Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô bé không tay nuôi ước mơ được làm cô giáo

Thứ tư, 07:00 20/09/2017 | Gia đình

GiadinhNet - Cuộc sống bất công đã lấy đi của cô bé Nguyễn Như Linh (7 tuổi, trú tại thôn Chung, xã Thượng Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội) đôi bàn tay khi em vừa mới lọt lòng, nhưng nó lại cho em một thứ nghị lực phi thường. Không có tay, Linh phải dùng chân để sinh hoạt, học tập và em vẫn có thể làm tốt như bao bạn bè cùng chăng lứa.

Mặc dù viết bằng chân rất cực nhưng bé Linh rất miệt mài viết nắn nót từng chữ một. Ảnh: T.G
Mặc dù viết bằng chân rất cực nhưng bé Linh rất miệt mài viết nắn nót từng chữ một. Ảnh: T.G

Mẹ mơ con có đôi tay

Một chiều tháng 9, mây trời đen kịt báo hiệu trời sắp đổ mưa, tôi men theo con đê nhỏ cong ceoốn lượn, đầy ổ gà theo sự chỉ dẫn của dân làng đến nhà của em Linh tại thôn Chung, xã Thượng Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Nhắc đến Linh – cô trò nhỏ cụt tay nhưng có một nghị lực phi thường có lẽ dân làng ai cũng biết.

Trong căn nhà nhỏ, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh cô bé với thân hình mảnh khảnh, xanh xao, đôi tay cụt đến khuỷa đang dùng đôi bàn chân khó nhọc viết từng chữ lên trang giấy. Từng chữ em viết tròn trịa và đều tăm tắp.

Nhìn cô con gái khó nhọc viết từng chữ, chị Nguyễn Thị Nương (sinh năm 1989 – mẹ của bé Linh) rớt nước mắt. Chị kể, năm 2009, chị và anh Nguyễn Văn Tuấn đến với nhau giữa nhọc nhằn mưu sinh. Năm 2010, đôi vợ chồng trẻ hân hoan đón đứa con đầu lòng. Nhưng niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Khi đi siêu âm lần thứ 5, bác sĩ chẩn đoán con chị thiếu mất đôi tay.

“Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi sinh con ra thấy con không có bàn tay lại còn cụt hẳn lên tới khuỷu tay mà tôi quay cuồng, ngất lịm. Nhưng thương con, vợ chồng tôi lại cố gắng trấn an tâm lý, nuôi con khôn lớn”, chị Nương gạt hai hàng nước mắt kể.

Kể từ ngày có con cũng là quãng thời gian vợ chồng chị gõ cửa các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng với mong muốn bù đắp một phần thiệt thòi cho cô con gái nhỏ. Không chỉ bị dị tật bẩm sinh, bé Linh còn thường xuyên đau ốm nên dù đã 7 tuổi em nặng vỏn vẹn 14kg.

Ngày bé Linh tập lẫy cũng là chuỗi ngày nước mắt người mẹ trực rơi. Khi lẫy, Linh không có tay để chống, nếu không có người đỡ là ngã dúi mặt xuống, trầy xước mặt mũi. Còn khi Linh ngồi, chị Nương phải luôn ngồi đằng sau con để giữ. Lúc Linh đi đứng, chị phải lấy một cái ghế nhựa làm điểm tựa cho con.

Lớn lên, Linh dần ý thức được về sự khuyết thiếu của mình, không ít lần em khóc lóc đòi mẹ đôi tay. “Mẹ ơi, sao mẹ có tay dài mà con không có tay dài như mẹ?”. Nghe câu hỏi của con mà người mẹ đau xé tâm can.

Gần đây chị Nương cũng hay mơ, trong giấc mơ chị thấy con mình có đôi tay. “Trong giấc mơ, mình nhớ là hôm đó mình đi đâu về, cũng không rõ là đi đâu, tự nhiên về tới nhà mình trông thấy con có hai bàn tay như bao đứa trẻ khác. Lúc đó mình còn đếm ngón tay con như thật ý, mình còn cười và sung sướng, hạnh phúc lắm. Tự nhiên mình lại nói, ơ con gái có 10 ngón tay. Nhưng sau khi tỉnh dậy thì mới biết đó không phải là thật mà chỉ là mơ. Mình cứ nằm mơ như thế suốt” chị Nương tâm sự.

Dùng đôi chân viết lên mơ ước

Bé Linh có thể dùng chân tự gấp quần áo cho bố mẹ và mình.
Bé Linh có thể dùng chân tự gấp quần áo cho bố mẹ và mình.

Lúc Linh lên 5 tuổi vẫn chưa thể đến trường, hàng ngày chị Nương bế con đều đặn mang tấm bảng, viên phấn trắng đến bên cửa sổ lớp mầm non của thôn nhìn vào bên trong lớp học. Thấy các bạn viết, Linh cũng dùng chân tập viết từng nét khó nhọc.

Em bắt đầu tập viết bằng những viên phấn, mỗi lần tập viết, kẽ chân của ngón chân cái của Linh lại đỏ ửng lên. Nhưng em vẫn cố gắng tập viết, uốn nắn từng chữ tới khi đẹp, ngay ngắn mới thôi. Lên lớp một, lớp hai, em viết bằng bút mực thì đôi chân lại càng bị tra tấn, sự cọ sát của bút khiến ngón chân em rướm máu.

“Vì viết bằng chân nên con hay bị mỏi chân, có những lúc con bị ốm đến nỗi không cả ăn được. Nhiều lần thấy con cực vì viết, mình lại có ý định viết hộ con cho xong. Có hôm đi học về, vừa về tới nhà con đã kêu mỏi chân và nhờ mẹ bóp chân cho. Mặc dù rất nhọc khi viết nhưng con không bao giờ muốn nghỉ học” chị Nương chia sẻ.

Với sự nỗ lực không ngừng, ngày đêm rèn chữ, bé Linh viết chữ rất đẹp. Các bạn viết bằng tay còn phải rèn giũa nhiều nhưng có khi vẫn chưa đúng nét, còn nguệch ngoạc. Ngón chân của em điều khiển chiếc bút trên mặt giấy rất nhẹ nhàng và mềm mại. Có hôm cả lớp về hết rồi nhưng Linh vẫn cứ ngồi cần mẫn viết xong mới về. Sữa và bánh mẹ chuẩn bị để ăn sáng tới khi tan học em vẫn chưa kịp ăn.

Mới là cô bé 7 tuổi, Linh đã có ước mơ cho bản thân mình. Em hồn nhiên hỏi mẹ: “Mẹ ơi, ước mơ của con là làm cô giáo, nhưng con lại nghĩ, làm cô giáo thì phải có tay để viết lên bảng. Nhưng con lại không có tay thì làm sao viết lên bảng cho các bạn”.

Nghe con nói, chị Nương chỉ biết ôm con và khóc. “Nếu như có thể cho con đôi bàn tay này tôi cũng sẽ cho. Con tôi còn nhỏ quá, tương lai của nó không biết sẽ đi đâu về đâu nữa. Sao ông trời lại nhẫn tâm với con tôi quá vậy” giọt nước mắt của chị Nương lại lăn dài trên má.

Là giáo viên chủ nhiệm của em Linh, cô Lê Thị Hằng, giáo viên Trường tiểu học Thượng Lâm chia sẻ: “Trong lớp học Linh rất ngoan, luôn luôn nỗ lực hết mình, em đã được trường và huyện tặng giấy khen học sinh xuất sắc vượt khó học giỏi. Mong rằng xã hội sẽ tạo điều kiện giúp Linh có thể vượt qua được khó khăn và phát huy tài năng của mình”.

Ngoài việc đi học, Linh còn giúp đỡ mẹ được nhiều việc bằng đôi chân của mình. Khi đi học về em quét nhà cho mẹ, em kẹp chổi vào chỗ khuỷu tay rồi cứ thế quét. Những quần áo khô của gia đình em đều tự gập hết. Còn nhỏ nhưng em rất biết thương mẹ, luôn muốn làm nhiều việc hơn nữa để giúp mẹ.

Cô Thuần - Bác của em Linh ngồi giở từng trang vở của cháu mình, vừa nói: “Linh rất ngoan, viết chữ rất đẹp, nhiều người viết bằng tay nhưng viết còn xấu, nghệch ngoạc. Chị em mình chưa chắc đã viết được đẹp như thế này”

Chia tay cô bé nhiều nghị lực, chúng tôi tin rằng bé Linh đang tự thắp sáng tương lai từ chính đôi chân của mình.

P.Liên – K.Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'

'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.

Có 4 người con thành đạt và căn nhà 3 tỷ đồng, cụ bà vẫn chọn vào viện dưỡng lão sau một sự việc

Có 4 người con thành đạt và căn nhà 3 tỷ đồng, cụ bà vẫn chọn vào viện dưỡng lão sau một sự việc

Gia đình - 2 giờ trước

Người phụ nữ Trung Quốc sau khi trải qua cuộc phẫu thuật và những ngày trong viện một mình, đã quyết định vào viện dưỡng lão để an hưởng tuổi già mà không dựa vào con cái.

Nghỉ hưu 5 năm, tôi nhận ra người già có 3 điều tuyệt đối không nên nói: Càng giữ kín kẽ, con cái càng biết ơn!

Nghỉ hưu 5 năm, tôi nhận ra người già có 3 điều tuyệt đối không nên nói: Càng giữ kín kẽ, con cái càng biết ơn!

Gia đình - 14 giờ trước

3 điều nhiều người già vô tình nói với con cái mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều phiền phức và rắc rối.

Đại học Harvard: Người thành công bắt đầu câu chuyện bằng nguyên tắc 3C để giao tiếp hiệu quả

Đại học Harvard: Người thành công bắt đầu câu chuyện bằng nguyên tắc 3C để giao tiếp hiệu quả

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Người thành công luôn dùng những cách đặc biệt để giao tiếp hiệu quả, trong đó nguyên tắc 3C được dùng hầu hết trong các cuộc trò chuyện.

3 hành động của con khiến cha mẹ được khen nức nở là khéo dạy dỗ!

3 hành động của con khiến cha mẹ được khen nức nở là khéo dạy dỗ!

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

Giáo dục con cái tốt là thành tựu vĩ đại nhất của cha mẹ.

3 cung hoàng đạo hay 'bật' sếp nhưng vẫn được trọng dụng

3 cung hoàng đạo hay 'bật' sếp nhưng vẫn được trọng dụng

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Đôi khi, khi sự thẳng thắn của các cung hoàng đạo chẳng những không làm mích lòng lãnh đạo mà mang tính đóng góp hữu ích cho công việc chung nên rất được lòng cấp trên.

Những người đoạt giải Nobel đến từ những gia đình nào? 5 câu chuyện sau có thể khiến các bậc phụ huynh suy ngẫm

Những người đoạt giải Nobel đến từ những gia đình nào? 5 câu chuyện sau có thể khiến các bậc phụ huynh suy ngẫm

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trước 18 tuổi, ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến đứa trẻ chiếm hơn 60%.

Bị nhà gái phản đối, chàng rể hứa hẹn đủ điều để lấy bằng được, nhưng nghe tin vợ bị ung thư thì lại vội vàng ly hôn

Bị nhà gái phản đối, chàng rể hứa hẹn đủ điều để lấy bằng được, nhưng nghe tin vợ bị ung thư thì lại vội vàng ly hôn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Thấy được sự chân thành của con rể tương lai, bố mẹ vợ đã chấp nhận cho con gái lấy người mình yêu. Tuy nhiên, khi nghe tin vợ bị bệnh nan y, chàng rể bất ngờ "quay xe"...

Sinh đôi ở tuổi 60, người phụ nữ cật lực kiếm tiền, có hàng chục tỷ cho con

Sinh đôi ở tuổi 60, người phụ nữ cật lực kiếm tiền, có hàng chục tỷ cho con

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

14 năm sau khi sinh đôi 2 cô con gái ở tuổi 60, người mẹ đã chuẩn bị cho các con ‘gia tài kếch xù’.

Chồng Tây trổ tài nấu cơm cho vợ Việt, 30 ngày không trùng món nào

Chồng Tây trổ tài nấu cơm cho vợ Việt, 30 ngày không trùng món nào

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Trong bữa cơm hàng ngày, ông xã thường là người đứng bếp. Chị Hồng phụ trách bày biện mâm bát và chuẩn bị đồ uống.

Top