3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh
GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.
Vì sao không nên ăn bún thường xuyên?
Bún là món ăn yêu thích của rất nhiều người, có thể biến tấu với nhiều hình thức như bún nước, bún trộn, bún xào, bún cuốn... và kết hợp với nhiều thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, lươn, cua, ốc, hải sản các loại...
Theo cách làm bún truyền thống, người ta phải ngâm gạo từ 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay và tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi và cho vào một nồi nước nóng đun sôi để bún có thể dai, không bị nhão.

Bún làm bằng gạo nguyên chất có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm của người từng làm bún lâu năm, bún được làm bằng gạo nguyên chất sẽ hơi nát, có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ có hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
Tuy nhiên ngày nay, bún trên thị trường thường được bán với hình thức bắt mắt, sợi bún dai và giòn, trắng trong, để rất khó để bị thiu, hỏng… Theo các chuyên gia, rất có thể những sợi bún đó đã bị ngâm tẩm hóa chất.
Cách nhận biết bún sạch, không chứa hóa chất
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, để nhận biết bún sạch không chứa chất hóa học thì dựa vào đặc tính hóa học, các phụ gia cấm được cho vào như chất huỳnh quang, được gọi là tinopal, chất này làm sợi bún trắng trong. Nếu không có chất này sợi bún sẽ đục như màu cơm.
Bằng mắt thường, chỉ cần dùng tay sờ thử sợi bún cũng có thể nhận biết bún đó có dùng hàn the hay không. Ví dụ: Nếu sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn là không chứa hàn the và chất huỳnh quang. Còn bún dai, giòn, khó đứt,… là bún chứa hàn the.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh về lâu dài, nếu thường xuyên ăn phải những chất phụ gia đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng rất lớn đến sức khỏe. Tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính, thậm chí là gây ung thư.

Ảnh minh họa
3 kiểu ăn bún dễ gây bệnh, nhất định cần phải tránh
Ăn bún không nhai, nuốt quá nhanh
Bún hay phở đều là những món nước rất dễ ăn và cũng bởi vì là món nước nên rất nhiều người thường không nhai kỹ mỗi khi dùng. Đây là một trong những sai lầm phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà ít ai nhận ra.
Bất kỳ loại thức ăn nào cũng cần được dạ dày tiêu hóa mới có thể chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động. Việc ăn bún, phở quá nhanh, không nhai kỹ sẽ khiến tăng áp lực làm việc của dạ dày, về lâu dài sẽ dễ gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,...
Không ăn bún với nước dùng quá nóng
Đối với nhiều người, việc thưởng thức phở, bún có lúc phần nước dùng nóng hổi là lúc món ăn ngon nhất. Song, việc sử dụng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao là một trong các nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo.
Theo nhiều nghiên cứu, nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm nóng hơn 65 độ C sẽ dễ gây ra những tổn thương ở thực quản, hầu họng và khoang miệng, từ đó tạo điều kiện phát triển cho tế bào ung thư. Nhiệt độ nóng thích hợp dành cho các món nước như bún, phở là khoảng 50 - 60 độ C hoặc thấp hơn.
Ăn bún quá trắng, quá dai giòn
Do bún được làm thủ công nên rất khó để kiểm soát thành phần, phụ gia sử dụng. Theo PGS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) từ trước đến nay rất nhiều lần làm xét nghiệm đã chỉ ra trong bún có chất huỳnh quang được gọi là tinopal.
Chất tinopal chủ yếu dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, vải, sợi, mực in, mỹ phẩm... chất này vô cùng nguy hiểm, có thể gây suy gan, suy thận và lâu dần dẫn đến ung thư nhưng nhiều cơ sở vẫn bất chấp sự nguy hiểm này để kiếm lời.
Ngoài ra, hàn the cũng là chất cấm thường được gian thương sử dụng để làm bún. Nếu sử dụng hàn the lâu ngày có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, gây hại cho thận.
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn bún

Ảnh minh họa
Người bị dạ dày, đại tràng
Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.
Người đang bị ốm, sốt
Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.
Trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua, và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghĩ là đau đầu bình thường nên anh chỉ mua thuốc uống giảm đau uống nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u nhầy xuất phát từ xoang hàm...

Người phụ nữ 57 tuổi đột quỵ liên tiếp 2 lần trong 2 ngày thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 5 phải đối phó với 2 cơn đột quỵ là một minh họa sống động cho hiện tượng đột quỵ tái phát sớm do rung nhĩ, đây là nguyên nhân tim mạch thường gặp nhưng dễ bị bỏ sót.

Người đàn ông 63 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 3 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông đối diện nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng thừa nhận bỏ tái khám, không tuân thủ điều trị bằng thuốc và tiếp tục thói quen hút thuốc mỗi ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị suy tim kéo dài tuổi thọ nhờ làm tốt việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh có tiền sử suy tim mạn tính, từng được đặt máy CRT, đến khám với triệu chứng đau tức ngực trái. Sau thăm khám, các bác sĩ nhận định thiết bị đã hết pin và chỉ định thay máy mới.

Gia đình 4 người lần lượt chết vì ung thư gan, bác sĩ cảnh báo 1 sai lầm đáng tiếc, người Việt ai mắc nên bỏ sớm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia đã tìm thấy aflatoxin, một chất gây ung thư loại 1 tồn tại nhiều năm trong ngăn bếp của gia đình do bảo quản không đúng cách.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.