Cô gái bán hàng thuê 11 năm làm dâu Pháp, nhiều lần khóc vì hành động của mẹ chồng
Mẹ chồng chị Lê Thị Mai luôn ước có được người con gái nhưng khi chị về làm dâu, bà không còn ước điều đó nữa bởi bà có nàng dâu tuyệt vời hơn cả nếu có một cô con gái.
Sang Pháp sinh sống và làm dâu đến giờ được 11 năm, mỗi ngày của chị Lê Thị Mai bận rộn từ sáng đến tối. Những ngày trong tuần chị phải dậy sớm cho các con ăn sáng rồi đưa chúng đi học.
Sau đó, chị mới về ăn sáng rồi chuẩn bị 10h đi làm. Đến 3h chiều chị lại tất bận dọn nhà rồi đón con về, chuẩn bị bữa ăn phụ cho chúng rồi nấu cơm tối cả gia đình quây quần bên nhau. Mặc dù tất bật mỗi ngày nhưng chị hạnh phúc với những giờ phút buổi tối, chồng đi làm về kèm các con học bài, cả nhà vui vẻ bên mâm cơm, cùng nhau xem tivi rồi cùng nhau đi ngủ.

Gia đình chị Mai.

Chị Lê Thị Mai (40 tuổi, Hải Phòng) và anh Sylvain Rabuel (48 tuổi, quốc tịch Pháp) quen nhau 3 năm rồi mới tiến tới hôn nhân. Suốt quãng thời gian theo đuổi chị, anh Sylvain tuần nào cũng vậy, sau khi kết thúc ca sáng từ 5h-13h, anh đều vội về tắm để 2h kịp bắt xe 2 tiếng đến Thẩm Quyến. Sau đó, đi trực thăng sang Hồng Kông để được gặp và đi ăn tối cùng chị.
Mặc dù từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông có thể đi tàu mất 1 tiếng/chuyến nhưng anh chấp nhận đi trực thăng vì chỉ mất 15 phút, được gặp chị sớm hơn vào 6-7h tối. Sau đó 22h anh lại tất bật đi trực thăng về để kịp giờ làm vào 4h sáng.
Khi đồng ý làm người yêu anh Sylvain, chị Mai chỉ vì thương anh đi lại vất vả theo đuổi mà không hề có tình yêu . Thậm chí, chị còn cảm thấy suốt một năm anh theo đuổi chị chỉ là bể khổ. Vậy mà sau khi cưới và có con, chị lại càng yêu anh nhiều hơn. Chị biết yêu thật sự và cảm thấy thật bình an, hạnh phúc khi ở bên anh. Chị thay đổi tất cả vì anh.
Hiện tại chị Mai đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc với 2 bé một trai, một gái và có cuộc sống làm vợ, làm mẹ, làm dâu bình dị nơi xa xứ.
Chị Mai cho biết, chị sang Pháp làm dâu vào năm 2009, sau 2 năm kết hôn, khi con gái được 11 tháng tuổi. Ngày đầu sang Pháp, chị được mẹ chồng và anh chồng đón ở sân bay. Mặc dù phải chờ gần 4 tiếng vì chị mải nói chuyện với bạn mà nhỡ chuyến bay nhưng mẹ chồng và mọi người vẫn vui vẻ cười tươi, ôm hôn chị khi gặp mặt.
Hôm sau, bố chồng cùng vợ 2 của ông cũng sang nhà để chào chị. Ông mang theo bảng viết bằng tiếng Việt "Chào mừng bạn 3" (Chào mừng 3 bạn) kèm theo tên của vợ chồng và con gái khiến chị xúc động với tình cảm của mọi người nơi đây dành cho nàng dâu mới như chị.

Ngày hôm sau chị sang Pháp, bố chồng và vợ 2 đến chào hỏi, thăm chị.
Thời gian đầu, biết chị mới sang không có bạn chơi buồn, cứ vào chủ nhật hàng tuần, đại gia đình lại tổ chức ăn cơm ở nhà bố chồng cách nhà chị 500m. Bố chồng chị đi đâu gặp người châu Á cũng thường hỏi thăm rồi xin số điện thoại mang về cho chị vì sợ chị không có bạn sẽ buồn.
Không những vậy, gia đình chồng chị tạo mọi điều kiện hết mức để chị có thể thích nghi với cuộc sống mới, từ anh chồng, mẹ chồng và cháu chồng luôn giúp đỡ, đưa đón chị đi đi học tiếng Pháp khi chưa có bằng lái xe. Còn mẹ chồng chị thì tuần nào cũng chạy xe 55km đến nhà chị chơi một lần và ngày nào cũng chạy xe 110km đưa đón chị đi học lái xe.
"Thấy mẹ chồng hết lòng nên mình càng cố gắng. Sau 2 tháng học, mình xin thi sớm để làm quà tặng sinh nhật bố chồng nhưng bị từ chối vì họ sợ mình không thi được. Mình phải học thêm tháng nữa và thời điểm đó cũng sắp sinh nhật mẹ chồng. Mình muốn có món quà ý nghĩa tặng bà nhưng lại bị từ chối.
Lần này mình phải nhờ ông xã xin cho. Anh nói với họ cho mình thi thử lần đầu để làm quen. Mình thi trượt lần đầu, lần thứ 2, lần thứ 3 không sao, anh sẽ thuê phiên dịch cho mình lần thứ 4 vì bên đây thi 5 lần trượt sẽ phải đóng tiền học lại từ đầu. Chỗ dạy học đã đồng ý và mình thi lần đầu trúng luôn.
Ngày thi của mình trước sinh nhật mẹ chồng một ngày là món quà mình tặng mẹ. Sau đó lại chuỗi ngày mình học lái, cũng mẹ chồng ngày ngày đưa mình đi học. Mình cảm động trước tình cảm của bà nên cố gắng thi lái lần đầu đỗ luôn", chị Mai chia sẻ kỷ niệm với mẹ chồng.

Mẹ chồng luôn dành tình cảm cho chị.

11 năm sang Pháp, chị Mai cho biết, chị không hề áp lực chuyện làm dâu bởi làm dâu Pháp khác hoàn toàn Việt Nam. Chị không hề gặp bất cứ khó khăn gì vì người Pháp rất lịch sự, luôn để các con tự nguyện và tôn trọng quyết định của các con.
Mỗi lần bố chồng hay mẹ chồng muốn đến nhà chơi đều điện thoại cho vợ chồng chị hỏi trước xem có tiện không rồi mới tới. Họ không bao giờ đến nhà chị mà không báo trước vì sợ các con bận hoặc không muốn.
Tuy nhiên vì bố mẹ chồng chị ly dị nên lễ Tết vợ chồng chị phải chia ngày như ngày nào đến nhà bố chồng, ngày nào đến nhà mẹ chồng, ngày nào đến nhà chú chồng và ngày nào ăn ở nhà chị. Dẫu phải chia nhiều lịch nhưng do gia đình có truyền thống như vậy nên chị chỉ việc làm theo mà không hề gặp khó khăn nào. Thậm chí chị rất tự tin về việc đối nội và đối ngoại của mình.
Để gắn kết mọi người trong nhà, cuối tuần chị hay mời đại gia đình nhà chồng đến nhà mình ăn cơm. Tuần nào cũng vậy, chị cứ chuẩn bị đồ ăn để cả nhà cùng quây quần, vui vẻ trò chuyện từ 12h-19h tối. Nhờ đó mà mọi người thân thiết, hiểu nhau hơn và tình cảm gia đình cũng bền chặt hơn. Hễ ai có việc tất cả mọi người đều xắn tay áo vào giúp đỡ. Thậm chí, ngày chị đi lấy chứng nhận quốc tịch Pháp, cả gia đình 10 người đến để chung vui, trong khi các gia đình khác chỉ có 2 vợ chồng.

Ngày chị lấy quốc tịch Pháp cả gia đình 10 người đến tham dự trong khi những cặp đôi khác chỉ có 2 vợ chồng.

Chị tổ chức sinh nhật cho mẹ chồng.

Gia đình chị vui vẻ trong ngày sinh nhật vợ 2 của bố chồng.

Gia đình chị luôn có những buổi quây quần bên nhau.
Nói đến đây, chị Mai tâm sự, 11 năm làm dâu, mẹ chồng nhiều lần khiến chị xúc động rơi nước mắt. Có lần khi chồng chưa biết tặng chị món quà gì vào dịp Noel, bà đã đưa cho anh chiếc nhẫn đính hôn của bà để anh tặng lại cho chị. Điều đó khiến chị xúc động và khóc vì hạnh phúc.
"Sau đó mình điện thoại cảm ơn mẹ chồng thì bà nói, đáng lẽ món quà đó mẹ chỉ tặng lại cho con gái, nhưng mẹ không có con gái nên tặng lại con", chị Mai kể.
Không những vậy món quà Noel của bà tặng chị với tấm bưu thiếp nhỏ cũng khiến chị rưng rưng hạnh phúc. Trong tấm bưu thiếp, bà viết: "Ngày xưa mẹ xin chúa cho mẹ sinh được người con gái, nhưng mẹ đã không có được. Bây giờ mẹ nghĩ nếu chúa cho mẹ sinh được đứa con gái thì chưa chắc đã tốt hơn con. Cảm ơn con đã đến với gia đình mình, đây chính là gia đình của con, con gái của mẹ". Đọc xong, chị vừa ôm bà vừa khóc trước mặt cả gia đình.

Mẹ chồng chị hạnh phúc vì có con dâu tuyệt vời hơn cả con gái.
Mẹ chồng không chỉ mang đến cho chị tình yêu thương mà còn giúp chị học hỏi được nhiều điều. Bà luôn kiên nhẫn, không bao giờ nói chuyện về người khác, không nói lại chuyện cũ, không ép buộc ai làm theo ý mình và luôn tôn trọng ý kiến của người khác, luôn để mọi người tự nguyện.
Chính những điều đó khiến chị chưa bao giờ có suy nghĩ lo lắng về chuyện làm dâu. Dẫu vậy, đối với chị, làm dâu cũng là một nghệ thuật. Mọi người cần phải biết đối nhân xử thế đầu tiên và muốn người khác yêu thương, tôn trọng mình thì phải yêu thương và tôn trọng họ trước. Tình cảm cho đi sẽ được nhận lại, nếu yêu thương chồng thì phải biết trân trọng bố mẹ chồng bởi đối với cha mẹ, chỉ cần các con có hiếu, không làm bố mẹ buồn lòng đã là hạnh phúc lớn nhất của những bậc làm cha làm mẹ.
Độc giả có câu chuyện về gia đình muốn tâm sự, chia sẻ có thể gửi thư về hòm mail: hoahue@giadinh.net.vn
Theo Eva/thoidaiplus.giadinh.net.vn

Đàn ông thốt ra 1 trong 12 câu này: Đẹp mấy cũng ế vì rơi vào top 'vô duyên bẩm sinh'
Gia đình - 2 giờ trướcGĐXH - Đẹp trai, cao ráo, sành điệu – tưởng đâu là combo hoàn hảo trong mắt chị em. Ấy vậy mà chỉ cần một câu nói vô duyên, nhiều quý ông đã tự tay đánh rơi hình tượng không thương tiếc.

Đứa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bố lớn lên có tính cách khác hẳn nhau, cho con ngủ cùng ai là tốt nhất?
Nuôi dạy con - 5 giờ trướcViệc “ngủ cùng mẹ” hay “ngủ cùng bố” có thể tạo ra những khác biệt không nhỏ trong tính cách của đứa trẻ khi lớn lên.

2 cô gái chơi thân vì quá giống nhau, xét nghiệm ADN mới biết là chị em ruột
Gia đình - 11 giờ trướcNgoại hình giống nhau khiến hai cô gái trở thành bạn thân, quen biết hơn một năm thì họ làm xét nghiệm ADN sau khi nhận thấy có quá nhiều điểm trùng hợp.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 1 ngày trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đìnhGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".