Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỗng dưng 'đôi gò bồng đảo' đau nhói, phụ nữ phải cẩn thận với 3 vấn đề sức khỏe kẻo sinh bệnh, xuống sắc

Thứ bảy, 11:25 26/06/2021 | Dân số và phát triển

Đau vùng ngực là một trong những tình trạng mà phụ nữ hay gặp. Theo các chuyên gia, nó thường là dấu hiệu sớm của bệnh tật, trong đó có cả ung thư.

Bỗng dưng đôi gò bồng đảo đau nhói, phụ nữ phải cẩn thận với 3 vấn đề sức khỏe kẻo sinh bệnh, xuống sắc - Ảnh 1.

Đau ngực là tình trạng bị đau, căng tức, bị mềm hoặc khó chịu tại vú hoặc vùng dưới của cánh tay. Nó thường xuyên xảy ra ở nữ giới mọi độ tuổi, đặc biệt hay gặp trong độ tuổi sinh sản. Nếu nhẹ thì có thể "nhắm mắt làm ngơ", nhưng khi chuyển biến nặng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bỗng dưng đôi gò bồng đảo đau nhói, phụ nữ phải cẩn thận với 3 vấn đề sức khỏe kẻo sinh bệnh, xuống sắc - Ảnh 2.
Đau ngực là tình trạng mà hội chị em vẫn hay gặp phải hàng ngày, nhất là trong kỳ kinh nguyệt.

Theo Jaydeep Tripathy – bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa tại phòng khám Doctor Spring (Úc) cho biết, phụ nữ có những cơn đau ngực xuất hiện thỉnh thoảng là chuyện bình thường, đặc biệt là nếu đang rụng trứng hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, đau ngực cũng là hậu quả khi bạn mặc áo ngực quá chật.

Theo Quỹ Ung thư vú Quốc gia (NBCF), bạn cần phải đi khám ngay nếu cơn đau vú hơn 1 tuần vẫn không khỏi kèm theo tiết dịch núm vú, phát ban hoặc nổi một khối u cứng không rõ nguyên nhân. Vậy đau ngực là dấu hiệu gì? Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau ngực mà phụ nữ cần phải cảnh giác:

- Rối loạn nội tiết tố

- U nang vú

- Ung thư vú

Cụ thể như sau:

1. Rối loạn nội tiết tố

Đau ngực thường xuất hiện khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố. Trong thời gian hành kinh và mãn kinh thì phụ nữ sẽ đau nhiều hơn, bởi đây là lúc mà việc sản xuất 2 hormone estrogen và progesterone bị gián đoạn, khiến cả 2 bên vú đều đau âm ỉ khó chịu. Trường hợp này gọi là đau vú theo chu kỳ.

Bên cạnh đó, kể cả khi không trong chu kỳ kinh nguyệt thì bạn vẫn có thể bị đau ngực nếu cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết thường do căng thẳng quá độ, thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ngọt, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách…

Bỗng dưng đôi gò bồng đảo đau nhói, phụ nữ phải cẩn thận với 3 vấn đề sức khỏe kẻo sinh bệnh, xuống sắc - Ảnh 3.
Rối loạn nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn nhan sắc nếu không can thiệp sớm.

Trong trường hợp này, chị em cần phải tìm cách cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể thì mới hết đau ngực. Nếu là do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt thì chỉ cần chờ khoảng 1 tuần sẽ tự khỏi, còn nếu bị rối loạn nội tiết, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, siêng năng tập thể dục và giữ tinh thần luôn vui vẻ… thì nội tiết tố sẽ tự động cân bằng mà không cần dùng thuốc.

2. U nang vú

Theo Tahir Chauhdry – chuyên gia cố vấn y tế tại phòng khám Sesamecare (Mỹ), u nang là những cục u nhỏ, mềm với kích thước bằng quả nho thường gây đau dữ dội tại một vị trí cụ thể, trong đó có vùng ngực. Chúng xuất hiện phổ biến nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh, có thể lành tính hoặc ác tính.

Nếu u nang nằm ở cơ quan nội tạng, bạn sẽ không thể thấy bất kỳ triệu chứng nào nếu chúng còn nhỏ. Ngược lại, nếu quá to thì chúng sẽ di chuyển, chèn ép các cơ quan khác hoặc cản trở dòng chảy các dịch trong cơ thể như gan, tuyến tụy… Bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy vú đau nhức hoặc có nốt sần nhỏ trên vú – gọi là bệnh u nang vú.

Bỗng dưng đôi gò bồng đảo đau nhói, phụ nữ phải cẩn thận với 3 vấn đề sức khỏe kẻo sinh bệnh, xuống sắc - Ảnh 4.
U nang vú có thể lành tính hoặc ác tính nên phải đi khám càng sớm càng tốt.

Khi mắc phải u nang vú, bạn tuyệt đối không được nặn hoặc làm vỡ chúng vì sẽ làm trầm trọng thêm nguyên nhân gây bệnh. Để đề phòng bệnh này, phụ nữ cần hạn chế dùng các thực phẩm chứa caffeine và giảm muối trong các bữa ăn, nhất là phải mặc áo ngực vừa vặn, không quá chật.

3. Ung thư vú

Triệu chứng đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng đau này xuất hiện ngay cả trong ngày thường và tăng dần khi đến ngày hành kinh thì bạn phải đi khám ngay, đó rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư vú.

Nhìn chung, ung thư vú là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nếu đau ngực kèm theo những dấu hiệu sau thì hãy cẩn thận:

- Vú to bất thường, kích cỡ 2 bên vú không tương xứng và hay cương cứng.

- Nổi những cục u ở vú, có thể đau hoặc không đau.

- Nổi hạch ở nách.

- Vùng da xung quanh vú bị thay đổi màu, đỏ ửng lên hoặc sưng dưới dạng sần da cam…

- Tụt núm vú hẳn vào trong, sưng đau, biến đổi màu sắc da, chảy dịch…

Làm sao để phụ nữ hạn chế tình trạng đau tức ngực?

Khi bị đau ngực hoặc đau vú, chị em có thể khắc phục và giảm tình trạng thông qua một số thói quen đơn giản như:

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, ít sử dụng chất béo, mỡ động vật, đồ ăn nhanh…

- Cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc có chứa nhiều hàm lượng hormone kẻo gây rối loạn nội tiết tố. Nếu cần dùng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để biết rõ liều lượng và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

- Mặc áo ngực đúng kích cỡ, không được quá chật cũng không quá rộng.

- Không tập luyện thể thao quá sức kẻo ảnh hưởng đến dây chằng cơ ngực, đặc biệt là các bài tập liên quan đến vùng ngực và cánh tay.

- Theo dõi tình trạng đau tức là theo chu kỳ hay không theo chu kỳ, từ đó phát hiện được bệnh sớm.

- Khi bị đau, phụ nữ nên sử dụng các liệu pháp thư giãn cơ thể nhằm giảm các cảm giác đau tức, chẳng hạn như tắm nước nóng hoặc massage…

Nguồn: Insider, Healthline

Theo Minh Võ (Trí Thức Trẻ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 14 phút trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Top