Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này
GĐXH - Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi phát hiện mình mắc ung thư máu, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.
Chia sẻ trên Phunumoi, cô gái Phương Thảo (SN 2002, sinh viên năm cuối của Trường Đại học Sư phạm TP HCM) cho biết vừa kết thúc đợt hóa trị lần thứ 4. Theo phác đồ điều trị căn bệnh ung thư máu, cô còn 2 đợt truyền hóa chất nữa, sau đó sẽ tiến hành ghép tủy.
Biết mình mắc ung thư vào năm 22 tuổi, đã có lúc Phương Thảo không tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Thời điểm đầu, cô cho phép bản thân giải tỏa bằng cách khóc thật nhiều. Khi đã bình tĩnh lại, Thảo bắt đầu trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn.

Cô gái nhắn nhủ mọi người nhất định không được chủ quan về sức khỏe. Ảnh: PNM
Trong những ngày nằm viện, cô thường cố gắng để bản thân không quá rảnh rỗi, tránh suy nghĩ tiêu cực. Cô thường làm những gì bản thân yêu thích như tô tranh, chơi lego, đọc sách... Thảo cũng dành nhiều thời gian để lên kế hoạch cho tương lai, nghĩ ra những gì bản thân phải làm sau khi xuất viện, chính điều đó đã tạo động lực để Thảo mạnh mẽ, chiến đấu với bệnh tật.
Phương Thảo nhắn nhủ: "Mình và có lẽ nhiều bạn trẻ từng tin rằng ung thư là bệnh chỉ gặp ở người già. Nhưng khi đi điều trị, mình đã gặp các bệnh nhân ở đầy đủ mọi lứa tuổi, từ mười mấy, hai mấy cho đến 40, 50, 60... đều có đủ. Do đó các bạn trẻ như mình nhất định không được chủ quan chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ.
3 thói quen gây ung thư nên từ bỏ sớm
Chia sẻ trên Phunumoi cô gái nhắn nhủ bạn trẻ hãy từ bỏ sớm 3 thói quen gây bệnh này:
Đi ngủ sớm
Thảo nói, trước đây cô là người thức rất khuya, thường thức đến 1-2h sáng mới ngủ, thậm chí có khi ôn bài cô thường thức đến 5-6h sáng. Đây là một trong những thói quen có thể gây ung thư. Kể từ khi phát hiện bệnh, cô đã từ bỏ thói quen xấu này và tập ngủ sớm hơn.
Từ bỏ thói quen uống trà sữa
Thảo kể, trước đây cô là một người nghiện trà sữa và cực kì ít uống nước, 1 tuần cũng phải uống đến 5-6 ly. Từ khi biết bệnh, cô từ bỏ thói quen này, thay vào đó uống nước lọc, nước cam, nước củ dền, ăn các loại trái cây vỏ dày... nhiều hơn.
Không ăn nhiều đồ ăn sẵn
Phương Thảo cho biết, cô được bác sĩ giải thích rằng nguyên nhân gây bệnh ung thư chủ yếu xuất phát do môi trường. Đặc biệt ngày nay thực phẩm thường chứa nhiều gia vị, hóa chất... do đó giờ đây cô đã từ bỏ việc sử dụng đồ ăn mua sẵn ngoài quán, thay vào đó thường ăn đồ tự nấu tại nhà để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, cô cũng khuyên giới trẻ nên có thói quen quan sát các dấu hiệu trên cơ thể. Nếu như nhận thấy trên người xuất hiện u cục, chán ăn, giảm cân... thì nên đi khám càng sớm càng tốt, bởi ung thư càng được điều trị sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh càng cao.
Ung thư máu là bệnh gì?
Ung thư máu là loại ung thư bắt nguồn từ mô tạo máu, như tủy xương, hoặc từ các tế bào của hệ thống miễn dịch. Bệnh ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh.
Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao.
8 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu
Sưng hạch bạch huyết

Ảnh minh họa.
Các tế bào bạch huyết mất dần khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Vì thế, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
Xuất hiện đốm đỏ
Nếu có những đốm đỏ hoặc tím trên da thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, phòng trước còn hơn để muộn. Bởi hiện tượng này cũng có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Hay nhức đầu
Không phải cứ nhức đầu là ung thư máu mà cũng có thể do nhiều bệnh lí khác nhưng ở ung thư máu thường xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.
Đau xương
Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.
Xanh xao, mệt mỏi
Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu” Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
Chảy máu cam
Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, và nhiều người thường xem nhẹ hiện tượng bệnh lý này. Thông thường, chảy máu cam thưởng xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay.
Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
Sốt cao thường xuyên
Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Là do các tế bào bạch cầu dần dần mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài nên việc bị các yếu tố bên ngoài nhâm nhập vào cơ thể để gây bệnh là một triệu chứng thường thấy khi bị căn bệnh này. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
Đau bụng
Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi. Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ói mửa thường là kết quả xuất phát từ gan và lá lách bị tổn thương. Đây là triệu chứng khi bệnh đã nặng bệnh đã vào giai đoạn khó khống chế.
Người bệnh ung thư máu cần làm gì để ổn định sức khỏe

Ảnh minh họa
Mặc dù được chẩn đoán ung thư máu là gánh nặng tâm lý và kinh tế đáng kể cho bệnh nhân và gia đình, tuy nhiên việc điều trị ung thư máu cần được cá thể hóa và thường phức tạp. Người bệnh và gia đình cần kiên nhẫn chờ đợi, hợp tác tốt với bác sĩ, đồng thời thông báo đầy đủ về tiền sử bệnh, các thuốc đã và đang sử dụng trong điều trị các bệnh này, tình trạng dị ứng của mình.
Phương pháp điều trị ung thư máu chủ đạo là điều trị toàn thân, trong đó hóa trị là phương pháp cơ bản, đã có từ lâu, có thể các kết hợp với các phương pháp điều trị mới hơn như điều trị đích, điều trị miễn dịch để giảm thiểu tác dụng phụ cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Điều trị ung thư máu thường yêu cầu thời gian dài với các giai đoạn điều trị bằng cách sử dụng kết hợp các phương thức điều trị khác nhau, đôi khi kéo dài nhiều năm, giống như điều trị một căn bệnh mạn tính.
Dù ở đâu trong hành trình điều trị, bệnh nhân và gia đình hãy hiểu biết đầy đủ, yên tâm tin tưởng, tuân thủ điều trị và đặc biệt tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.


Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 1 ngày trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.