Chủ động tránh thai, tròn vai thiên chức
GiadinhNet - Phòng tránh thai an toàn giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh con; tránh các tai biến sản khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục đồng thời nâng cao chất lượng sống của mỗi gia đình.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn; 56 triệu ca phá thai, trong đó, có tới 25 triệu ca phá thai không an toàn. Chi phí điều trị hàng năm do phá thai không an toàn được ước tính là 553 triệu đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, vẫn có 250 - 300 nghìn ca phá thai mỗi năm được thông báo chính thức. Kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ ngày 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.

Chị em phụ nữ cần phòng tránh thai an toàn vì lợi ích của chính mình và cộng đồng
Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn được biết là do không áp dụng biện pháp tránh thai; do thất bại của các biện pháp tránh thai (sử dụng không đúng cách, sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống kém hiệu quả) và do nhu cầu không được đáp ứng - có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp biện pháp tránh thai, không tiếp cận được dịch vụ.
Phá thai không an toàn khiến phụ nữ gặp nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng tử cung, vòi trứng), chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
Trên cơ sở đó, ngày 26/9/2007, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai thế giới, lần đầu tiên được tổ chức năm 2007 tại châu Âu.
Ngày Tránh thai thế giới có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), phòng tránh thai an toàn mang lại rất nhiều lợi ích như: Giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động trong thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra; tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, nâng cao đời sống, kinh tế của mỗi gia đình.

Các hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Chương trình "Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động"
Thời gian qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của người dân về phòng tránh thai an toàn, trong đó, Chương trình "Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động" do Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty Bayer Việt Nam thực hiện đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ.
Từ tháng 10/2016 đến nay, Chương trình đã tiếp cận đến khoảng 40 triệu chị em phụ nữ trên cả nước với 2 hình thức tuyên truyền chủ yếu là: Chuỗi Hội thảo tại 19 địa phương và các kênh truyền thông trực tuyến để tăng sự tương tác với các chị em trên khắp mọi nơi.
Năm 2017, Chương trình đã tổ chức liên tiếp 12 Hội nghị chuyên đề phổ cập kiến thức phòng tránh thai tại 12 tỉnh thành với hơn 1.200 chị em tham gia. Tiếp đó, đến năm 2018, Chương trình tiếp tục tổ chức thêm 15 buổi Hội thảo, hơn 1.500 chị em phụ nữ đã được phổ biến về kiến thức tránh thai an toàn.
Năm 2018, Đoàn Thanh niên với vai trò là đơn vị kế thừa đã tích cực hưởng ứng và tham gia vào Chương trình. Tuy là một "chiến binh" mới nhưng đã nhanh chóng tạo nên một mảnh ghép hoàn chỉnh để đảm bảo Chương trình không chỉ được lan tỏa sâu rộng đến mọi vùng miền trên cả nước mà còn giúp giới trẻ trang bị từ rất sớm các kiến thức tránh thai an toàn và hiệu quả.

Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng tránh thai an toàn
Đến nay, Chương trình đã được tổ chức tại 17 trường Đại học trên cả nước và thu hút hơn 5.534 sinh viên cùng tham gia, hưởng ứng. Trong đó, Đại học Tây Đô là trường có số lượng sinh viên tham gia cao nhất với hơn 3.500 sinh viên.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Chương trình, các cuộc thi online "Hiểu về tránh thai"; "Cùng viết câu chuyện truyền cảm hứng"; "Sinh viên sống chủ động" được tổ chức trên website: www.phunusongchudong.suckhoegiadinh.com.vn đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trên cả nước với hơn 428 nghìn chị em phụ nữ tham gia. Tính đến tháng 4/2019 đã có hơn 500 bài viết truyền cảm hứng được gửi về chương trình và có hơn 100 bài dự thi đạt giải thưởng.
Ngoài ra, thông qua cổng thông tin trực tuyến của Chương trình, hơn 600 câu hỏi của chị em phụ nữ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai đã được giải đáp; thông điệp "Chủ động tránh thai, tròn vai thiên chức" được lan tỏa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Fanpage "Phụ nữ sống chủ động" và "Sinh viên sống chủ động" của Chương trình đã nhận được hơn 162.000 người theo dõi tương tác thường xuyên.
Với những thành công trên, cùng với cam kết đồng hành của công ty TNHH Bayer Việt Nam, thời gian tới, Tổng cục DS-KHHGĐ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiếp tục xây dựng thực hiện Chương trình góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng tránh thai an toàn.
Nhân kỷ niệm lần thứ 12, Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và công ty TNHH Bayer tổ chức Hội thảo Hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới với chủ đề "Chủ động tránh thai, trách nhiệm không của riêng ai" nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng về nguyên nhân của việc mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lợi ích của việc tránh thai cũng như kêu gọi sự quan tâm và nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan có liên quan đặc biệt là cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.
Sự kiện ý nghĩa này được tổ chức ngày 23/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia của trên 500 đại biểu bao gồm: Lãnh đạo Bộ Y tế, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại diện 10 Bộ, ngành đoàn thể Trung ương, các Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh/TP, đại diện cán bộ làm công tác dân số, chị em phụ nữ và sinh viên.
Mai Thùy

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.