Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các chính sách và chương trình dân số tại Nhật Bản (2)

GiadinhNet -Nhằm duy trì mức sinh cao, Chính phủ đã ban hành những quy định pháp lý cấm nạo phá thai và ngăn chặn tục lệ giết trẻ sơ sinh, một thực tế xảy ra phổ biến trong thời kỳ Edo.

Thời kỳ trước khi kết thúc Đại chiến Thế giới thứ II

Sau hai thế kỷ cách ly mình với phần còn lại của thế giới, năm 1859, Nhật Bản mở cửa ba trong số các cảng biển của mình cho năm quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Anh Quốc, Hà Lan và Pháp. Sự tiếp cận với những thế lực bên ngoài rõ ràng đã tạo nên một cuộc tái cơ cấu toàn diện xã hội, đánh dấu bằng một cuộc cách mạng chính trị gọi là Phục hưng Meiji vào năm 1868.
 
Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ mới, Nhật Bản bắt đầu xây dựng một quốc gia hiện đại và mạnh về quân sự nhằm bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lấn tiềm tàng và ách thuộc địa từ các thế lực phương Tây. Tác giả không có ý định thảo luận về lịch sử của công cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá của Nhật Bản, mà chỉ đơn thuần ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể và liên tục của dân số trong suốt thời kỳ này. Các số liệu khảo sát dân số do Nhà nước phong kiến Ado thực hiện từ thế kỷ XIX cho thấy dân số Nhật Bản hầu như trì trệ trong suốt thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX.
 
Năm 1872, Chính phủ Nhật Bản mới tiến hành cuộc tổng điều tra dân số và hộ gia đình trên quy mô toàn quốc, tổng dân số thường trú là 34,8 triệu người. Từ đó đến Đại chiến Thế giới thứ II, dân số Nhật Bản tăng lên hơn hai lần, đạt quy mô 71,9 triệu người vào năm 1940. 

Sự tăng trưởng dân số này là do mức chết giảm và mức sinh tăng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê chính thức, từ năm 1873 đến 1920 tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô đều tăng: tỷ suất sinh thô tăng từ 23,1%o lên 36,2%o và tỷ suất chết thô tăng từ 18,9 %o lên 25,4%o. 

Những xu hướng tăng này, đặc biệt là tỷ suất chết thô phần nào phản ánh sự cải thiện của hệ thống theo dõi báo cáo (Y. Okazaki 1987, 20-24). Nhưng thậm chí sau khi điều chỉnh số sinh và số chết chưa được báo cáo thống kê trước đó, mức sinh dường như vẫn tiếp tục tăng trong những năm đầu của thế kỷ XX. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số hàng năm tăng mạnh từ 0,43 % năm 1873 lên 1,08% vào năm 1920 khi cuộc Tổng điều tra dân số hiện đại đầu tiên được thực hiện.
 
Bất chấp những khó khăn do gia tăng nhanh dân số tạo ra, Chính quyền Meiji vẫn muốn có nhiều dân để củng cố sức mạnh quân đội và kinh tế. Nhằm duy trì mức sinh cao, Chính phủ đã ban hành những quy định pháp lý cấm nạo phá thai và ngăn chặn tục lệ giết trẻ sơ sinh, một thực tế xảy ra phổ biến trong thời kỳ Edo. Ngoài ra, Chính phủ cũng cấm các hoạt động sản xuất và phân phối thuốc và dụng cụ tránh thai trong nỗ lực ngăn chặn kiểm soát sinh con.
 
Năm 1903, lần đầu tiên vấn đề kiểm soát sinh được thảo luận rộng rãi trong một cuốn sách mang tên Cải thiện Xã hội (Shakai Kaizo Ron), nhưng không thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên, sau chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Maragret Sanger vào năm 1922, vấn đề kiểm soát sinh đã trở thành đề tài được tranh luận rộng khắp. 

Lúc đó một số tổ chức – trong đó có Tổ chức Nghiên cứu Kiểm soát sinh Nhật Bản (Nihon Sanjisengen Kenkyukai), do Isoo Abe và Keikichi thành lập, và Văn phòng Tư vấn Kiểm soát sinh (Sanji Sêign Sodanjo) do Umashima thành lập – bắt đầu tích cực ủng hộ vần đề kiểm soát sinh (A. Okazaki 1957, 38-39).
 
Năm 1927, khi Tổng cục Thống kê báo cáo rằng hàng năm dân số tăng trưởng đã vượt qua ngưỡng 1 triệu người, Chính phủ đã thành lập Hội đồng Điều tra các Vấn đề Dân số và Lương thực (Jinko Mondai Chosakai). 

Hội đồng nhận định rằng với dân số có quy mô lớn hơn là một biểu hiện đáng khích lệ của quốc gia thịnh vượng và Hội đồng chỉ luận bàn những biện pháp tăng sản xuất lương thực để theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số (A. Okazaki 1957, 31)
 
Viện các vấn đề Dân số, nay là Viện Nghiên cứu Quốc gia về An sinh Xã hội và Dân số, được thành lập năm 1939 dưới sự bảo trợ của Bộ Y tế và Phúc lợi với mục đích tương tự. Năm 1941, Chính phủ quyết định tăng cường nỗ lực gia tăng dân số và soạn thảo Hướng dẫn Hoạch định Chính sách Dân số (Jinko Seisaku Kakuritsu Yoko), bao gồm các biện pháp như ưu tiên khám chữa bệnh cho bà mẹ mang thai và phụ nữ nuôi con nhỏ, trợ cấp nuôi dưỡng trẻ em, và các lợi ích liên quan đến thuế cho các gia đình đông con (A. Okazaki 1957, 32,39 Takeuchi 1996, 123; Y. Okazaki 1997, 91-93).
 
Những nỗ lực của Chính phủ nhằm khuyến khích quy mô gia đình lớn hơn, đặc biệt trong Đại chiến thế giới thứ II, chỉ thành công phần nào và thực tế không ngăn cản được sự suy giảm mức sinh kéo dài, bắt đầu vào khoảng năm 1920 (Oobuchi và Morioka 1981 189-94). 

Tỷ suất sinh thô giảm từ 36,2 %o năm 1920 xuống còn 29,4%o vào năm 1940. Sau đó, dường như đáp lại các biện pháp khuyến sinh của Chính phủ, tỷ suất sinh thô tăng nhẹ lên khoảng 30%o trong những năm 1940 - 1943, sau đó lại giảm xuống dưới mức 30%o khi chiến tranh đi đến đoạn kết vào năm 1945. Trong những năm 1944-46, không có bất cứ một số liệu chính thức nào về số trẻ em sinh ra.
 
Với điểm xuất phát vào giữa thế kỷ XIX, dân số tăng trưởng tương đối chậm, trong vòng sáu thập niên từ 1870 đến cuối những năm 1920 dân số tăng tự nhiên bắt đầu lấy đà tăng dần và đạt đỉnh điểm vào những năm cuối của thập niên 20 với tỷ lệ gia tăng hàng năm khoảng 1,5%. 

Sau đó, tỷ lệ gia tăng dân số bắt đầu chậm lại, giảm dưới mức 1% vào cuối thập niên 30. Rõ ràng trong thời kỳ này, chính sách khuyến sinh của Chính phủ không thành công trong việc ngăn cản mong muốn của các cặp vợ chồng Nhật Bản đối với gia đình quy mô nhỏ. Mong muốn này hình thành một phần do đô thị hoá và khu vực kinh tế hiện đại ngày một phát triển. 

Trong những năm từ 1920 - 1940, tỷ lệ lực lượng lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp chủ chốt đã giảm từ 54% xuống còn 25%, và tỷ lệ dân số sống tại các khu vực thành thị đã tăng từ 18% lên đến 38% (Japan BOS 1975, Bảng 3. 32).
 
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng hệ thống giáo dục phổ thông bắt buộc của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực theo quy định của Luật Hệ thống Giáo dục (Gaku Sei) vào năm 1872, đã phát triển thành một hệ thống giáo dục bắt buộc 6 năm vào năm 1907. 

Trong những năm 1920, khi tăng trưởng dân số bắt đầu chậm lại, nạn mù chữ trong dân số lớn tuổi hầu như đã được xoá bỏ trừ một số bộ phận người già. Không còn nghi ngờ gì, phổ cập giáo dục toàn dân có quan hệ mật thiết với hành vi sinh sản hiện đại trở nên phổ biến, đóng góp cho xu thế gia đình ít con.
 
Chính vì thế, giai đoạn thứ hai của quá độ dân số tại Nhật Bản, trong giai đoạn này mức sinh giảm xuống mức thay thế, bắt đầu từ những năm 1920 và mất xấp xỉ 30 năm để hoàn thành. Nhìn lại quá khứ, dường như tỷ lệ gia tăng dân số bất thường chỉ xảy ra trong Đại chiến thế giới thứ II và ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
 
Đó chỉ là bất ổn tạm thời, chứ không phải là một sự đảo ngược của quá trình chuyển đổi mức sinh bền vững.
 
Giáo sư Shunichi Inoue
Trường Cao đẳng Khoa học và Nhân văn (Đại học Nihon, Tokyo)
Nguồn: Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á - Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top