Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảy hành vi của trẻ phụ huynh không nên phớt lờ

Thứ hai, 15:36 14/01/2019 | Dân số và phát triển

Trẻ em đôi khi có những hành vi khiến bố mẹ lo lắng, đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, một số tình huống lặp lại quá thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai.

Theo Bright Side, phụ huynh nên can thiệp khi thấy những dấu hiệu sau:

- Hành vi của trẻ khiến bạn lo lắng cả tháng liền.

- Bạn không thể kiểm soát tình huống.

- Những người xung quanh bị ảnh hưởng bởi hành vi của trẻ.

- Hành vi thay đổi đột ngột mà không có lý do rõ ràng. Ví dụ, nếu trẻ bỗng nhiên cư xử dè dặt hoặc thô lỗ với bạn bè, bạn hãy hỏi han để tìm ra vấn đề.

- Trẻ bắt đầu gặp rắc rối ở trường, chẳng hạn liên tục đạt điểm kém, tham gia đánh nhau hoặc bỏ tiết.

- Trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ, vệ sinh và ăn uống.

Dưới đây là bảy loại hành vi cụ thể mà phụ huynh không nên bỏ qua.

1. Không có khả năng tự tiêu khiển

Nhà tâm lý học trẻ em người Nga, Katerina Murashova đã thực hiện một thử nghiệm. Bà tập hợp 68 người trẻ từ 12 đến 18 tuổi, cho các em dành ra tám tiếng ở một mình, không có bạn bè hoặc thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng. Kết quả, chỉ ba em thoải mái vượt qua nhiệm vụ này, trong khi nhóm còn lại cảm thấy vô cùng chán nản.

Ảnh: Imagination Ward
Ảnh: Imagination Ward

Trẻ nhỏ không thể tự tiêu khiển và điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu những đứa trẻ lớn hơn không phát triển được kỹ năng này, chúng không thể tập trung vào cảm xúc của chính mình vì mọi thứ làm chúng bối rối. Khi trưởng thành, chúng sẽ dễ hoảng sợ trước những việc bình thường như điện thoại bị hỏng.

Để giúp trẻ cải thiện kỹ năng này, phụ huynh nên dành nhiều thời gian chuyện trò, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử, giúp trẻ tìm ra những sở thích không cần kết nối với điện thoại và máy tính.

2. Hành động hấp tấp

Một số trẻ thường nói và cư xử thiếu suy nghĩ, gây phiền toái cho bản thân và những người xung quanh. Chúng có thể đặt chảo nóng lên khay nhựa hay nhảy vào vũng nước mưa khi đang mặc đồ trắng.

Đầu tiên, phụ huynh phải nghiêm túc dạy trẻ cách đánh giá và đoán hậu quả những hành vi của mình. Khi sự việc không mong muốn xảy ra, bạn hãy bình tĩnh, phân tích hành vi của trẻ và tìm hiểu lý do tại sao trẻ làm vậy. Bạn cũng cần đặt ra một số nguyên tắc để sửa tính hấp tấp của trẻ và khen ngợi khi chúng thực hiện tốt.

3. Sợ thay đổi

Đối với trẻ mới biết đi, việc giúp trẻ học cách tuân thủ các nguyên tắc và chuỗi hành động quen thuộc là cần thiết. Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, chúng cần biết thích nghi với những thay đổi. Nếu một đứa trẻ đến trường mẫu giáo và khóc ầm ĩ vì những chuyện không đâu, bạn cần chú ý.

Khi ở nhà, bạn hãy tìm cơ hội nói với trẻ về những chuyện có thể xảy ra ở môi trường mới. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm soát cảm xúc của chính mình bởi trẻ có thể đọc vị ngôn ngữ cơ thể và nhận ra sự lo lắng của bạn. Đồng thời, giúp trẻ kết bạn sẽ giúp chúng đối mặt với thử thách dễ dàng hơn.

4. Mè nheo

Đôi khi trẻ tìm đủ cách để bắt bố mẹ, ông bà chiều theo ý mình. Chúng có thể khóc òa giữa siêu thị để đòi mua món đồ chơi yêu thích. Nếu nhu cầu được đáp ứng, chúng sẽ dần hình thành thói quen mè nheo trong mọi việc.

Bạn cần phân biệt thứ trẻ thực sự cần và thứ chúng chỉ yêu thích nhất thời. Trẻ thường bắt đầu mè nheo khi không được bố mẹ chú ý như mong đợi. Đó là lý do phụ huynh cần dành nhiều thời gian bên con. Nếu thấy con mè nheo, bạn hãy giữ bình tĩnh, không la hét hoặc đe dọa chúng. Việc này tuy khó nhưng sẽ hiệu quả hơn.

5. Quá ương bướng

Đôi khi, việc khư khư giữ quan điểm của mình không phải là điều tốt. Thỏa hiệp là một kỹ năng bạn cần dạy con từ nhỏ, bởi khi trẻ đã lớn, việc này có thể rất phức tạp.

Ảnh: Thats Life
Ảnh: That's Life

Trước hết, bạn cần hiểu cảm xúc và tìm nguyên nhân khiến con ương bướng. Sau đó, bạn hãy dạy con đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu cảm xúc và động cơ của mỗi người. Trẻ cũng cần biết một số việc được phép và không được phép làm.

Lần tới, thay vì quát mắng khi trẻ đòi ăn kẹo giữa bữa tối, bạn hãy nói rõ phương án tốt nhất bằng giọng bình tĩnh: "Con có thể ăn kẹo sau khi ăn xong bát súp này".

6. Vô trách nhiệm

"Ngày bé, anh trai luôn đổ lỗi cho tôi và nói rằng đứa trẻ nào kêu ca sẽ bị gửi vào cô nhi viện. Một lần nọ, anh nói tôi làm TV rơi xuống nền nhà. Nhưng việc đó lại xảy ra khi bố mẹ đi đón tôi ở bệnh viện về. Do đã quen nhận lỗi, tôi nói mình làm hỏng TV. Lần đó anh bị bố mẹ phạt rất nặng".

Bạn có bao giờ gặp tình huống này không? Một số đứa trẻ chưa học được cách chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, thường xuyên tự bào chữa hoặc đổ lỗi cho người khác. Đây là điểm quan trọng mà bố mẹ cần dạy chúng thay đổi từng chút một.

7. Không tha thứ cho người khác

Một số phụ huynh thường dạy trẻ cách tự bảo vệ mình, thậm chí đánh trả khi bị tấn công. Tuy nhiên, việc không kém phần quan trọng là hãy nhấn mạnh cho trẻ biết rằng chúng ta không nên giữ cảm xúc tiêu cực trong người. Nếu trẻ luôn muốn tìm cách trả thù, đó là một dấu hiệu xấu.

Bố mẹ hãy dạy trẻ ý nghĩa của việc tha thứ cho người khác, bắt đầu từ việc làm gương để trẻ noi theo. Đồng thời, trẻ cần biết cách thoát khỏi các tình huống xung đột, điều đó sẽ giúp chúng giữ an toàn ở những môi trường phức tạp.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Top