Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắt buộc mặc áo phao trên đường thủy nội địa từ 1/7: Không thấy phạt nên chẳng ai thực hiện

Thứ sáu, 08:22 08/07/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Quy định về xử phạt lái đò, phà không phát áo phao, khách đi đò không mặc áo phao hoặc đeo dụng cụ nổi cứu sinh chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều chủ, lái đò, phà và khách vẫn phớt lờ quy định này.

Trên những chuyến đò ngang, áo phao chỉ để… treo đối phó. Ảnh: HP
Trên những chuyến đò ngang, áo phao chỉ để… treo đối phó. Ảnh: HP

Khách kém mặn mà, chủ cũng không thiết tha

Thực tế tại các bến đò ngang trên sông Hồng, vẫn còn nhiều hành khách không mặc áo phao hay mang dụng cụ nổi khi qua sông. Tại bến phà Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), người lái phà cho biết: “Chúng tôi có trang bị áo phao đầy đủ. Nhưng có khách nào chịu khoác vào người đâu. Cứ mỗi lần chúng tôi nhắc thì họ nói qua sông có mấy phút, mặc làm gì. Còn dụng cụ nổi trên phà hay bị mất trộm, tìm mua lại tốn kém. Áo phao tiện dụng nhất, người ta còn không mặc thì nói gì đến những dụng cụ khác!”.

Tại bến phà Lĩnh Nam lúc nào cũng có 2 chiếc phà luân phiên chở khách. Tuy nhiên, chỉ có một chiếc phà trang bị áo phao, nhưng áo cũ kỹ và bẩn vì lâu ngày không sử dụng. Chiếc phà còn lại không được trang bị áo phao lẫn dụng cụ nổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì mỗi chuyến phà qua sông Hồng ở bến Lĩnh Nam không quy định cụ thể số người, không hạn chế số xe máy. Người lái phà cho biết: “Cứ đầy là nổ máy sang sông”(?) Mỗi chuyến phà ngang chủ phà thu cả người lẫn xe máy 6.000 đồng/lượt. Vì giá tiền thấp nên nhiều lúc người lái phà cố tình gom chật khách mới sang sông.

Tại bến đò Lời, một bên thuộc địa phận huyện Lâm Thao, còn bên kia là huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), giờ cao điểm tấp nập hành khách hay lúc thấp điểm ít người lên phà đều trong tình trạng khách nói “không” với áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh. Theo quan sát của chúng tôi, một số ít chiếc áo phao trên đò cũng được treo tụm một chỗ trên lan can đò, không phát cho khách. Ông Đào Văn Bảng, người lái đò ở đây cho biết: “Cũng được tuyên truyền, nhắc nhở phải phát áo phao cho khách đi đò, nhưng khách không mặn mà lắm nên chúng tôi cũng thôi”.

Nhiều lái phà cho biết, những ngày vừa qua do trời mưa nên việc phát áo phao rất bất cập. “Phát cho một lượt khách, qua sông gặp mưa tuy phà có mái che nhưng vẫn ướt. Những chiếc áo phao đó, phát lại cho khách lượt sau người ta không chịu mặc do ướt”, một phụ lái ở bến đò Xâm Xuyên (huyện Thường Tín - Hà Nội) nối với xã Tứ Dân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết.

Không thấy phạt nên chưa thực hiện!?

Sang sông mấy phút, nên hành khách không mặc áo phao?
Sang sông mấy phút, nên hành khách không mặc áo phao?

Trong khi đó, nhiều hành khách cho biết, không biết đến quy định xử phạt nói trên. Nếu được phát áo phao sẽ sử dụng, nhưng không thấy ai phát nên cũng không đòi hỏi(?). Tại bến phà Yên Sở - Văn Đức với những chuyến phà tròng trành qua sông, chị Nguyễn Thị Xuân mỗi ngày có vài chuyến qua sông bằng phà tại đây cho biết: “Có thấy ai bị phạt đâu. Tôi cũng không biết có quy định phạt người không mặc áo phao. Nếu họ (cơ quan chức năng) làm nghiêm thì mình mặc. Bình thường từ trước đến nay, vì thời gian sang sông có mấy phút nên không ai mặc. Chủ phà cũng không bắt khách mặc”.

Đã hơn 1 tuần từ khi quy định xử phạt lái đò, phà (phương tiện chở khách ngang sông) và hành khách không mặc áo phao có hiệu lực, tình trạng khách qua sông bằng đò hoặc phà không mặc áo phao vẫn phổ biến.

Đường xuống bến đò Thúy Lĩnh, phường Bạch Đằng, quận Hoàng Mai khúc khuỷu và không có biển báo. Chuyến phà cũ kỹ ì ạch chở người và hàng hóa sang sông. Những người dân đi quen trên chuyến đò này tỏ ra thản nhiên, nhưng những người đi lần đầu như chúng tôi không khỏi lo lắng vì sự nguy hiểm.

Theo quan sát của chúng tôi, trên phà có trang bị rất nhiều áo phao. Tuy nhiên, chúng được xếp ngay ngắn tại một góc phà. Mỗi lần phà nổ máy sang sông, lái phà không hướng dẫn hoặc nhắc nhở hành khách mặc áo phao. “Việc của tôi, sáng qua sông, chiều trở về, tuần 5 ngày nhưng không phải mặc áo phao gì cả. Những người đi chung cũng không mặc, vướng víu lắm. Với lại, những chiếc áo phao vứt góc phà bẩn thỉu, nhiều lúc bảo khách khoác lên, người ta sợ bẩn nên không mặc”, chị Nguyễn Thị Lài, ở phường Bạch Đằng lý giải vì sao người đi phà không mặc áo phao.

Dù khách đi phà khá nhiều nhưng dường như không ai ý thức được quy định phải mặc áo phao. Không ít hành khách đi phà, đò vẫn ngồi vắt vẻo trên xe máy. Quy định chủ phà, đò phải trang bị áo phao cho khách đã có cách đây vài năm. Từ 15/10/2013 đã có quy định xử phạt 100.000 - 200.000 đồng đối với lái phà, đò, khách đi phà, đò không thực hiện việc phát, sử dụng áo phao.

Qua khảo sát thực tế, đa số các đò, phà đều có trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh (trong đó, nhiều bến được phát miễn phí dụng cụ nổi cứu sinh) nhưng chỉ để làm vì, đối phó với cơ quan chức năng. Mới đây, Cục CSGT tổ chức tập huấn cho CSGT địa phương về việc triển khai Nghị định 132 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Trong khi đó, một số đơn vị CSGT địa phương khẳng định, sau khi tập huấn xong mới xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm.

Từ ngày 1/7/2016 Nghị định 132 của Chính phủ “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa” bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, quy định xử phạt tiền (100.000 đồng - 200.000 đồng, Điều 27 của nghị định) đối với hành khách đi trên phương tiện chở khách ngang sông (đò, phà) mà không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân (có hình hộp chữ nhật, đeo vào tay). Người lái phương tiện, thuyền viên có trách nhiệm phát, hướng dẫn cách sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho hành khách. Trường hợp không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn cho người, hành khách trên phương tiện bị cảnh cáo hoặc phạt tiền (ví dụ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện chở đến 12 khách). Hành khách nếu không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 13 phút trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 18 phút trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 20 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 25 phút trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Thời sự - 26 phút trước

Sáng 2/5, ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ. Nhiều tuyến đường hướng về trung tâm Thủ đô ghi nhận mật độ giao thông cao.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2/5 – 5/5/2024): Sau nghỉ lễ hàng loạt khu vực dân cư nằm trong diện không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2/5 – 5/5/2024): Sau nghỉ lễ hàng loạt khu vực dân cư nằm trong diện không có điện để dùng

Xã hội - 26 phút trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Ý Yên, Nghĩa Hưng…

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi khách có nhu cầu mua dâm, Thùy sẽ liên hệ với gái bán dâm đến để thỏa thuận. Sau đó, "tú bà" này sẽ được chia hoa hồng.

Tin vui về thời tiết cho hàng chục triệu người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp cuối tuần

Tin vui về thời tiết cho hàng chục triệu người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, vùng nắng nóng tiếp tục thu hẹp tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam. Trong khi miền Bắc tiếp tục có mưa mát về chiều tối và đêm.

Hôm nay (2/5), hàng triệu thí sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Hôm nay (2/5), hàng triệu thí sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến.

Tin sáng 2/5: Ninh Dương Lan Ngọc nói gì sau thông tin rời showbiz?; nắng nóng kỷ lục, rừng cháy đỏ rực một vùng trong đêm

Tin sáng 2/5: Ninh Dương Lan Ngọc nói gì sau thông tin rời showbiz?; nắng nóng kỷ lục, rừng cháy đỏ rực một vùng trong đêm

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Để khống chế tình trạng cháy rừng tại xã Nam Thái và thị trấn Nam Đàn, lực lượng chức năng đã phát đường băng cản lửa, không để đám cháy lan rộng, ảnh hưởng tới khu vực dân cư; Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, cô chỉ đi học ngắn hạn, chứ không phải từ bỏ sự nghiệp.

Top