Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều cha mẹ Việt bỏ qua

Thứ hai, 08:00 16/12/2024 | Mẹ và bé

GĐXH - Dù bất ngờ với chẩn đoán con gái 7 tuổi bị dậy thì sớm, nhưng gia đình cảm thấy may mắn khi con được chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị đúng hướng.

Con gái mới 6 tuổi nhưng tử cung và buồng trứng đã phát triển: Dậy thì sớm vì 1 kiểu tẩm bổ của mẹCon gái mới 6 tuổi nhưng tử cung và buồng trứng đã phát triển: Dậy thì sớm vì 1 kiểu tẩm bổ của mẹ

Bác sĩ Lâm nói rằng: "Ngực, tử cung và buồng trứng của đứa trẻ đều đang phát triển, đó là biểu hiện của dậy thì sớm".

Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Quảng Ninh, trẻ dậy thì sớm đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, nhất là khi độ tuổi dậy thì của trẻ ngày càng sớm hơn so với trước. Hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, thời gian qua, các bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện chẩn đoán, quản lý và điều trị cho nhiều trường hợp dậy thì sớm, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đúng lứa tuổi.

Gần đây nhất là trường hợp của cháu N.N.D (7 tuổi) trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, bé hay cảm thấy đau vùng ngực khi chạm vào. Lo lắng cho con gái có vấn đề về sức khỏe, phụ huynh đã đưa cháu D. đến viện để kiểm tra. 

Qua thăm khám đánh giá cháu D. có tuyến vú phát triển, chưa có lông mu, lông nách và kinh nguyệt. Do đó, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nội tiết, chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não.

Dựa vào các tiêu chuẩn, cháu D. được chẩn đoán dậy thì sớm. Dù bất ngờ với chẩn đoán dậy thì sớm, nhưng gia đình cảm thấy may mắn khi con được thăm khám kịp thời, chẩn đoán chính xác...

Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều che mẹ Việt bỏ qua - Ảnh 2.

Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh đi khám thì phát hiện dậy thì sớm. Ảnh: BVCC

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm là sự xuất hiện các đặc điểm hình thể và hormone của dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường. Cụ thể, tuổi dậy thì sớm ở bé gái là trước 8 tuổi (phát triển tuyến vú và lông mu trước 8 tuổi, kinh nguyệt trước 10 tuổi) và ở bé trai là trước 9 tuổi (thể tích tinh hoàn và lông mu tăng trước 9 tuổi).

Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ thường vô căn, trẻ gái > 90% không rõ nguyên nhân, không có tổn thương thực thể, trẻ trai > 50 % có tổn thương thực thể thần kinh trung ương. Việc dậy thì sớm ngày càng gia tăng có thể liên quan tới mức độ béo phì ở trẻ em, cùng với đó là yếu tố về di truyền, môi trường và những rối loạn nội tiết khác.

Dấu hiệu trẻ bị dậy thì sớm

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lan, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Biểu hiện dễ thấy của dậy thì sớm ở trẻ gái là đau ngực, tuyến vú phát triển, âm đạo tăng tiết dịch. Ở trẻ trai giọng trầm, giọng ồm, tinh hoàn và dương vật to lên, trứng cá, mọc ria mép, mùi cơ thể. Ngoài ra còn có các dấu hiệu tăng trưởng nhanh, to cao hơn so với bạn bè cùng trang lứa, xuất hiện lông nách, lông mu…

Những hệ lụy khi trẻ dậy thì sớm 

Trẻ dậy thì sớm có thể bị ảnh hưởng gây tâm lý lo lắng, còn quá nhỏ để nhận thức đầy đủ về những thay đổi của bản thân nên dễ thấy hoang mang, tự ti với bạn bè. Bên cạnh đó, dậy thì sớm còn khiến trẻ không được phát triển tối ưu về mặt chiều cao và thể chất. Hiện tại có thể cha mẹ thấy trẻ cao lớn hơn các bạn cùng tuổi nhưng đến khi trưởng thành trẻ sẽ thấp hơn các bạn.

Không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, việc phát triển tuyến vú sớm hoặc có kinh sớm ở trẻ gái và dậy thì sớm ở trẻ trai sẽ mang đến nguy cơ lạm dụng tình dục, quan hệ tình dục sớm, đặc biệt là nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hay phá thai khi quá nhỏ tuổi. Ở những trẻ này tuổi mãn kinh cũng sẽ sớm hơn bình thường. Vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nhi, đủ năng lực chẩn đoán, điều trị để trẻ được can thiệp kịp thời".

Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều che mẹ Việt bỏ qua - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm

Theo bác sĩ Lan, để chẩn đoán xác định trẻ có bị dậy thì sớm hay không, cha mẹ cần cho trẻ đến khám sẽ được chỉ định chụp Xquang cổ tay trái để xác định tuổi xương, làm các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone, siêu âm tử cung phần phụ, siêu âm tinh hoàn-tuyến thượng thận, tùy theo kết quả sẽ có thể chụp MRI sọ não để chẩn đoán nguyên nhân. Với hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ nhi khoa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bệnh nhi sẽ được thăm khám, theo dõi và điều trị.

Hiện nay phương pháp điều trị dậy thì sớm bằng thuốc Triptorelin 3,75 mg, định kỳ 28 ngày/lần được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này sẽ làm chậm lại quá trình dậy thì sớm, giúp trẻ có thể đạt được chiều cao tối đa. Các áp lực tâm sinh lý cũng được hạn chế, nhờ vậy trẻ được phát triển đúng độ tuổi, có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất để trưởng thành.

"Những trẻ điều trị ức chế dậy thì sau khi dừng thuốc sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác, thuốc cũng không gây ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ và cũng không có tác dụng phụ nào đến các bộ phận khác trên cơ thể. 

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh không tự ý đưa con đi tiêm để tránh nguy cơ có thể xảy ra", bác sĩ Lan nhấn mạnh.

Thanh niên 26 tuổi đột quỵ ngay trên bàn làm việc, thừa nhận có thói quen nhiều bạn trẻ Việt mắc phảiThanh niên 26 tuổi đột quỵ ngay trên bàn làm việc, thừa nhận có thói quen nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

GĐXH - Hầu hết 3 bữa ăn của thanh niên bị đột quỵ này đều bao gồm đồ chiên rán. Đây chính là những món chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, đường và natri, nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây tác hại rất lớn cho cơ thể.

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng ở mắt, bác sĩ khuyến cáo phải làm điều này!Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng ở mắt, bác sĩ khuyến cáo phải làm điều này!

GĐXH - Bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường, basedow… cần phải tuân thủ hướng dẫn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để duy trì thể trạng tốt, tránh những biến chứng không mong muốn.

Người đàn ông 45 tuổi bị sốc phản vệ độ 2, thừa nhận đã sử dụng loại đồ uống được nhiều người Việt ưa chuộngNgười đàn ông 45 tuổi bị sốc phản vệ độ 2, thừa nhận đã sử dụng loại đồ uống được nhiều người Việt ưa chuộng

GĐXH - Sau khi uống rượu ngâm sáp ong khoảng 15 phút, người đàn ông 45 tuổi ở Hải Phòng đã xuất hiện ngứa, nổi ban đỏ, khó thở nên đã được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái bị viêm phổi hoại tử sau 10 ngày ho, sốt

Bé gái bị viêm phổi hoại tử sau 10 ngày ho, sốt

Mẹ và bé - 2 ngày trước

Bé gái 19 tháng có triệu chứng ho, sốt, dù đã đi khám và điều trị từ sớm, tình trạng vẫn tiến triển nặng dẫn đến viêm phổi hoại tử.

Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc đường hô hấp còn non yếu, có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não khi mắc cúm.

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Top