Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết trường thọ của cụ bà 102 tuổi vẫn tự chăm sóc bản thân

Chủ nhật, 10:00 27/07/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dù đã bước sang tuổi 102 nhưng cụ bà Hoàng Thị Bùi (thôn Minh Trường, xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Hàng ngày, cụ vẫn tự giặt giũ, nấu cơm nước, thậm chí còn chăm lo cho đàn con cháu.

Bí quyết trường thọ của cụ bà 102 tuổi vẫn tự chăm sóc bản thân 1

Cụ bà Hoàng Thị Bùi trò chuyện với người viết

Sự sung mãn ở độ tuổi ngoài bách niên của cụ bà đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tìm đến học hỏi bí quyết. Tuy nhiên qua lời chia sẻ của cụ Bùi thì bí quyết trường thọ của cụ lại nằm trong những thói quen sinh hoạt vô cùng đơn giản.

Sức khỏe nằm trên mâm cơm

Dáng người mảnh dẻ, lưng hơi còng nhưng cụ Hoàng Thị Bùi (SN 1912) đi lại vẫn khá nhanh nhẹn. Lúc chúng tôi đến, cụ đang lúi húi hái những ngọn rau đay ở ngoài vườn rồi nhanh chóng vào nhà tiếp khách. Giọng nói của cụ to và vẫn còn rất dõng dạc. Khi được hỏi về bí quyết giúp sống thọ và khỏe mạnh như vậy (?), cụ cười đáp: “Tôi cũng không có bí quyết gì đặc biệt cả. Có lẽ, tôi khỏe là nhờ ăn cơm cùng mớ rau sạch nhà trồng được”. Nói về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cụ Bùi cho biết: “Tôi ăn rất khỏe. Mỗi ngày, tôi ăn hai bữa chính vào buổi trưa và chiều tối, còn bữa sáng thì tôi chỉ ăn nhẹ, có khi là cái bánh hay thứ gì đó. Tôi không có chế độ ăn riêng biệt nào cả. Mỗi bữa, tôi chỉ ăn 2 bát cơm với canh rau và thức ăn. Hôm nào đói, tôi còn ăn được 3 bát”. Về những thức ăn trong mỗi bữa, cụ Bùi thật thà chia sẻ: “Tôi ăn uống cũng không có gì đặc biệt. Ngày nào, thức ăn cũng chỉ là cá, thịt và các loại rau ngót, mùng tơi, muống, xu hào... Tuy nhiên tôi vẫn thích ăn rau đay hơn cả. Mùa hè nóng nực, tôi thường ăn loại rau này để giải nhiệt. Trong mỗi bữa ăn, tôi thường ăn nhiều rau hơn các loại thức ăn khác. Mặc khác, tôi ăn rất mặn”.

Theo cụ Bùi thì hàng ngày, cụ vẫn tự giặt giũ và nấu ăn. Cụ sống cùng với người con thứ hai, người con này năm nay cũng đã 70 tuổi. Tuy sống cùng nhà nhưng hai mẹ con đều có không gian sinh hoạt riêng bởi cụ Bùi thích sống độc lập. Mỗi buổi sáng, cụ đều đi bộ sang nhà hàng xóm chơi, vừa để rèn luyện sức khỏe vừa là cho khuây khỏa. Không những thế những lúc rảnh rỗi, cụ lại ra vườn nhổ cỏ, trồng rau. Nhiều người thắc mắc, cụ ở một mình như thế có buồn không, có sợ đêm hôm mệt mỏi không, có người chăm sóc không? Đáp lại, cụ chỉ nói: “Tôi ở một mình lâu nay đã quen rồi. Tôi thấy thoải mái và không lo nghĩ gì. Nếu giờ có người ngủ cùng thì lại thấy khó chịu. Con cháu ở xung quanh cả. Những lúc buồn chán, tôi lại sang chơi, đến khi mệt thì về ngủ thôi. Còn khi nào ốm đau, chỉ cần gọi thì con cháu sẽ chạy sang. Nhưng tôi ít khi ốm và cũng chưa đi viện khám bao giờ. Những khi trái gió trở trời, tôi bị ốm mấy ngày nhưng cũng chỉ cần uống ít thuốc là khỏi”.

Hạnh phúc khi vượt qua đói nghèo
 
Bí quyết trường thọ của cụ bà 102 tuổi vẫn tự chăm sóc bản thân 2

Khu vườn rau sạch mà cụ Bùi hàng ngày vẫn tự tay chăm sóc để phục vụ cho bữa ăn của mình


Thông thường, tuổi tác ngày càng cao thì kéo theo hiện tượng trí nhớ cũng giảm sút. Thế nhưng với cụ Bùi, chúng tôi khá bất ngờ khi cụ dường như không bị chi phối bởi quy luật này. Lần giở lại quá khứ, cụ kể: “Lúc sinh thời, cha mẹ tôi cũng nghèo khó lắm, chỉ làm ruộng và kiếm củ khoai, củ sắn ăn qua ngày. Có hôm, mẹ tôi đi bắt cua, cá về đổi bữa chứ không có nhiều thịt thà như bây giờ”. Khi chúng tôi hỏi về chuyện tình duyên thì cụ Bùi chỉ cười ngượng ngịu: “Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu thì con cái ngồi đấy chứ không được tự do yêu đương như bây giờ. Năm tôi 12 tuổi, cha mẹ đã làm lễ ăn hỏi cho một cậu mới 10 tuổi (chồng bà sau này – PV). Ở thời này, hôn nhân như vậy là phạm luật đấy, nhưng dạo đó thì chẳng ai quan tâm. Sau khi làm lễ ăn hỏi, ông ấy phải đều đặn sang nhà tôi hàng năm. Suốt 7 năm như vậy, chúng tôi mới được làm đám cưới chính thức. Thú thật là đến tận lúc đám cưới, tôi vẫn không yêu thương gì chồng. Tình yêu chỉ đến sau này, khi tôi sinh liền tù tì một đàn con”.

Cụ Bùi cho biết, thời còn trẻ chỉ nặng khoảng 45kg nhưng khả năng làm việc thì chẳng kém ai. Tham gia hợp tác xã, cánh đàn ông làm việc nặng nhọc được 10 thì cụ cũng phải làm được 8-9 phần. “Ngày ấy, vợ chồng tôi cũng nghèo. Tới bữa, mấy đứa con cũng phải ăn cơm độn khoai hoặc rau. Mãi đến năm 1985, chúng tôi mới có đủ cơm ăn. Nhưng tiếc là chồng tôi không được chứng kiến cảnh đất nước, gia đình no đủ. Ông ấy mất khi mới ở tuổi 50 do bệnh tật. Lúc ấy, tôi phải một nách nuôi đàn con nhỏ. Một mình lo cuộc sống mưu sinh, nuôi nấng mấy đứa con không phải là chuyện dễ dàng. Rồi tôi tiếp tục theo tập thể đi làm, công điểm mỗi ngày được từ 0,5 đến 1kg lúa. Dạo ấy có sức khỏe, công việc lại làm khoản theo kiểu được nhiều ăn nhiều nên tôi luôn cố gắng để các con có đủ miếng cơm. Thời gian trôi nhanh, thấm thoắt đã mấy chục năm”, cụ Bùi ngậm ngùi nhớ lại.

Đến giờ, người con cao tuổi nhất còn sống của cụ Bùi cũng đã ngoài 70 tuổi. Cháu ngoại lớn tuổi nhất đã ngoài 40 tuổi, còn chắt lớn nhất cũng hơn 20 tuổi. Trải qua 102 mùa xuân, cụ cảm thấy cuộc đời không còn hối tiếc điều gì. Cụ tâm sự: “Tôi may mắn được ông trời cho sống và chứng kiến con cháu, chắt, chút trưởng thành. So với người ta, con cháu tôi cũng chưa hơn ai. Nhưng ít nhất so với cha mẹ, ông bà trước kia, cuộc sống của chúng đã tốt hơn rất nhiều”. Bà Nguyễn Thị Nanh (65 tuổi, con út cụ Bùi) cho hay: “Phận con cháu, chúng tôi vẫn chăm lo cho cụ hết sức chu đáo. Có điều, cụ đang khỏe mạnh nên thích tự vận động chứ không dựa dẫm vào ai. Mấy năm trước, cụ còn tự đi chợ mua bán. Nhưng bây giờ, chúng tôi không để cụ đi nữa vì ngại đường xá xa xôi. Một đời vất vả nghèo khó, cụ sống được đến chừng này tuổi và vẫn còn khỏe mạnh, đi lại ăn uống bình thường quả là cái phúc của con cháu”.            
 
Vì sao người nghèo lại sống lâu?

Bí quyết trường thọ của cụ bà 102 tuổi vẫn tự chăm sóc bản thân 3Trao đổi với chúng tôi về bí quyết trường thọ của cụ Bùi, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hông Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội (ảnh bên) cho rằng: “Thật ra có nhiều người nghèo nhưng lại sống rất lâu bởi họ ăn nhiều rau quả, hạn chế được phần lớn các chất mỡ, đường và tinh bột. Việc ăn nhiều rau xanh, nhất là rau sạch sẽ rất tốt cho cơ thể. Các loại rau quả giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có nhiều chức năng trong việc duy trì sức khỏe. Ví như, ngăn ngừa lão hóa, phòng chống bệnh ung thư, giúp phụ nữ trẻ lâu... Còn việc cụ bà ăn mặn thì cần phải tìm kiểu kỹ hơn về mức độ. Nếu cụ ăn mặn ở mức vừa phải so với người bình thường thì không sao, còn nếu ăn mặn quá thì người khác muốn học hỏi chế độ ăn uống của cụ cũng cần cân nhắc. Những người bị bệnh thận hay tim mạch không nên ăn mặn. Với người già, việc đi bộ để tập thể dục là điều rất tốt, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên đi bộ khoảng 15 đến 30 phút thôi vì người già xương cốt yếu, nếu đi bộ nhiều quá sẽ không tốt cho xương”. Theo ông Siêm thì cụ Bùi sống thọ và khỏe mạnh như vậy một phần cũng là do gen di truyền, phần khác là do chế độ ăn uống, sinh hoạt và tinh thần thoải mái.
 
Thanh Trần
thuytrangthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 2 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 3 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 19 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Top