Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia từ Harvard: Một hành động cha mẹ tưởng hay nhưng lại hủy hoại sự tự tin của trẻ nghiêm trọng

Thứ sáu, 07:01 07/03/2025 | Nuôi dạy con

GĐXH - Jennifer Breheny Wallace là nhà nghiên cứu về nuôi dạy con, tốt nghiệp tại Đại học Harvard cảnh báo không ít phụ huynh đã áp dụng những cách khiến con cái họ thêm tự ti.

Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp con họ thành công trong học tập.

Họ có thể thuê gia sư riêng, cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, thậm chí đăng ký các chương trình hè đắt đỏ.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu về nuôi dạy con Jennifer Breheny Wallace lại cảnh báo rằng, những khoản đầu tư này có thể đang kìm hãm động lực học tập của trẻ, chứ không phải thúc đẩy nó. Bà gọi hiện tượng này là "hiệu ứng encore".

Chuyên gia từ Harvard: Một hành động cha mẹ tưởng hay nhưng lại hủy hoại sự tự tin của trẻ nghiêm trọng- Ảnh 1.

Để giúp trẻ tách biệt thành tích khỏi giá trị bản thân, bà Wallace khuyên cha mẹ nên "phủ nhận tiền đề" rằng chỉ có một con đường dẫn đến thành công.

"Trẻ em, đặc biệt là ở các cộng đồng giàu có, có thể chịu một gánh nặng đặc biệt, đó là tái tạo sự giàu có của cha mẹ chúng. Trong bối cảnh bất bình đẳng ngày càng lớn, cha mẹ và con cái đều hiểu rằng thành công không còn là điều dễ dàng. Khác với trước đây, chúng ta không còn đảm bảo rằng mỗi thế hệ sẽ đạt được thành tích ngang bằng hoặc vượt qua thế hệ trước", bà Wallace nói với CNBC.

Jennifer Breheny Wallace là nhà nghiên cứu về nuôi dạy con, tốt nghiệp tại Đại học Harvard. Bà cũng là tác giả của cuốn sách Never Enough: When Achievement Pressure Becomes Toxic - and What We Can Do About It? (Không bao giờ đủ: Khi áp lực thành tích trở nên độc hại - và Chúng ta có thể làm gì? - PV).

Việc cha mẹ gây áp lực lên con cái để đạt được thành công về mặt tài chính như họ không phải là chuyện duy nhất của thế hệ này. Ở thời nào, trẻ em cũng phải đối mặt với áp lực đó.

Học phí và lệ phí đã tăng hơn nhiều trong 20 năm qua. Giá nhà ngày nay cũng cao hơn đáng kể so với thời điểm nhiều bậc cha mẹ mua căn nhà đầu tiên.

Năm 1990, giá bán trung bình một ngôi nhà ở Hoa Kỳ là 149.075 USD, theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang St. Louis. Ngày nay, số tiền đó có sức mua tương đương khoảng 360.000 USD.

Trong quá trình nghiên cứu, Wallace đã phỏng vấn một cậu bé lớp 8, cậu bé nói rằng cậu muốn trở thành kiến trúc sư khi lớn lên. 

Nhưng khi trưởng thành và nhìn vào mức lương trung bình của một kiến trúc sư và giá ngôi nhà của chính mình, cậu bé trở nên chán nản vì không đủ khả năng chi trả việc sửa chữa ngôi nhà của chính mình.

Theo Wallace, "Trẻ em, nếu không thể lặp lại điều mà cha mẹ đã làm sẽ khiến trẻ bị coi là không thể sánh kịp với cha mẹ và có thể cảm thấy như một sự thất bại khi không thể thành công như cha mẹ mình."

Cuộc sống hiện đại kéo theo những hệ lụy đến tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Cha mẹ ngày nay dành nhiều thời gian để quan tâm, sát sao con cái hơn trước.

Họ đặt ra nhiều mục tiêu cho sự phát triển từng ngày của trẻ. Bất kì phụ huynh nào cũng kỳ vọng con cái sẽ thành công trong tương lai.

Tuy nhiên, đôi lúc việc đặt áp lực lên con một cách quá mức sẽ gây tác dụng ngược.

Chuyên gia từ Harvard: Một hành động cha mẹ tưởng hay nhưng lại hủy hoại sự tự tin của trẻ nghiêm trọng- Ảnh 2.

Đôi lúc việc đặt áp lực lên con một cách quá mức sẽ gây tác dụng ngược. Ảnh minh họa

Dưới đây là 3 điều trẻ dễ gặp phải nếu sống trong một gia đình có bố mẹ quá kỳ vọng vào con cái:

Tước đi cơ hội, tính độc lập và đam mê của con

Các bậc cha mẹ luôn cảm thấy có trách nhiệm đối với sự phát triển của con cái. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái được kỳ vọng là cha mẹ buộc phải "quan sát, chú ý, đáp ứng mong muốn và hành vi của con cái" trong xã hội ngày nay.

Kết quả là trẻ con ít có cơ hội tự tìm hiểu về những rủi ro, nguy hiểm khi chơi ngoài trời. Ngoài ra, trẻ em trở nên ít vận động hơn, dành nhiều thời gian cho việc sử dụng công nghệ và ít thời gian chơi với các bạn đồng trang lứa.

Các bậc cha mẹ được khuyến khích dành nhiều thời gian hơn cho con cái của họ trong khi vẫn phải cho con cái được độc lập.

Nhưng, hầu hết việc học về tính độc lập đó diễn ra khi trẻ chấp nhận rủi ro do chúng tự lựa chọn và khám phá. Và những cơ hội tự khám phá này đang bị mất đi trong tuổi thơ của trẻ.

Tiến sĩ John Day (Đại học Essex) cho biết: "Việc nuôi dạy con cái không còn đơn giản chỉ là một khía cạnh của con người mà đã trở thành một kỳ vọng buộc phải thực hiện hoàn hảo. Cha mẹ và con cái của họ bị mắc kẹt cùng nhau trong kịch bản này, do đó những nhà hoạch định tương lai cần nhận thức lại vấn đề và tìm cách thay đổi cho thế hệ sau".

Áp lực khiến con phải học tốt, đạt thành tích cao... khiến trẻ bị tước đi cơ hội được thực hiện niềm đam mê, sở thích của mình.

Đôi khi mọi thứ phải gác lại hoặc bị dẹp bỏ chỉ để thực hiện điều mà bố mẹ cho là tốt nhất.

Chuyên gia từ Harvard: Một hành động cha mẹ tưởng hay nhưng lại hủy hoại sự tự tin của trẻ nghiêm trọng- Ảnh 3.

Áp lực khiến con phải học tốt, đạt thành tích cao... khiến trẻ bị tước đi cơ hội được thực hiện niềm đam mê, sở thích của mình. Ảnh minh họa

Dễ mắc rối loạn tâm lý, trầm cảm

Áp lực học tập cũng có thể xuất phát do đặt nặng thành tích từ phía nhà trường hoặc bố mẹ.

Ngoài ra, đôi khi chính do bản thân trẻ tự đặt áp lực vì không muốn bản thân thua kém bạn bè hoặc đặt ra những yêu cầu cao hơn so với khả năng của mình.

Trẻ bị áp lực việc học hành hay bất cứ việc nào khác trong cuộc sống dễ bị thay đổi tâm lý như lo lắng, căng thẳng, dần dần sợ hãi việc học. Trẻ có thể sẽ sợ hãi và không muốn tiếp tục việc học tập nữa.

Điều này kéo dài dễ dẫn đến mất ngủ, kém tập trung, ăn uống kém. Thậm chí là các bệnh lý về thể chất như suy nhược cơ thể, sụt cân.

Ngoài học tập, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ được có các hoạt động cân bằng, thư giãn như tham gia vui chơi giải trí, chơi thể thao, các hoạt động dã ngoại...

Trong khi một số trẻ thích học thì nhiều trẻ khác lại có những niềm đam mê riêng, điều bố mẹ nên làm là nâng đỡ, tạo điều kiện giúp con phát triển thay vì buộc trẻ phải làm theo ý thích của bố mẹ.

Làm mọi chuyện chỉ vì bố mẹ muốn như thế

Là cha mẹ, bạn luôn muốn con mình thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Bạn muốn những thứ tốt nhất cho con, bạn mơ ước chúng vào được những trường cao đẳng và đại học danh giá nhất, thông thạo mọi môn học và đứng đầu lớp.

Tuy nhiên, những kỳ vọng này đôi khi vượt quá khả năng của con. Kỳ vọng của bạn trở nên khó đáp ứng, dẫn đến áp lực từ phía bạn nhiều hơn và chuyển thành nỗi lo lắng cho con.

Nguyên nhân hàng đầu của áp lực này xuất phát từ mối quan tâm đến phúc lợi của con cái và việc làm của chúng.

Một yếu tố khác là những mục tiêu trước đây của cha mẹ không thể đạt được; do đó, họ cố gắng áp dụng cùng một giấc mơ cho con mình, dẫn đến sự nhầm lẫn cho đứa trẻ.

Kết quả của những hành động này thường là không lành mạnh.

Mặc dù áp lực chủ yếu dựa trên ý định tốt, nhưng đôi khi phụ huynh có thể vượt quá mức mà con cái có thể chấp nhận được.

Khi còn là học sinh, con sẽ liên tục tìm kiếm sự công nhận của cha mẹ. Ngay cả một biểu hiện hơi thất vọng cũng có thể khiến con rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ.

Con sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng của mình, dần dần cảm thấy sợ hãi, lo lắng và vướng vào các bệnh tâm lý khác.

10 cách để cha mẹ trở thành hình mẫu lý tưởng trong mắt con10 cách để cha mẹ trở thành hình mẫu lý tưởng trong mắt con

GĐXH - Có lẽ một trong những điều khó khăn nhất của việc làm cha mẹ là trở thành hình mẫu cho con cái.

Cha mẹ của những đứa trẻ trí tuệ cảm xúc cao thường có 8 thói quen khác biệtCha mẹ của những đứa trẻ trí tuệ cảm xúc cao thường có 8 thói quen khác biệt

GĐXH - Trí tuệ cảm xúc đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Điều này không chỉ ảnh hưởng bởi gen di truyền mà còn được hình thành do ảnh hưởng của môi trường sống và giáo dục.

Tường Vy (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai nói rằng bố không quan trọng? 10 'rủi ro' hàng đầu con sẽ gặp phải khi sống thiếu người cha

Ai nói rằng bố không quan trọng? 10 'rủi ro' hàng đầu con sẽ gặp phải khi sống thiếu người cha

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

GĐXH - Nếu không có sự đồng hành của cha, trẻ em có thể phải đối mặt với nhiều thách thức bất ngờ, từ nghèo đói đến nguy cơ phạm tội, nguy cơ đến từ chất cấm...

Tôi đau đớn ngộ ra đã dạy con gái một cách sống có thể gây thiệt cho con, sau khi xem phim Sex Education

Tôi đau đớn ngộ ra đã dạy con gái một cách sống có thể gây thiệt cho con, sau khi xem phim Sex Education

Gia đình - 2 ngày trước

GĐXH - Tối hôm đó, tôi xem lại một đoạn Sex Education, khi nhân vật Aimee nói: "Tôi từng làm mọi điều để không bị ai ghét. Nhưng cuối cùng, tôi chẳng còn biết mình là ai nữa."

3 'luật ngầm' ông trùm dầu mỏ dạy con để mở ra cánh cửa của sự giàu có

3 'luật ngầm' ông trùm dầu mỏ dạy con để mở ra cánh cửa của sự giàu có

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Gia tộc Rockefeller nổi tiếng không chỉ vì khối tài sản khổng lồ kéo dài 7 thế hệ, mà còn bởi triết lý sống và cách giáo dục con cái để giữ gìn sự giàu có ấy.

Dạy con nên người: Đừng liên tục sửa lỗi cho con nếu bạn không muốn phải hối tiếc cả đời

Dạy con nên người: Đừng liên tục sửa lỗi cho con nếu bạn không muốn phải hối tiếc cả đời

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Cho phép trẻ mắc lỗi trong một phạm vi nhất định và để chúng học hỏi và trưởng thành từ những lỗi lầm của mình.

Điểm chung của những đứa trẻ xuất chúng không phải là IQ mà là 3 thói quen nuôi dạy con này

Điểm chung của những đứa trẻ xuất chúng không phải là IQ mà là 3 thói quen nuôi dạy con này

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Lâu nay chúng ta thường cho rằng những đứa trẻ xuất chúng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia nuôi dạy con cho rằng, 3 thói quen này mới là cốt lõi.

Tỷ phú bất động sản dạy con chọn người để 'đầu tư': 8 kiểu người càng thân càng giàu

Tỷ phú bất động sản dạy con chọn người để 'đầu tư': 8 kiểu người càng thân càng giàu

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Không dạy con cách kiếm tiền trước, Lý Gia Thành truyền lại bí quyết chọn đúng người đồng hành – chiến lược làm giàu từ gốc.

Dạy con nghe lời không cần la mắng: 5 điều cha mẹ hiện đại không thể bỏ qua

Dạy con nghe lời không cần la mắng: 5 điều cha mẹ hiện đại không thể bỏ qua

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Nhiều cha mẹ cho rằng, con càng ngoan khi càng nghe lời răm rắp. Nhưng thực tế, sự vâng lời của trẻ cần xuất phát từ tình yêu thương, thấu hiểu và hướng dẫn đúng cách. Nếu bạn đã từng mệt mỏi vì con không hợp tác, dễ cáu gắt, không nghe lời thì 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ cha mẹ, con cái tích cực, bền vững và không còn áp lực mỗi ngày.

4 sai lầm làm cạn kiệt may mắn của con, nhiều cha mẹ đang làm mà không biết

4 sai lầm làm cạn kiệt may mắn của con, nhiều cha mẹ đang làm mà không biết

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là con cái mình được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì lòng yêu thương mà vô tình làm cạn kiệt vận may của con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

Vị giáo sư tại Đại học Harvard đã có những nghiên cứu về thu nhập tương lai của trẻ.

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

Nhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

Top