Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các mẹ lưu ý: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước chẳng khác gì hại con!

Chủ nhật, 09:00 19/03/2017 | Sống khỏe

Ngoài sữa, nhiều mẹ vẫn thường cho trẻ sơ sinh uống nước mà không biết rằng hành động này đang khiến trẻ gặp phải nguy cơ về sức khỏe.

Trong sữa mẹ có tới 88% thành phần là nước. Vì vậy, bất cứ khi nào mẹ cảm thấy con khát, có thể cho con bú. Trước 6 tháng tuổi, trẻ không cần uống nước, thậm chí cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ hoàn toàn là đủ. (Ảnh minh họa)
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ hoàn toàn là đủ. (Ảnh minh họa)

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến WHO đưa ra khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Còn với các em bé bú sữa công thức, lượng nước có trong sữa cũng đã đủ để đảm bảo nhu cầu của trẻ. Bé không cần thêm bất kỳ một loại thức ăn hay chất lỏng nào khác thậm chí cả nước, ngoại trừ những loại thuốc, vitamin, siro, khoáng chất khác theo chỉ định từ bác sỹ.

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ra ngộ độc nước

Các bác sỹ tại Bệnh viện Johns Hopkins, Baltimore (Hoa Kỳ) khuyên không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước.

Bên cạnh đó, theo bác sỹ Nhi khoa nổi tiếng của Mỹ, Alan Greene, hiện đang công tác tại Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc nước. Bác sĩ Alan Greene lí giải vì thận của bé trong thời gian này vẫn còn yếu, chức năng của thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa bị tích lại trong cơ thể và trong máu có thể dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Các triệu chứng nếu nhẹ thì trẻ sẽ bị khó chịu, ngủ nhiều hơn mức bình thường, thay đổi tâm lý, hạ nhiệt, phù mặt… nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn tới ngộ độc nước. (Ảnh minh họa)
Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn tới ngộ độc nước. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nếu mẹ cho bé uống nước sớm, kích thước dạ dày nhỏ của bé sẽ bị đầy trước khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bé sẽ cảm thấy no và không muốn bú sữa, ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình tiết ra sữa mẹ nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn. Thêm vào đó, nước còn cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé từ sữa mẹ, khiến trẻ chậm tăng cân và còi cọc.

Bổ sung thêm nước còn liên quan đến việc tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức, và thời gian nằm viện dài hơn cho bé sơ sinh. Khuyến cáo từ WHO cho thấy đối với các nguồn nước không an toàn, sạch sẽ, cho bé sơ sinh uống nước còn có thể khiến con bị tiêu chảy vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn rất yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Cho bé uống thêm nước là thêm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những bé chỉ bú sữa mẹ.

Vậy cho trẻ sơ sinh uống nước như thế nào cho đúng?

Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nước lọc như một thức uống hằng ngày. Các mẹ cũng nên tránh cho con dùng sữa bột loãng hay dung dịch chứa chất điện phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (ví dụ trẻ bị sốt, trẻ bị tiêu chảy, thời tiết nóng bức, trẻ bị táo bón...) vẫn có thể cho trẻ sơ sinh uống một chút nước để chữa táo bón hay trong thời tiết quá nóng, nhưng không quá 30ml mỗi ngày.

Mẹ có thể để con uống nước theo nhu cầu khi đã được hơn 1 tuổi. (Ảnh minh họa)
Mẹ có thể để con uống nước theo nhu cầu khi đã được hơn 1 tuổi. (Ảnh minh họa)

Với trẻ từ 6-12 tháng, nhu cầu nước cần vào khoảng 200-300ml/ngày. Ở giai đoạn này, lượng nước trong khi bé bú vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một chút nước lọc là được. Sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 đến 30ml. Như thế vừa giúp làm sạch khoang miệng cho bé vừa tốt cho vị giác thời kỳ đầu.

Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể để con uống nước theo nhu cầu vì khi này thận của trẻ đã phát triển tương đương như của người lớn. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước. Không nên đợi tới khi bé cảm thấy khát rồi mới uống vì như vậy là đã bị thiếu nước.

Các mẹ cũng có thể dựa vào màu sắc nước tiểu để bổ sung nước cho con, theo đó nếu nước tiểu màu vàng nhạt hoặc gần như trắng trong là vừa đủ, còn nếu màu vàng sẫm là trẻ đã bị thiếu nước.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

Top