Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịch

Thứ bảy, 09:32 22/05/2021 | Gia đình

Hình ảnh và thông tin các em học sinh phải đi cách ly đã làm con trai tôi suy nghĩ. Tôi cũng phân tích thêm, việc chúng ta được ở nhà và đang mạnh khỏe đã là điều vô cùng may mắn…

Gia đình tôi ở Hà Nội. Chồng tôi làm giám đốc một công ty tư nhân. Tôi cũng là quản lý của một công ty lữ hành du lịch khá lớn. Thu nhập tốt nhưng đổi lại chúng tôi quá bận rộn. Vì vậy việc chăm sóc 2 con (con trai 14 tuổi và bé gái 5 tuổi), tôi đành thuê người giúp việc.

Chúng tôi có 2 người giúp việc, đều làm theo dạng bán thời gian. Một người chuyên lo chuyện đi chợ, nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa. Người còn lại là một sinh viên, phụ trách việc đưa đón, bảo ban các con tôi học hành.

Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịch - Ảnh 1.
Ảnh: Đức Liên

Thấy các con có kết quả học tập tốt, phát triển về thể chất, tinh thần nên chúng tôi khá hài lòng. Tuy nhiên đợt dịch Covid-19 đầu năm vừa qua đã làm cuộc sống của gia đình tôi có nhiều xáo trộn.

Công ty chồng tôi vẫn hoạt động nhưng chỉ mang tính chất cầm chừng. Trong khi đó, ảnh hưởng bởi dịch nên công ty tôi ngừng hoạt động. Đặc biệt thời gian sau Tết, các con nghỉ học, tôi cũng hoàn toàn ở nhà.

Do cao tuổi, có bệnh nền nên người giúp việc chuyên nấu ăn, dọn dẹp xin nghỉ để hạn chế đi lại. Em sinh viên cũng xin nghỉ tạm thời để ở quê, không dám lên thành phố vì lo ngại dịch bệnh. Lúc đó, tôi ở nhà nên cũng không tìm người mới để giúp các con.

Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để mình gần gũi con hơn. Tuy nhiên thời gian ở nhà, các con mới bộc lộ nhiều điểm khiến tôi không hài lòng, đặc biệt là con trai lớn.

Cháu học tốt, có ý thức trong việc học hành nhưng lười làm việc nhà. Cháu cũng không có ý thức tự chăm lo cho bản thân bởi mọi việc trước đây đã có người giúp việc đốc thúc, lo lắng. Ví dụ ăn sáng xong, cháu để nguyên bát, đũa trên bàn. Cháu không hề cho bát vào bồn để ngâm chứ chưa nói đến việc rửa.

Sau thời gian ngồi vào bàn học, cháu chỉ ôm điện thoại hoặc xem ti vi. Cháu không có ý thức giúp mẹ việc nhà, chăm sóc em. Tôi nói con mới chịu làm, với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thậm chí, khi bị mẹ nhắc nhiều, cháu đã gắt lên khiến tôi rất bất ngờ. Tần suất hai mẹ con cãi nhau, bực bội ngày càng dày lên.

Không yêu cầu con làm việc giúp cả gia đình, tôi chỉ yêu cầu con làm việc để tự phục vụ bản thân như tự cho quần áo vào máy giặt, ăn xong tự rửa dọn, sắp xếp lại phòng riêng… nhưng con không chịu làm hoặc làm một cách miễn cưỡng, chống đối. Cháu thường xuyên gắt gỏng việc bị “giảm lỏng” ở nhà, không được ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tụ tập… Mọi chuyện vô cùng căng thẳng.

Tuy nhiên sau đó, một chuyện xảy ra đã làm con tôi thay đổi. Một lần, cháu vào mạng và xem được hình ảnh những học sinh tiểu học đi cách ly vì lớp có một học sinh dương tính với nCoV. Con tôi còn đọc được thông tin các em phải ở trong phòng, chỉ đi ra ngoài nếu như có việc cần thiết. Một số em mang sách vở để học cho đỡ quên kiến thức. Tuy nhớ nhà nhưng các em đều ý thức được trách nhiệm của bản thân nên rất nghe lời thầy cô và các nhân viên y tế.

Hình ảnh và thông tin đó đã làm con trai tôi suy nghĩ. Cháu đem chuyện đó kể với mẹ. Tôi cũng phân tích thêm cho con hiểu, việc mình còn được ở nhà và mạnh khỏe là điều vô cùng may mắn. Biết bao người đã phải đi cách ly đến nơi xa lạ, thiếu thốn nhiều thứ. Thậm chí là các em nhỏ như mầm non, tiểu học… Tuy vậy các em đã rất nỗ lực để vượt qua thời gian cách ly.

Con nghe và không nói gì thêm. Nhưng tôi hiểu con thực sự bị tác động mạnh bởi chuyện này. Bởi sau đó, con đã có nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ, hành vi. Điều thay đổi đầu tiên, con trai tôi đã không còn kêu ca việc phải ở nhà, dừng tất cả các trò giải trí ở bên ngoài.

Cháu cũng ý thức hơn trong việc của cá nhân. Một tối, khi đang chuẩn bị bữa cơm trong bếp, tôi thực sự giật mình khi con hỏi: “Mẹ có cần con giúp gì không?” thay vì: “Mẹ, tối nay có gì để ăn thế?” như trước.

Những thay đổi có thể không quá lớn lao với nhiều người nhưng thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với con trai tôi. Vì vậy, việc kỳ nghỉ hè này tiếp tục ở nhà và học tập, sinh hoạt cùng nhau không còn căng thẳng với gia đình tôi nữa. Gia đình bạn thì sao? Bạn có thể chia sẻ kỳ nghỉ hè tại gia với chúng tôi không?

Theo Lâm Hồng (Hà Nội)/VietnamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chung sống 2 năm không đăng ký kết hôn, ngày chia tay chồng đòi lại sính lễ

Chung sống 2 năm không đăng ký kết hôn, ngày chia tay chồng đòi lại sính lễ

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Chung sống 2 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn, ngày chia tay, người chồng bất ngờ đòi lại sính lễ nhưng bị vợ từ chối.

Có 2 con trai nhưng không thể ở cùng, cụ ông cay đắng rút ra 3 chân lý tuổi già sau một năm sống ở viện dưỡng lão

Có 2 con trai nhưng không thể ở cùng, cụ ông cay đắng rút ra 3 chân lý tuổi già sau một năm sống ở viện dưỡng lão

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Sau một năm sống ở viện dưỡng lão, cụ ông 65 tuổi nhận ra: Có ba điều tưởng nhỏ mà lại là điểm tựa lớn nhất để tuổi già không cô đơn, không bất lực, không buồn bã.

45 tuổi trở đi, người khôn ngoan tránh xa 4 kiểu vay mượn “rước họa vào thân”

45 tuổi trở đi, người khôn ngoan tránh xa 4 kiểu vay mượn “rước họa vào thân”

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là 4 thứ người khôn ngoan tuyệt đối không "vay mượn" khi bước vào giai đoạn 45–55 tuổi, bởi một lần vướng vào, có thể đánh mất cả bạn bè, tiền bạc lẫn thanh danh.

5 câu hãy thử nói thường xuyên, bạn sẽ thấy EQ cao có thể thay đổi cả vận mệnh

5 câu hãy thử nói thường xuyên, bạn sẽ thấy EQ cao có thể thay đổi cả vận mệnh

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Không cần nói lời hoa mỹ hay trình bày dài dòng, người có EQ cao chỉ cần 5 kiểu câu đơn giản này cũng đủ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng.

Cô gái bị bỏ rơi ở bãi đỗ xe lúc mới sinh, xúc động gặp bố đẻ sau 24 năm

Cô gái bị bỏ rơi ở bãi đỗ xe lúc mới sinh, xúc động gặp bố đẻ sau 24 năm

Gia đình - 18 giờ trước

Không thể gặp mẹ đẻ, cô gái từng bị bỏ rơi khi mới chào đời đã có cuộc đoàn tụ đầy xúc động với bố đẻ sau hơn 2 thập kỷ tìm kiếm nguồn cội.

Miệng nhanh hơn não: Những cung hoàng đạo càng nói càng mất điểm

Miệng nhanh hơn não: Những cung hoàng đạo càng nói càng mất điểm

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Thẳng thắn là một phẩm chất tốt, nhưng với những cung hoàng đạo này, "thẳng như ruột ngựa" lại dễ khiến họ bị hiểu lầm, mất lòng và rơi vào cảnh cô lập lúc nào chẳng hay.

Lấy hết tài sản trong nhà, người đàn ông bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai

Lấy hết tài sản trong nhà, người đàn ông bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

Một người đàn ông 55 tuổi ở Rampur, bang Uttar Pradesh, đã lấy hết của cải trong gia đình, rồi bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai mình.

Giúp mẹ chồng che giấu bí mật, 3 năm sau, nàng dâu trả giá đắt

Giúp mẹ chồng che giấu bí mật, 3 năm sau, nàng dâu trả giá đắt

Gia đình - 1 ngày trước

Sau nhiều năm làm dâu tôi mới hiểu, cái gọi là “gia giáo” ở nhà chồng chỉ là một lớp vỏ được tô son trát phấn kỹ càng nhằm che đậy những điều xấu xí bên trong.

Lấy anh lính cứu hỏa, cô gái Hà Tĩnh có bộ ảnh cưới đẹp như phim

Lấy anh lính cứu hỏa, cô gái Hà Tĩnh có bộ ảnh cưới đẹp như phim

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Bộ ảnh cưới của cô gái Hà Tĩnh được chụp với ý tưởng đặc biệt liên quan đến công việc cứu hỏa của chồng, khiến dân mạng trầm trồ khen ngợi.

3 thứ mang đến nhà người khác: EQ thấp đến mức khó cứu

3 thứ mang đến nhà người khác: EQ thấp đến mức khó cứu

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi đến thăm nhà người khác, bạn tuyệt đối không nên mang theo 3 thứ này, nếu không, đối phương sẽ cho rằng bạn có EQ "chạm đáy".

Top