Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô đỡ thôn bản người dân tộc được công nhận là nhân viên y tế: Cơ hội sống còn của nhiều bà mẹ, trẻ em

Thứ tư, 13:47 24/04/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mỗi năm trên thế giới có tới 358.000 phụ nữ tử vong liên quan đến thai sản, khoảng 2 triệu trẻ sơ sinh qua đời trong vòng 24 giờ đầu tiên và có đến 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu.

Cô đỡ thôn bản người dân tộc được công nhận là nhân viên y tế: Cơ hội sống còn của nhiều bà mẹ, trẻ em 1

Cô đỡ thôn bản góp phần giảm tỷ lệ tử vong cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại những vùng khó khăn.         Ảnh: Dương Ngọc

Tất cả đều vì sự yếu kém và thiếu thốn của dịch vụ y tế. Nhằm giảm tối đa tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở khu vực dân tộc ít người và miền núi, Bộ Y tế vừa có Thông tư 07/2013/TT-BYT, đưa cô đỡ thôn bản là một chức danh trong hệ thống y tế.

Góp phần giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh

Mặc dù tử vong mẹ trong giai đoạn gần đây giảm đáng kể nhưng tử vong mẹ ở các vùng dân tộc, miền núi còn cao gấp 3 – 4 lần so với khu vực đồng bằng. Số liệu báo cáo hệ sức khỏe sinh sản 2011 cho thấy, tỉ lệ đẻ tại nhà ở Lai Châu là 59%, Điện Biên 55%, Lào Cai 53%, Hà Giang 45%, Sơn La 42%... là một thách thức lớn cho công tác chăm sóc SKBMTE, đặc biệt là giảm tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Tại hội thảo triển khai Thông tư 07 sáng 23/4 tại Hà Nội, bà Mandeep K.O’Brien – Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) vui mừng khẳng định: “Thông tư này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và nỗ lực to lớn của Chính phủ trong việc thực hiện nhằm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ về  y tế, thông qua việc cải thiện nguồn nhân lực cho y tế tuyến cơ sở”.

Theo Thông tư 07/2013/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành 8/3/2013, cô đỡ thôn bản có chức danh là nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, Thông tư ra đời để động viên, ổn định đội ngũ cô đỡ thôn bản đã được đào tạo quản lý, chăm sóc thai sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn tồn tại phong tục đẻ tại nhà. Chính đội ngũ này đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, giảm tai biến sản khoa tại cộng đồng.

Hình ảnh của anh L.V.T ở xã Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) cứ mỗi buổi sáng lại thắp một nén hương cho người vợ và đứa con bị chết bởi sinh tại nhà vẫn còn là nỗi ám ảnh cho nhiều bà con ở nơi đây. Vợ anh T chết trong khi trở dạ tại nhà, để lại người chồng và 3 đứa con nhỏ. Anh nói day dứt: "Giá như tôi chăm sóc khi cô ấy mang thai và giá như vợ tôi được đưa đến trạm xá thì đã không có chuyện này".

Cao Bằng cũng như nhiều tỉnh miền núi khác vẫn còn phong tục người dân sinh con tại nhà. Sự nghèo đói, giao thông khó khăn, thiếu thông tin liên lạc, việc tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế cộng với tập tục sinh đẻ tại nhà hoặc chỉ cho người nhà, người cùng dòng tộc đỡ đẻ đã khiến nhiều sản phụ gặp tai biến trong sinh nở dẫn đến cả mẹ và trẻ đều tử vong. Từ ngày có cô đỡ thôn bản, những cái chết đau lòng như của vợ T đã giảm đi rất nhiều. Các cô đỡ đã giúp các bà mẹ hiểu được việc thăm khám thai định kỳ tại các trạm y tế là rất quan trọng. Ở những nơi quá xa cơ sở y tế, đường sá khó khăn, sản phụ trở dạ quá nhanh đã được các cô đỡ thôn bản đỡ đẻ kịp thời, an toàn với những kỹ năng đã được tập huấn và gói đẻ sạch được trang bị sẵn.

 Đầu tư hiệu quả

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Thông tư 07 ra đời đảm bảo tính bền vững của một chương trình phù hợp với thực tiễn. Gần 1.300 cô đỡ thôn bản được các chương trình, dự án đào tạo từ năm 1998 đến nay đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em, giảm tai biến sản khoa tại cộng đồng.

Đại diện của các tỉnh có tỉ lệ người dân đẻ tại nhà cao cũng chia sẻ kinh nghiệm về cách tổ chức đào tạo cho cô đỡ thôn bản người dân tộc và sử dụng họ như thế nào giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở khu vực dân tộc miền núi. Cần thiết phải củng cố hệ thống y tế và đầu tư cho cán bộ y tế thôn bản với các kỹ năng hộ sinh, đảm bảo tất cả mọi người đều được cấp cứu kịp thời khi có tai biến xảy ra. Theo đó, nếu các can thiệp này được thực hiện một cách toàn diện ở Việt Nam thì không những sẽ giúp cứu sống được rất nhiều người mà còn giúp cải thiện hiệu quả kinh tế, xã hội của quốc gia.  

Đánh giá cao về kết quả này, bà Mandeep K. O'Brien nhấn mạnh: "Đầu tư nhân lực cho y tế là một trong các đầu tư hiệu quả nhất mà mỗi quốc gia có thể làm. Chúng tôi hy vọng mô hình đào tạo cho cán bộ y tế thôn bản, bao gồm cô đỡ thôn bản người dân tộc và vai trò chính thức của họ trong hệ thống y tế nên được nhân rộng tại các khu vực miền núi, vùng khó khăn. Nếu làm được việc này thì chúng ta có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế ở mỗi tỉnh, trong các nhóm dân tộc thiểu số, cả nông thôn và thành thị".

Còn chưa đầy 1.000 ngày đến thời hạn Việt Nam phải đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015, Bộ Y tế và  Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cam kết thực hiện Chiến lược toàn cầu về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phát động bằng việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và đạt được các mục tiêu về  5a và 5b “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và Tăng cường phổ cập tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS”.

Với chức danh là nhân viên y tế thôn bản, tại các thôn bản đặc biệt khó khăn, cô đỡ thôn bản được hưởng trợ cấp tương đương 0,5 mức lương cơ bản. Theo mức lương hiện nay sẽ vào khoảng hơn 500.000 đồng/tháng. Tại các thôn bản không thuộc diện đặc biệt khó khăn, mức trợ cấp tương đương 0,3 mức lương cơ bản. Ngân sách chi trả trợ cấp do UBND các tỉnh bố trí.
Hà Anh
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 35 phút trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Top