Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cam Trung Quốc "đội lốt" hoa quả trong nước "xâm chiếm" thị trường

Thứ bảy, 08:00 11/05/2013 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Dù những “vựa” cam đặc sản trong nước như Hà Giang hay Nghệ An đều chưa vào vụ, nhưng thời gian gần đây trên thị trường nhiều tỉnh, thành phố, người tiêu dùng vẫn được các tiểu thương kinh doanh chào bán loại cam lạ.

Với giá cả bình dân, thường chỉ bằng hơn một nửa so với cam Vinh hay cam Hà Giang khi vào vụ, người tiêu dùng dễ dàng bị đánh lừa. Để rộng đường dư luận về loại cam lạ này, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã nhiều ngày có mặt ở chợ Long Biên, chợ đầu mối hoa quả trung tâm của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc để tìm hiểu.

Cam Trung Quốc "đội lốt" hoa quả trong nước "xâm chiếm" thị trường 1
Trong đêm, dân buôn đi nhập hàng về bán tại chợ Long Biên (Hà Nội)

“Cam Vinh made in China” (?)

Giá cam Vinh ngon được bán tại sạp khi vào vụ, khi đến tay người tiêu dùng tối thiểu cũng phải trên 50.000 đồng/kg. Cam sành Hà Giang chắc chắn cũng không thấp hơn mức giá này. Tuy nhiên, tại các điểm bán lẻ ở Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận, loại cam lạ đang bày bán công khai chỉ với giá cao nhất từ 30.000 đến 35.000 đồng. Với mức giá rất “dễ chịu” này, nhiều chủ sạp còn sẵn sàng giảm thêm, nếu người mua yêu cầu số lượng lớn.

Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của loại “cam Vinh” đặc sản này, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã nhiều ngày thâm nhập vào chợ Long Biên, chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Hà Nội. Theo ghi nhận, chợ hoa quả này hoạt động rầm rộ nhất là khoảng 10h đêm đến 4 - 5h sáng hôm sau. Tại chợ hoa quả Long Biên, không khó để tìm vị trí xe đứng đổ hàng loại “cam Vinh” này, chỉ cần hỏi những thợ xe kéo hoa quả thuê là biết chính xác nó ở đâu. Trong vai một dân buôn hoa quả cần tìm nguồn hàng “cam Vinh”, chúng tôi đã tìm đến những xe tải đang xuống hàng cam.

Tại khu vực được bố trí ở mãi tận cuối chợ và khuất nẻo phía dưới gầm cầu Long Biên, nhưng khu vực những chiếc xe tải đang xuống hàng “cam Vinh” nhộn nhịp tiểu thương khắp nơi đổ về. Một tiểu thương đứng vòng ngoài chờ đến lượt lấy hàng cho biết, hàng đêm cả chục tấn “cam Vinh” đổ bộ về đây. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, thì mỗi đêm có đến 6-7 xe tải loại trên 3 tấn xếp hàng chờ đổ cam. Hàng trăm thùng được dỡ xuống, nằm lăn lóc dưới đất cho các tiểu thương chen lấn, xô đẩy lựa chọn.

Điều đáng nói là trên các thùng xốp đựng loại cam này, nhãn mác đều là của Trung Quốc. Khi ngỏ ý hỏi mua số lượng lớn đưa về tỉnh, phóng viên được các chủ hàng giới thiệu tận tình, một dân buôn tay chỉ vào thùng hàng mời chào: “Em lấy cam à, lấy đi cam chị tươi, ngon lắm. Em lấy số lượng bao nhiêu cũng có”, Phóng viên bảo muốn lấy thử để về xem hàng vì lo ngại đi xa ảnh hưởng chất lượng, chủ hàng nói ngay: “Em nhìn cam là biết, nếu lấy thử thì lấy 2 thùng, 170.000 đồng/thùng 12kg. Chuyện chất lượng thì yên tâm. Em chở đi tỉnh vài ngày, chứ cả tuần sau cam vẫn… tươi ngon, đẹp mã như mới”.
 
Cam Trung Quốc "đội lốt" hoa quả trong nước "xâm chiếm" thị trường 2
Cận cảnh cam Trung Quốc đeo mác "cam Vinh".
 
Lân la hỏi chuyện một dân buôn đang chờ lấy hàng, chúng tôi hỏi quảng cáo của chủ hàng liệu có tin được (?), người này tiết lộ: “Hàng này toàn cam Trung Quốc, được nhập về qua các tỉnh như: Lào Cai, Lạng Sơn,.... Ngày nào cũng có hàng, lấy số lượng bao nhiêu cũng ít, giá cố định thế rồi.  Loại này dân buôn rất ưa chuộng, bởi để được lâu, dù bán trong ngày không hết cũng chẳng sợ héo. Nghe đâu, họ dùng hóa chất bảo quản hay nhuộm màu cho đẹp mã. Mà riêng quá trình vận chuyển từ biên giới về Hà Nội kéo dài thế còn chẳng héo được, lo gì”.

 Vì sao người tiêu dùng dễ bị lừa?

Trao đổi cùng PV Gia đình và Xã hội sau khi mua 2kg cam tại một sạp hoa quả, chị Nguyễn Thanh Thủy (khu tập thể Thành Công) cho biết: “Tôi thấy người bán hàng bảo đây là “cam Vinh” đặc sản, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng nên mua về cả nhà ăn. Bây giờ, phân biệt hàng chuẩn với hàng Trung Quốc khó lắm, bởi nhìn loại nào cũng thấy giống nhau. Thực sự, chính mình và nhiều bà nội trợ thường mua hoa quả trong khu tập thể này cũng không biết và cũng chưa được ăn cái loại đặc sản “cam Vinh” trong nước như thế nào”.

Siêu lợi nhuận                  

Theo ghi nhận, chợ hoa quả Long Biên mỗi đêm đón nhận hàng trăm lượt xe tải chở trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, chủ yếu qua những cửa khẩu chính là Lào Cai, Móng Cái (Quảng Ninh), và Tân Thanh (Lạng Sơn) đổ về cung cấp cho TP. Hà Nội. Trong đó, hàng chục tấn “cam Vinh” từ đây tuồn ra thị trường thủ đô và  khắp các tỉnh miền Bắc. Ngay tại chợ Long Biên, phóng viên quan sát thấy các tiểu thương bóc hết nhãn mác Trung Quốc ghi trên các thùng xốp trước khi vận chuyển về. Nhiều người thậm chí vẫn để nguyên, nhưng khi về đến sạp thì bỏ thùng xốp, lập lờ đánh lận con đen. Mà không chỉ có dân buôn hoa quả ở Hà Nội, tiểu thương từ một số tỉnh lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… cũng đều đổ về đây nhập loại cam Trung Quốc này. Khi hoàn tất một quy trình từ chợ ra sạp bán cho người tiêu dùng, các chủ sạp đều “gắn mác” cho loại cam Trung Quốc này thành “cam Vinh” đặc sản mà người tiêu dùng không hề hay biết.

Trở lại chuyện nhập loại cam Trung Quốc ở chợ đầu mối Long Biên, người viết cũng lý giải được vì sao tiểu thương bất chấp an toàn của người tiêu dùng, sẵn sàng “đội lốt” cho loại cam Trung Quốc này. Theo đó, khi cận cảnh quá trình giao dịch giữa các tiểu thương với chủ hàng, thì giá mỗi thùng hàng loại nhỏ (khoảng 7-8kg) là 130.000 đồng/thùng. Loại thùng lớn khoảng 11 - 12kg có giá 170.000 đồng/thùng. Như vậy, giá nhập dao động từ 15.000 – 18.000 đồng/kg, khi bán ra thị trường, loại “cam Vinh” này có giá 30.000 – 35.000 đồng/kg. Một tiểu thương từ Bắc Ninh sau khi mua 10 thùng cam thuê xe kéo chở ra đường lớn, cũng chỉ phải cộng thêm chi phí chừng 20.000 đồng nữa trước khi chất lên xe máy chờ sẵn. Trong màn đêm, chiếc xe máy chở đầy hoa quả “Made in China” lượn qua những con phố Hà Nội, rồi đi về phía đường quốc lộ 32. Những quả “cam Vinh” này sẽ len lỏi vào thị trường, đeo mác hàng đặc sản trong nước để lừa dối người tiêu dùng. Dân buôn lấy hàng rẻ, nhưng vì “đeo” mác Việt Nam, khách hàng đã mua hàng với giá cao hơn gấp hai, ba lần mà không hề hay biết.

Lợi nhuận khủng khiếp từ hoạt động kinh doanh loại trái cây này khiến họ sẵn sàng bất chấp tất cả. Những tiểu thương không hề quan tâm, rằng suốt thời gian qua, hoa quả Trung Quốc nói chung liên tục bị phát hiện có chứa chất không an toàn, gây độc hại cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam, tháng 10/2012, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT đã kiểm nghiệm và phát hiện trên một số mẫu nho, mận và lựu được nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa carbendazim và tebuconazole với lượng dư vượt quá mức cho phép tới gần 5 lần. Đây là những hóa chất có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khỏe con người. Với cam Trung Quốc nói riêng, thì chính phòng thí nghiệm trường Vật liệu Khoa học và Kỹ thuật tại Viện Công nghệ thời trang Bắc Kinh (Trung Quốc) đã kết luận vỏ cam đã được nhuộm màu nhân tạo độc hại. Theo các chuyên gia, khi bị tích lũy trong cơ thể, thuốc nhuộm công nghiệp sẽ gây độc cho gan, thận người.

Âm thầm xâm chiếm thị trường, cam nói riêng và hoa quả Trung Quốc nói chung chỉ dựa vào lợi thế về hình thức, giá cả. Nhưng trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc, thiết nghĩ, chính người tiêu dùng phải có ý thức tự bảo vệ mình, tự trang bị những kiến thức cần thiết để nhận biết, tránh mua phải loại “cam Vinh” giả mạo, kém chất lượng.
 

Cách phân biệt Cam Trung Quốc và đặc sản cam Vinh

Theo ông Phạm Xuân Đức, Phó giám đốc nông trường Tây Hiếu 2 (thuộc xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn) cho biết, hiện nay nông trường có khoảng 60ha diện tích trồng cam. Mặc dù diện tích bị thu hẹp so với những năm trước, nhưng bù lại năng suất và chất lượng cam lại rất cao, cam nhiều trái, quả to và đều, cam mọng nước, có mùi vị đặc trưng. Về cách nhận biết, thông thường cam Vinh có trái tròn, nhỏ, màu xanh vàng và vỏ thường bị nám. Còn cam Trung Quốc hình thức bề ngoài khá bắt mắt, quả to, màu vàng tươi, vỏ mỏng và trơn láng. Người tiêu dùng nên dựa vào đặc điểm này để có lựa chọn chính xác khi quyết định mua về sử dụng.

Nhóm Phóng Viên

daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nệm Thuần Việt, môi trường làm việc đáng trải nghiệm cho các bạn trẻ

Nệm Thuần Việt, môi trường làm việc đáng trải nghiệm cho các bạn trẻ

Sản phẩm - Dịch vụ - 58 phút trước

Phát triển văn hóa làm việc 5 không, Nệm Thuần Việt trở thành môi trường lý tưởng cho các bạn trẻ rèn luyện, cả về năng lực chuyên môn, tư duy nhạy bén và giá trị con người.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 1 tỉ đồng tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng có bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Gửi 1 tỉ đồng tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng có bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Lãi suất ngân hàng đối với kỳ hạn gửi tiền 24 tháng dao động từ 4,4 - 6%/năm. Nếu có 1 tỉ gửi tiết kiệm sau 24 tháng có thể có số lãi 120 triệu đồng.

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Xu hướng - 3 giờ trước

GĐXH - Trước kỳ nghỉ lễ, nhiều đường bay nội địa rơi trạng thái "cháy" vé và các hãng hàng không đều tăng cường ghế bay, chuyến bay nhưng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo, lượng hành khách qua cảng dịp nghỉ lễ này thấp.

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji 'bật đà' lên giá

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji 'bật đà' lên giá

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay đi lên đối với cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 24K các loại.

Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đã rẻ còn kèm ưu đãi khủng, Mitsubishi Xpander Cross chỉ có 'lép vế'

Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đã rẻ còn kèm ưu đãi khủng, Mitsubishi Xpander Cross chỉ có 'lép vế'

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đang cực hời nhờ có chương trình ưu đãi hấp dẫn, nắm ưu thế lớn để cạnh tranh với Mitsubishi Xpander Cross.

CEO Vinamilk: ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trước

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ("Vinamilk") đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông ("ĐHĐCĐ") năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Chọn thời điểm bán vàng không bao giờ lỗ: Lời khuyên của người chơi vàng lâu năm

Chọn thời điểm bán vàng không bao giờ lỗ: Lời khuyên của người chơi vàng lâu năm

Giá cả thị trường - 5 giờ trước

GĐXH - Với những người chơi vàng lâu năm họ có những nguyên tắc nhất định để không bao giờ phải chịu thua lỗ khi đầu tư vàng.

Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, ruột măng cụt gần 900 nghìn/kg vẫn đắt hàng

Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, ruột măng cụt gần 900 nghìn/kg vẫn đắt hàng

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

Cam sành tại Trà Vinh rớt giá còn 5.000 đồng/kg khiến nhiều nhà vườn lao đao. Trong khi đó, ruột măng cụt có giá tới 850.000 đồng/kg vẫn đắt hàng.

Dalatmilk - "Di sản từ cao nguyên" chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - "Di sản từ cao nguyên" chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Sản phẩm - Dịch vụ - 21 giờ trước

Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một "Di sản từ cao nguyên" đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức.

Lần thứ hai hủy đấu thầu vàng miếng, chuyên gia chỉ điểm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng không mặn mà đấu thầu

Lần thứ hai hủy đấu thầu vàng miếng, chuyên gia chỉ điểm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng không mặn mà đấu thầu

Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trước

GĐXH - Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Top