Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạo

Thứ hai, 13:59 15/07/2024 | Dân số và phát triển

Ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Có nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo, trong đó hệ miễn dịch suy yếu là một yếu tố nguy cơ cần lưu ý.

1. Tại sao phụ nữ hay bị nấm âm đạo?

Nhiễm nấm âm đạo là một bệnh nhiễm trùng do nấm men có tên là candida gây ra. Thông thường, loại nấm này thường sống trên da và các cơ quan bên trong cơ thể như miệng, họng, ruột, âm đạo mà không gây ra vấn đề gì.

Tuy nhiên, nấm candida có thể gây nhiễm trùng nếu các điều kiện bên trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những yếu tố khác như hormone , thuốc hoặc những thay đổi trong hệ thống miễn dịch có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và 40%-45% sẽ bị hai đợt trở lên. Khoảng 10%-20% phụ nữ bị bệnh nấm candida âm hộ - âm đạo biến chứng, đòi hỏi phải cân nhắc chẩn đoán và điều trị đặc biệt.

Cách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạo- Ảnh 1.

Hình ảnh nhiễm nấm âm đạo.

2. Mối liên quan giữa hệ miễn dịch và bệnh nấm âm đạo

Có hàng triệu loại nấm men sống bên trong và trên bề mặt cơ thể chúng ta. Trong khi hầu hết các loại nấm men không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho sức khỏe thì có một tỷ lệ nhỏ các loại nấm men có khả năng gây hại và có thể gây nhiễm trùng.

Các loài nấm men phổ biến đặc biệt phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt như miệng, họng, mũi, ruột và nách. Nấm men cũng sống trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở lớp lót bên trong của ruột.

Điều này hoàn toàn bình thường và thực tế là có lợi theo một số cách, vì một số loại nấm men nhất định giúp chúng ta tiêu hóa chất thải đều đặn, bình thường. Vậy thì mọi thứ diễn ra không ổn ở đâu và nhiễm trùng nấm âm đạo phát triển như thế nào?

Khi một người có hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh bình thường, họ có thể duy trì sự cân bằng giữa tất cả các chủng vi khuẩn khác nhau cho phép cơ thể chống lại nấm candida theo cách tự nhiên. Đây là lý do tại sao hệ miễn dịch suy yếu là một trong những yếu tố nguy cơ lớn gây nhiễm trùng nấm men tái phát. Những người mắc HIV, rối loạn tự miễn, đái tháo đường hoặc ung thư đều dễ bị nhiễm trùng hơn.

"Vi khuẩn có lợi" có khả năng cân bằng "vi khuẩn có hại" nhưng sự cân bằng mong manh này dễ dàng bị phá vỡ nếu nấm men phát triển nhanh chóng và chiếm ưu thế.

Những thay đổi đối với độ acid trong âm đạo và sự cân bằng của các sinh vật có thể xảy ra do dùng thuốc kháng sinh, bệnh đái tháo đường, mang thai, liệu pháp nội tiết tố, thuốc tránh thai hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các tế bào candida có thể nhân lên không được kiểm soát, dẫn đến nấm âm đạo.

Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia Sức khỏe sinh sản, nấm men được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch bị suy yếu có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm candida.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nó cũng thường tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khác, những vi khuẩn này giúp giữ cho mức độ men trong tầm kiểm soát.

Ở những người mắc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến. Vì nấm men ăn đường, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm.

Ăn một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn , carbohydrate đơn giản và đường có thể là nguyên nhân khiến nấm men phát triển quá mức.

Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng kéo dài đã được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nấm men tái phát. Điều này có thể là do những tình trạng này ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch…

Cách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạo- Ảnh 3.

Ăn thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, phòng ngừa nấm âm đạo.

3. Chế độ ăn tăng cường miễn dịch giúp phòng ngừa nấm âm đạo

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường ruột bao gồm thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn. Đồng thời ăn ít đường và thực phẩm chế biến sẵn giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm.

Âm đạo phụ nữ chứa một loạt vi sinh vật, bao gồm cả những vi khuẩn hữu ích như Lactobacillus. Lactobacillus bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật khác có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng nấm men.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung thực phẩm có chứa Lactobacillus có thể làm tăng lượng Lactobacillus trong âm đạo, đồng thời làm giảm mức độ vi khuẩn có hại trong âm đạo.

Probiotic có chứa Lactobacillus được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như: sữa chua, kefir, misô, tempeh, dưa cải bắp, kim chi …

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt… cũng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi như Lactobacillus trong âm đạo và kiểm soát vi khuẩn có hại.

Lựa chọn chực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu; các loại rau không chứa tinh bột; các loại trái cây ít đường như táo, cam, bưởi, thanh long… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các sản phẩm ngũ cốc tinh chế… cũng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nấm.


Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn kinh sớm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm khuynh hướng di truyền, lựa chọn lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn… đòi hỏi phải được chăm sóc y tế và can thiệp kịp thời.

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hệ thống sinh sản nam bao gồm một nhóm các cơ quan tạo nên hệ thống sinh sản và hệ tiết niệu ở nam giới. Tìm hiểu xem các cơ quan này hoạt động như thế nào.

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cô gái 20 tuổi mang thai 20 tuần suýt chết sau khi sử dụng 12 viên thuốc phá thai mua qua mạng.

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều mẹ vì muốn con có làn da trắng nên ăn rất nhiều trứng trong thai kỳ, vậy ăn trứng có giúp trẻ sinh ra trắng hồng không?

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một trong những nguy cơ đó là ung thư vú.

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, việc phá thai bằng thuốc tại nhà có thể gây ra vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng, sót thai, sót rau, thậm chí đe dọa tính mạng của sản phụ.

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhờ sự tư vấn và các biện pháp dự phòng mà nhiều người mẹ bị HIV vẫn mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – “Trong quyết định 588/QĐ-TTg không có nội dung nào là xử phạt đối với những người độc thân, kết hôn muộn hoặc sinh con muộn như mạng xã hội đồn thổi cả”, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Top