Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách nào chống sốc tâm lý cho trẻ sau khi bị bắt cóc, tai nạn?

Thứ sáu, 15:00 05/08/2016 | Gia đình

GiadinhNet - Sau những vụ bắt cóc, tai nạn, không ít nạn nhân là trẻ nhỏ đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, sốc, trầm cảm… Cách nào để cha mẹ có thể chống sốc cho trẻ sau những biến cố này, giúp trẻ hòa nhập lại cuộc sống bình thường?

Khi trẻ được trang bị kỹ năng thì nếu có chuyện không may xảy ra, trẻ mới có thể biết cách ứng phó. Ảnh minh họa
Khi trẻ được trang bị kỹ năng thì nếu có chuyện không may xảy ra, trẻ mới có thể biết cách ứng phó. Ảnh minh họa

Sang chấn tâm lý sau biến cố

Trẻ còn quá nhỏ, khả năng chịu đựng kém nên nguy cơ sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm thần sau những biến cố hoàn toàn có thể xảy ra. nếu không được giải tỏa, hình ảnh đó luôn tái hiện trong tâm trí trẻ về sau này. Đã có nhiều trường hợp sau khi được giải cứu khỏi vụ việc bắt cóc, trẻ đã rơi vào tình trạng hoảng loạn, sang chấn tâm lý.

Như trường hợp của bé Moong Thị P, 4 tuổi, ở Tuyên Quang bị bắt cóc bán sang Trung Quốc đã được giải cứu thành công. nhận được thông tin phản ánh của gia đình về việc cháu P bị mất tích bí ẩn, Công an huyện Tương Dương đã vào cuộc điều tra; triệu tập hai đối tượng tình nghi liên quan đến vụ án bắt cóc trẻ này. Chỉ một thời gian ngắn, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an đã giải cứu cháu bé bàn giao về gia đình. Sau khi về với gia đình, cháu bị hoảng loạn tâm lý.

Trước đó, ngày 11/10, một thanh niên mặc áo giáp tự chế xông vào một trường mầm non ở quận Tân Bình (TPhCM) bắt và kề dao khống chế hai bé 3 tuổi. Sau 2 tiếng, công an kịp thời giải cứu con tin và bắt hung thủ. Một học sinh bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. người thân cho biết, về nhà em trở nên hoảng sợ, không dám gặp người lạ.

Trao đổi với PV về vấn đề này, Chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Khanh, phụ trách phòng khám tâm lý gia đình và Trẻ em (TP hồ Chí Minh) cho biết, sau một tai nạn hay một vụ bắt cóc tùy theo mức độ mà những nạn nhân thường gặp phải những khủng hoảng, đó là những căng thẳng tâm lý sau chấn thương. Đặc biệt, ở trẻ em thì tình trạng căng thẳng (stress) này có thể tạo ra những biểu hiện rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ chủ yếu chỉ là sự khóc lóc, lo lắng mất ngủ vài ba hôm. Một sự an ủi, khích lệ và những hoạt động vui chơi có thể làm giảm nhẹ và từng bước ổn định tâm lý cho các em. Ở mức độ nặng, trẻ có thể kéo dài tình trạng trầm cảm khoảng một vài tháng và cần một chương trình trị liệu tâm lý với các chuyên viên trị liệu thông qua các liệu pháp trò chơi hay tâm kịch.

Khi bị khủng hoảng tâm lý trẻ sẽ thu mình, không muốn giao tiếp trò chuyện, tối thường khó ngủ, ngủ mơ, hốt hoảng hay có những phản ứng rối loạn dữ dội như đập phá, đánh cắn… Điều này phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ hàng ngày.Vì thế, ngoài sự chăm sóc bình thường, người lớn hay cha mẹ cần tránh việc nhắc lại hay khơi gợi để yêu cầu trẻ kể lại các điều đã xảy ra trong việc bị bắt cóc, mặc dù điều này có thể cần thiết trong quá trình điều tra. nhưng nếu thấy trẻ tỏ ra hoảng loạn thì không thể tra hỏi mà phải đợi đến khi trẻ tỏ ra thực sự đã ổn định tâm lý. nếu cần thiết nên giao cho một chuyên viên tâm lý để có thể biết cách tiếp cận và hỏi chuyện với trẻ.

Giúp con vượt qua khủng hoảng

Chuyên gia tâm lý hoàng Dương Bình (Trung tâm Tư vấn tâm lý hoàng nhân) cho rằng, sau khi bị bắt cóc, xâm hại tình dục… được giải cứu, phần lớn trẻ hay im lặng, bị sốc hoặc ám ảnh kéo dài.

Để giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý, khi trẻ về nhà thì cha mẹ tuyệt đối không được trách mắng, mạt sát con. Cha mẹ không đổ lỗi lẫn nhau và đổ lỗi cho người khác ít nhất trước mặt con. Cần vỗ về yên lặng và dõi theo cảm xúc và nhẫn nại, gợi mở và chờ đợi con cái chủ động chia sẻ thì tốt hơn, sự chia sẻ tự nhiên là một cách giải tỏa ức chế.

Bố mẹ nên làm việc với các chuyên gia tâm lý trẻ em lành nghề để tự hiểu được diễn trình tâm lý và trang bị kỹ năng làm bạn với con trong hoàn cảnh này. Ở những tình huống này, cha mẹ có thể mời chuyên viên tâm lý đến làm bạn với con dưới danh nghĩa gia sư, cô giáo kỹ năng sống. Bên cạnh đó, bản thân cha mẹ cũng cần bình tâm. Tâm cha mẹ càng tĩnh thì càng tự tìm ra giải pháp hỗ trợ con. Khi tâm cha mẹ tĩnh thì tâm con cũng tĩnh theo, sức khỏe nhờ thế mà phục hồi.

Còn chuyên gia Lê Khanh khuyên, trong quá trình phục hồi tâm lý cho trẻ, cha mẹ cũng không cần phải tỏ ra quá quan tâm chăm sóc hỏi han, hãy cư xử một cách bình thường và tuyệt nhiên không nên nhắc lại những tình huống đã xảy ra. Không nên cho trẻ đi lại nơi đã xảy ra vụ việc khiến trẻ có thể nhớ lại các điều kinh khủng đã xảy ra với mình. Cha mẹ cũng nên gần gũi, khích lệ và động viên trẻ có thể tự làm một số các hoạt động trong gia đình, vừa xây dựng sự tự tin cho trẻ, vừa giúp trẻ quên dần những hình ảnh đáng sợ đã xảy ra với mình.

Theo các chuyên gia, khi xảy ra một biến cố nào đó, không nên đưa trẻ về với gia đình để ấp ủ, chăm sóc ngay vì cha mẹ không thể dùng mắt để biết hết những vấn đề sức khỏe, tâm lý mà con gặp phải. nhiều trường hợp kẻ bắt cóc bị tâm thần có thể có những hành vi biến thái xâm hại hay nhét dị vật vào bộ phận nào đó ở cơ thể trẻ hoặc trẻ có thể ngã không chảy máu nhưng bị máu bầm tích tụ…

Bởi vậy, nên đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra ngay, nếu bệnh viện nhi có khoa tâm lý càng tốt. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát xem trẻ có bị chấn thương thân thể không, sau đó các bác sĩ tâm lý sẽ có phương pháp can thiệp giúp trẻ ổn định trở lại, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh giúp con vượt qua khủng hoảng.

Phòng ngừa khủng hoảng tâm lý ở trẻ Trẻ em

ở Việt Nam ít khi được cha mẹ quan tâm đến việc hướng dẫn hay tập luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong việc tiếp xúc với người lạ, phản ứng với việc bị tấn công hay ứng xử trong trường hợp bị giam giữ bởi những kẻ bắt cóc. Bởi vậy, trẻ chỉ biết phản ứng theo bản năng hay co cụm chịu đựng vì thiếu tự tin hay không có kỹ năng. Ngay từ nhỏ, đặc biệt là trong các dịp nghỉ hè, cha mẹ nên quan tâm hướng dẫn cho con những kỹ năng an toàn trong gia đình. Cha mẹ có thể đưa con đến các trung tâm, cơ sở có các chương trình hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân chủ yếu qua thực hành để được hướng dẫn một cách hợp lý, hiệu quả. Chỉ khi trẻ được trang bị kỹ năng thì nếu có chuyện không may xảy ra, trẻ mới có thể biết cách ứng phó, không phải chỉ là nhờ may mắn mà còn do chính năng lực đã được rèn luyện thường xuyên.

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 5 phút trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Cãi nhau với bố chồng về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ, cô con dâu tuyên bố: 'Bố trông con cũng chẳng yên tâm. Con của con, con sẽ tự mình chăm sóc'.

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Có những chàng trai bề ngoài luôn tỏ ra cực bình thản, vô sự nhưng lại giấu trong lòng những xúc cảm vô cùng "dậy sóng".

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Phụ nữ sinh tháng này có số làm mệnh phụ phu nhân, lấy chồng giàu có

Phụ nữ sinh tháng này có số làm mệnh phụ phu nhân, lấy chồng giàu có

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - 5 cung hoàng đạo nữ này sinh ra đã có số kết hôn với người giàu sang, cả đời ăn sung mặc sướng.

Top