Con không uống nước, mẹ đừng chủ quan
Trẻ bị mất nước có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như sốc, nhiễm axit máu, hôn mê bất tỉnh.
Nước là thành phần giúp duy trì sự sống, còn quan trọng hơn cả thực phẩm, điều này chắc hẳn ai cũng biết. Ngoài chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và đào thải cặn bã, nước còn giúp điều chỉnh thân nhiệt, duy trì lượng máu và tham gia vào quá trình trao đổi chất.
Nước chiếm tới 70 – 80% cơ thể trẻ, 60% cơ thể người lớn, vì thế có thể nói nước đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ hơn cả với người lớn. Quan trọng là thế nhưng có rất nhiều mẹ khi đang cho con bú cứ nghĩ sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho con rồi, còn với trẻ lớn hơn, vì trước kia đang quen bú sữa mẹ nên từ khi chuyển sang ăn dặm rất lười uống nước, dẫn đến bị mất nước.
Mất nước ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, nhiễm axit máu, thậm chí hôn mê. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các mẹ những chiêu “dụ” trẻ uống nước và những điều cần biết khi cho trẻ uống nước.
Chiêu “dụ” trẻ uống nước
Với những trường hợp trẻ đặc biệt không thích uống nước thì mẹ không nên bắt ép quá bởi như thế rất dễ khiến trẻ có phản cảm với nước, sau này sẽ càng khó nuôi. Khi ấy, chị em nên tạm chuyển sang những loại nước khác, rồi dần dần tập cho trẻ thói quen uống nước sau.
Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn nhiều hoa quả có hàm lượng nước cao như: dưa hấu, lê, cam, quýt… hoặc cho trẻ uống nước ép hoa quả. Tốt nhất là các mẹ nên mua hoa quả tươi về rồi tự ép chứ không nên mua nước đóng chai hoặc đóng lon. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn mẹ nên cho trẻ uống thêm canh, vừa bổ sung nước, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ.
Thêm một chiêu nữa là các mẹ có thể đánh lừa thị giác của trẻ bằng cách mua cho trẻ những chiếc cốc uống nước nhỏ nhỏ xinh xinh, có màu và hình ảnh mà trẻ thích.
Cho trẻ uống nước đúng cách
Không ít mẹ cho rằng cho con uống nước là việc làm cực kỳ dễ, cứ cho nước lên miệng là bé sẽ uống thôi, tuy nhiên mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy, nó còn liên quan đến số lượng, loại nước, nhiệt độ của nước và thời điểm cho bé uống nước như thế nào là thích hợp.
Khi nào nên cho trẻ uống nước?
Thông thường cứ sau 2 lần ăn sữa, sau khi tắm, sau khi tỉnh dậy, buổi tối trước khi đi ngủ mẹ đều phải cho trẻ uống nước. Có nhiều chị em cho rằng không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ vì sợ tè dầm. Tuy nhiên, trong suốt một đêm, dù chỉ nằm ngủ nhưng các hệ cơ quan trên cơ thể trẻ vẫn làm việc, do đó mẹ cần bổ sung nước cho trẻ trước khi cho trẻ lên giường.
Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ mải chơi nên dù khát nước cũng không nhận thấy. Do đó, mẹ nên đế ý, nếu thấy trẻ có hành động liếm môi chứng tỏ trẻ đang khát nước, mẹ cần cho uống nước ngay.
Nước như thế nào là tốt nhất cho trẻ?
Tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống nước lọc không có vị ngọt bởi nếu uống quen các loại nước giải khát sau một thời gian trẻ nhỏ sẽ không chịu bú sữa mẹ, trẻ lớn cũng không chịu uống nước lọc nữa. Thêm vào đó, những loại nước giải khát thường có chất phụ gia gây kích thích đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
Mẹ nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nước sau khi đun sôi nếu để lâu không khí sẽ bị hút vào nước hoặc nước có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, sau khi đun, các mẹ chỉ nên để nguội và cho trẻ uống trong khoảng 4 – 6 tiếng là thích hợp nhất.
Thêm nữa, nước một khi đã đun sôi rồi, các mẹ không nên đun lại bởi một số kim loại cứng trong nước sẽ bị cô lại, không có lợi cho sức khỏe nếu trẻ uống vào.
Cô gái Kiên Giang lấy chồng Hàn qua bạn thân mai mối: 15 năm sau dẫn mẹ chồng về quê mình làm 1 việc gây sốt
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcCô gái này đã có 15 năm làm dâu Hàn Quốc, làm mẹ 2 con.
Bữa cơm chiều và lời nhắc nhở 'định mệnh' của người hàng xóm khiến bà mẹ truyền thống thay đổi hoàn toàn cách dạy con
Nuôi dạy con - 12 giờ trướcGĐXH - Kỳ vọng duy nhất của bà đối với 3 đứa trẻ là: Mẹ có mệt mỏi đến đâu cũng không sao, miễn là các con có thể học tập chăm chỉ. Nhưng người hàng xóm đã chỉ ra sai lầm trong cách dạy dỗ này của cô.
Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay
Gia đình - 17 giờ trước3 con trai của ông cụ này đinh ninh mình sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà cha để lại. Song thực tế mọi chuyện lại chẳng như vậy.
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy con - 19 giờ trướcGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
5 cung hoàng đạo nữ là 'cỗ máy kiếm tiền', trở thành chỗ dựa vững chắc cho chồng con
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Tử vi phương Đông cho rằng, có 4 cung hoàng đạo nữ sở hữu cá tính có phần mạnh mẽ nhưng lại là chỗ dựa vững chắc, mang may mắn và phú quý đến cho chồng con.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 23 giờ trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 1 ngày trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đìnhNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.