Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ

Thứ sáu, 10:53 13/09/2024 | Bệnh thường gặp

Sau mưa lũ, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, thương hàn, lỵ… Vậy cách nhận biết căn bệnh này thế nào, phòng ra sao?

3 bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý khi có số lần đi tiêu trên 3 lần, phân lỏng toàn nước, có màu vàng, nâu hoặc trắng đục. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy cấp trong mùa mưa lũ là do: Vệ sinh kém, thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc tại những nơi xảy ra mưa lũ nguồn nước dễ bị nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn Salmonella, Shigella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn đường ruột khác.

Bệnh tiêu chảy cấp có triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút.

Biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như:

  • Với bệnh nhẹ, người bệnh khát nước, môi khô, da khô, nhăn nheo.
  • Nếu nặng hơn, biểu hiện mặt hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu tiện ít hoặc không có nước tiểu, chân tay lạnh… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ- Ảnh 1.

Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần theo dõi, chăm sóc tốt cho người bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước nặng, nhanh chóng chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Thương hàn

Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên. Có hai đường chính lây nhiễm bệnh gồm: ăn thực phẩm, uống nước bị ô nhiễm, không được nấu sôi, nấu chín; tiếp xúc bệnh nhân, người mang trùng qua chất thải, tay chân, đồ dùng.

Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào đang sinh sống và làm việc tại những nơi có điều kiện sống bất lợi như nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lý.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Sau đó bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.

Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bệnh lỵ

Bệnh lỵ thường có diễn biến lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp, thậm chí là tử vong.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ trong đó có 3 yếu tố chính:

Ô nhiễm nguồn nước: thời tiết bất thường vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, cùng với mưa bão lớn khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Các loại sinh vật từ đất, bụi, rác thải hòa vào dòng nước, tràn ra nhiều nơi. Nước bẩn mang theo hàng tỷ trực khuẩn Shigella "trộn" vào các bể nước ăn, bể tắm, nhà cửa, khu vực công cộng… gây bệnh cho con người.

Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella: nếu không sát khuẩn tay với xà phòng sau khi thay tã lót cho em bé bị nhiễm khuẩn Shigella, người chăm sóc bé có thể bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.

Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn: bệnh có thể lấy truyền thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn, qua chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do khu chế biến thực phẩm ở gần nơi chứa nước thải bị ô nhiễm...

Bệnh thường dễ lây lan nhất ở những khu vực đông người như các trường mầm non, trường tiểu học và các nơi giữ trẻ tư nhân không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu trong gia đình có trẻ bị lỵ những người thân đều có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh lỵ có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể. Ở một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn, thậm chí không có dấu hiệu của bệnh lý.

Thông thường, người bệnh lỵ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như:

  • Sốt với nhiệt độ dao động từ 37,5 đến 39 độ C;
  • Đau co thắt theo từng cơn ở vùng bụng;
  • Tiêu chảy nhiều nước;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Đau cơ, mỏi cơ;
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân.

Một số trường hợp không có triệu chứng sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể, nhưng phân của họ vẫn có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.

Phòng bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ

Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ- Ảnh 2.

Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp để phòng bệnh.

Để phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hiệu quả, người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống, không dùng tay bốc thức ăn. Việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi đi vệ sinh là rất cần thiết.

Lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải có đồ chuyên dụng, có dao thớt riêng cho thức ăn sống và thức ăn chín để tránh nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được chế biến.

Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm và nấu ăn.

Thực phẩm đã được chế biến nên ăn ngay, nếu phải để lâu cần bảo quản lạnh để hạn chế sự phát triển nhân lên của vi khuẩn; thức ăn phải đậy kín tránh để côn trùng và động vật gặm nhấm xâm hại.

Trong vùng mưa lũ, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.


BS Nguyễn Phương Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn được khế ngọt vì loại quả này có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.

3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Môi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bánh trung thu nếu ăn không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân, tăng huyết áp, tăng cholesterol... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Hiện nay, hiệu quả diệt trừ vi khuẩn HP của các phác đồ đang suy giảm. Nguyên nhân do đâu và có cách nào để sử dụng thuốc đúng?

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường nhưng nhiều người không biết

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường nhưng nhiều người không biết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Loại quả này phổ biến trong thực đơn giảm cân, giúp hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết nên uống thế nào để tốt cho sức khỏe.

Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: Tất cả là lỗi của tôi!'

Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: Tất cả là lỗi của tôi!'

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Qua câu chuyện đau lòng của gia đình 3 người, bạn sẽ càng thấm thía ung thư tuyến tụy giỏi ngụy trang cỡ nào.

4 sai lầm khi sấy tóc phá hoại tóc và da đầu, dễ gây suy giảm thính giác

4 sai lầm khi sấy tóc phá hoại tóc và da đầu, dễ gây suy giảm thính giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Không phải ai cũng biết rằng, sấy tóc sai cách ngoài hại tóc và da đầu còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác.

Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: "Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.

3 lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

3 lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Mưa bão và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nếu sử dụng những thực phẩm này con người rất dễ bị ngộ độc.

Top