Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bật khóc với “cái ôm đầu tiên”

Thứ sáu, 08:52 27/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngay sau khi sinh, đứa trẻ sẽ được lau khô, cho tiếp xúc “da kề da” với người mẹ, sau đó tiến hành cắt rốn muộn (từ 1-3 phút sau khi sổ thai) và cho bú sữa mẹ sớm. Đây là những bước cơ bản trong “cái ôm đầu tiên” – phương pháp đang được tiến hành giúp chăm sóc trẻ sơ sinh một cách hiệu quả và tránh được những nguy cơ tử vong trẻ đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Niềm hạnh phúc của sản phụ khi được ôm con ngay khi bé chào đời. Ảnh: N.Mai
Niềm hạnh phúc của sản phụ khi được ôm con ngay khi bé chào đời. Ảnh: N.Mai

 

Hạnh phúc vô bờ với "cái ôm đầu tiên"

TS.BS Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết, “da kề da” hay còn gọi là “cái ôm đầu tiên” là phương pháp chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh, được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triển khai tại Việt Nam từ năm 2014. Phương pháp này đã được đưa vào áp dụng thí điểm tại Bệnh viện Phụ sản Nhi – Đà Nẵng từ tháng 7/2014. Đến giữa tháng 9/2014, trên 80% số ca sinh thường tại bệnh viện đã được áp dụng phương pháp này, tháng 10/2014 bắt đầu thí điểm trên các ca sinh mổ. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 95% số trẻ sinh ra tại bệnh viện (kể cả sinh thường và sinh mổ) đã được áp dụng “da kề da”.

Tại phòng sinh của bệnh viện, chúng tôi có dịp chứng kiến những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ về tình mẫu tử thiêng liêng. Những đứa trẻ mới chào đời nằm gọn trên người mẹ, “da kề da”, miệng không rời bầu sữa mẹ. Với các bà mẹ, dù mới trải qua ca sinh nở, mặt vẫn còn nhiều nét xanh xao, nhưng ai cũng nở một nụ cười mãn nguyện khi được ôm đứa con bé bỏng trong lòng.

Nằm vỗ về đứa con trai đầu lòng vừa mới chào đời trên ngực, chị Trần Thị Thanh Huyền (TP Đà Nẵng) giọng run run: “Hạnh phúc lắm các chị ạ. Do lần đầu sinh nở nên em khá lo lắng. Lúc sinh con xong, em cũng đau, nhưng khi các bác sĩ đặt con lên bụng em, mọi cảm giác đau đớn gần như không còn nữa. Lúc ấy, chỉ biết khóc vì quá hạnh phúc!”.

Chị Trần Tố Trang (33 tuổi, ở Sơn Trà, Đà Nẵng) không giấu được niềm vui khi đón cậu con trai thứ hai của gia đình. Chị Trang cho biết, đây là lần đầu tiên chị được ôm con ngay sau khi sinh. Con trai đầu của chị vẫn được đỡ đẻ theo phương pháp truyền thống. Tức là cháu được lau khô, quấn tã, đưa ra ngoài tiêm chủng và dán số, sau đó mới bế quay trở lại với mẹ.

Chị Trang xúc động: “Lần này, cảm giác lạ hơn rất nhiều. Lần trước, tôi còn lo lắng xem con trông như thế nào, có khỏe mạnh hay không? Còn lần này thì không  có nỗi lo ấy nữa vì con “chuyển” từ bụng mẹ ra và nằm ngay trên bụng mẹ. Tôi thấy an tâm hơn rất nhiều, bởi ngay lúc con ra đời đã nằm trong vòng tay mẹ. Mọi nét mặt, cử chỉ của con tôi đều quan sát được. Đó là điều mãn nguyện nhất”.

Góp phần giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh

TS.BS Trần Thị Hoàng thông tin, đối với các phương pháp trước đây, em bé sinh ra đời sẽ được lau khô, đem ra ngoài hút dịch, tiêm chủng, dán số... rồi mới bế quay trở lại phòng sinh để cho bú mẹ. Như vậy, sẽ có rất nhiều khoảng thời gian “trống”, khiến em bé rất dễ bị mất nhiệt.

Với phương pháp “da kề da”, sau khi chào đời, em bé sẽ được lau khô, tiếp đến là cho nằm trực tiếp trên người mẹ. Sau đó, bác sĩ tiến hành kẹp cắt rốn muộn (từ 1-3 phút sau khi sổ thai) và cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ sau sinh. Như vậy, 4 bước của “cái ôm đầu tiên” đều được thực hiện khi em bé đang nằm trên bụng mẹ.

“ Sở dĩ cho trẻ “da kề da” với mẹ ngay bởi lẽ, người mẹ chính là “lồng sưởi” tự nhiên và giữ ấm tốt nhất, giúp cho trẻ không bị hạ thân nhiệt. Trong khi, hạ thân nhiệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong, gây nhiễm trùng và nhiều bệnh khác cho trẻ. Theo các nghiên cứu tại các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong ở những trẻ bị hạ thân nhiệt cao gấp 3 lần so với những trẻ được ủ ấm một cách tốt nhất”, TS.BS Trần Thị Hoàng chia sẻ thêm thông tin.

Bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ, phương pháp “da kề da” là sự chuyển tiếp một cách “hoàn hảo” từ bào thai đến tiếp xúc trực tiếp với da mẹ. Trẻ sinh ra sẽ được nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ chứ không phải trong một môi trường xa lạ. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, việc trẻ được nằm trên bụng mẹ ngay sau khi sinh sẽ giúp cho sự gắn kết mẹ con lâu dài. Kết quả nghiên cứu trên 2.000 cặp mẹ con sau sinh cho thấy, trẻ được làm “da kề da” sẽ cảm thấy hài lòng và ít khóc hơn tới 10 lần so với những trẻ không áp dụng phương pháp này.

Bên cạnh đó, với việc tiếp xúc “da kề da” và cho con bú ngay sau đó sẽ giúp kích thích co hồi tử cung nhanh hơn ở bà mẹ, giảm nguy cơ chảy máu sau sinh. Hơn nữa, bà mẹ sẽ cảm thấy an tâm, hạnh phúc hơn rất nhiều khi không phải "sốt ruột, chờ được gặp con".

Theo Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, sau khi áp dụng phương pháp “cái ôm đầu tiên”, tỷ lệ số trẻ nhập đơn vị hồi sức sơ sinh đã giảm đi khoảng 30%. Bên cạnh đó, trước khi làm “da kề da”, tỷ lệ trẻ bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sinh chỉ đạt gần 30%. Tuy nhiên, hiện nay, con số này đã đạt gần 90% số trẻ được bú sữa mẹ ngay 1-2 giờ đầu sau khi chào đời.  Số liệu thống kê cũng cho thấy, sau khi ra viện, số trẻ được áp dụng “da kề da” vẫn duy trì bú sữa mẹ đã vượt lên 60%. Đây là một con số đáng khích lệ, bởi lẽ, bú sữa mẹ hoàn toàn sau sinh có thể ngăn ngừa tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, giảm thiểu đáng kể nguy cơ tử vong sơ sinh ở trẻ nhỏ.

 

TS.BS Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) cho biết: “Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 2 phút có một trẻ tử vong tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Hàng năm, số trẻ sơ sinh tử vong tại khu vực này lên đến hơn 230.000 trẻ. Trong đó, tại Việt Nam, con số này ước đạt 17,5 nghìn trẻ tử vong mỗi năm. Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh được xác định do sinh thiếu tháng, ngạt khí, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh và một số nguyên nhân khác. Những phút giây đầu đời là giai đoạn dễ tổn thương nhất đối với cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu không chỉ giúp duy trì sự sống ngay tức thời mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và dinh dưỡng lâu dài cho trẻ”.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 50 phút trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

Top