Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thứ bảy, 07:36 18/05/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Là một nữ sinh vốn khỏe mạnh, ưa hoạt động, cô Du 20 tuổi (ở Phúc Châu, Trung Quốc) bỗng sốt cao và bất tỉnh nên được người thân đưa tới viện. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện toàn thân cô bị nhiễm trùng nặng, tính mạng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số viêm nhiễm của cô rất cao. Bệnh nhân bị tăng độc tố máu hay nhiễm trùng huyết. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, trong đó nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể, một khi mắc bệnh, tỷ lệ tử vong thường trên 50%.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau thời gian khi điều trị, cô Du đã may mắn qua cơn nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện nguồn lây nhiễm toàn thân của cô Du rất có thể đến từ hệ thống tiết niệu.

Điều tra bệnh sử, cô Du cho biết mình có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng nghĩ mình còn trẻ nên không quan tâm lắm, ngay cả khi có triệu chứng đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và đau đớn ngày càng nghiêm trọng, và sau đó còn có một chút tiểu máu, cô cũng không đi khám.

Trong những ngày nắng nóng gần đây, cô thường xuyên khiêu vũ, nhiều khi mải nhảy mà quên luôn việc uống nước. 

Theo các bác sĩ, hầu hết bệnh nhân nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu đều không bổ sung nước kịp thời do đổ mồ hôi quá nhiều, dẫn đến lượng nước tiểu giảm và tác dụng xả nước tiểu lên hệ tiết niệu bị suy yếu, khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ khuyến cáo, để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần uống nhiều nước hơn, đi tiểu thường xuyên, tránh ngồi lâu và nhịn tiểu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. 

Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,... Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,...

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,... cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thường gây ra những triệu chứng điển hình dưới đây:

Người bệnh thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu.

Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu.

Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.

Một số bệnh nhân bị đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Trường hợp nặng; người bệnh còn có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói.

Cần làm gì để phòng ngừa viêm tiết niệu?

- Đảm bảo uống đủ 2l – 2,5l nước mỗi ngày. Vì thói quen này sẽ giúp thận tăng bài tiết nước tiểu để tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.

- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, đặc biệt là nữ giới khi có kinh nguyệt.

- Người từng bị hay đang bị sỏi thận – tiết niệu cần thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Tránh mặc đồ lót còn ẩm ướt, chưa được giặt sạch hoặc chất liệu nóng, bí.

- Không nhịn tiểu, tình trạng này sẽ khiến nước tiểu ứ đọng và vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.

- Khi bị viêm đường tiểu, người bệnh cần điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu để ngừa tình trạng tái phát.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top