướcGĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 3 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 14 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 19 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 1 ngày trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.