Hà Nội
23°C / 22-25°C

CTV Dân số dân tộc Tày khiến cả nghìn người vỗ tay sau bài phát biểu

Thứ sáu, 09:17 18/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Lời chia sẻ thật lòng của anh nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt, những cái gật đầu đồng lòng của hàng nghìn người ngồi dưới hội trường…

Tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Y tế lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/9, có một đại biểu đặc biệt, thu hút sự chú ý của nhiều người. Anh vận bộ trang phục của người dân tộc Tày, với nụ cười hiền lành, có phần bẽn lẽn.

Khi được mời lên phát biểu, anh không giấu nổi sự ngượng ngập, run run khi lần đầu được phát biểu ở “Trung ương”, trước rất đông người, đặc biệt, trước Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

cong-tac-vien-dan-so

Cộng tác viên dân số Diệp Trung Thành phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Y tế lần thứ VI

Anh là Diệp Trung Thành, 31 tuổi, là cộng tác viên dân số xóm Khau Sáng, xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Người con dân tộc Tày ấy đã chào Đại hội bằng tiếng mẹ đẻ. Giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng, anh chia sẻ: Xóm Phau Sáng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng rất khó khăn, cách trung tâm xã 18 km, cách trung tâm huyện 48 km. Đường đi lại vất vả, với một bên núi cao, một bên khe suối sâu. Xóm chưa có điện, sóng điện thoại phập phù, việc liên lạc rất khó khăn. Chỉ có 24 hộ gia đình nhưng lại phân bố rải rác, có nhà cách xa nhau hàng bao nhiêu quả đồi, việc tuyên truyền về dân số - KHHGĐ vì thế cũng vất vả hơn gấp bội.

Năm 2001, anh Thành được Trạm Y tế xã Vĩnh Quang cử đi học lớp Y tế thôn bản 9 tháng tại trường Trung cấp Y tế Cao Bằng. Trở về quê hương, anh Thành trực tiếp làm cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản.

Thời gian đầu làm công tác dân số, anh Thành chia sẻ, thật bỡ ngỡ và ngại ngùng, khi nói đến KHHGĐ, SKSS, phòng tránh thai, bao cao su, nhất là khi nói với chị em phụ nữ, vì lúc đó, anh còn rất trẻ, chưa có gia đình.

Nhưng được cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, trạm y tế xã động viên, hướng dẫn nhiệt tình, anh Thành đã cố gắng quen dần, làm tốt công tác của mình.

“Làm cộng tác viên dân số khó lắm! Vì nhà nào cũng muốn sinh nhiều con, để có nhiều người giúp việc nhà, nhất là địa bàn vùng núi cao, vùng sâu xa, càng cần có sức lao động, cần có con trai để có sức khỏe làm việc nặng, đường xa, lên rừng làm nương rẫy. Hơn nữa, nhà nào cũng muốn đẻ con trai để thờ cúng tổ tiên” – anh Thành tâm sự.

Anh Thành nói, để làm tốt công tác này, anh phải “thuộc làu” mọi thứ liên quan đén các gia đình trong xóm, như nhà có bao nhiêu con, con trai, con gái, có đủ ăn hay không, đã dùng biện pháp tránh thai hay chưa, suy nghĩ của người già trong gia đình, của vợ chồng cũng phải năm. Khi phát hiện hộ gia đình muốn đẻ con thứ 3, anh phải tìm hiểu xem trong gia đình ai là người muốn đẻ thêm nhất, sau đó sẽ gặp những người trong nhà vận động.

Việc tuyên truyền, vận động cũng khó, vì không phải lúc nào anh tìm đến nhà đến cũng gặp được đối tượng.

“Ban ngày mọi người phải lên nương, lên rẫy, buổi tối không có điện, mọi người lại đi ngủ sớm. Vậy nên tôi phải tranh thủ đến hộ gia đình vào buổi trưa, buổi tối, để tiếp cận, hướng dẫn các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai, cách phòng bệnh đường sinh sản… vận động các cặp vợ chồng không sinh thêm con thứ 3, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không phân biệt con trai-con gái, phải cho con đi học, nên đẻ ít con để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình” – anh chia sẻ kinh nghiệm.

Anh cũng thường xuyên phối hợp lồng ghép, tuyên truyền trong các buổi họp xóm, sinh hoạt chi hội phụ nữ, trong các cuộc họp ban ngành, đoàn thể của xóm để nói về sinh đẻ có kế hoạch và chăm sóc sức khỏe bà con.

Dù vậy, anh Thành cho biết, vẫn có những trường hợp không muốn thực hiện KHHGĐ, khi biết anh đến vận động thì trốn tránh, không muốn gặp. Những người như vậy, anh không nản lòng, phải tìm cách gặp bằng được. “Tìm ở nhà không được thì đi rẫy, tìm họ khi họ đi chợ, đi mua hàng, ở quán… Khi gặp rồi thì thuyết phục, nhiều trường hợp không nghe phải đi rất nhiều lần” – anh Thành nói.

Cách đây 2 năm, có một cặp vợ chồng thuộc hộ nghèo trong xóm đã có hai con gái, muốn đẻ thêm con trai, không sử dụng biện pháp tránh thai, vì theo họ là dùng biện pháp tránh thai họ bị đau lưng, nhức đầu, nhiều bệnh. Họ còn nói, ở xóm bên cạnh cũng có gia đình sinh con thứ 3, chỉ là không được xét gia đình văn hóa mà thôi! Đẻ thêm con lại được trợ cấp, cứu đói, thêm gạo… Khi nắm được tâm tư này, anh Thành đã cùng với Chi bộ, cán bộ phụ nữ, nông dân trong xóm Khau Sáng đến tận gia đình vận động, đưa ra những gương gia đình chỉ có hai con, nên đủ ăn, đủ mặc, con cái đi học đầy đủ.

“Với những gia đình như thế, tôi phải dành thời gian nhiều hơn để thăm hỏi, giúp nhiều việc, chia sẻ cách làm ăn… Mỗi lần nói một ý, một vấn đề khác nhau, dần dần, gia đình rất nể và quý tôi. Thế rồi họ tin, dùng biện pháp tránh thai” – anh kể lại.

Cũng theo anh Thành, tuyên truyền, vận động nhân dân tin mình, làm theo mình, bản thân phải gương mẫu. Vợ chồng anh Thành sinh 2 con, tập trung làm ăn, phát triển kinh tế. Anh “khoe” đã mua được máy phát điện loại nhỏ, chạy bằng nước, thắp sáng được 2 bóng đèn, thuận tiện cho việc họp nhóm vào buổi tối. Anh cũng luôn giúp đỡ, tư vấn cho mọi người về làm ăn, phát triển kinh tế, mọi người trong xóm quý, tin những gì anh chia sẻ.

Từ 20 năm nay, cả xóm Khau Sáng không có người sinh con thứ 3. 23/27 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ dùng biện pháp tránh thai, không có tảo hôn, kết hôn cận huyết. Trong xóm cũng không có trẻ suy dinh dưỡng, không có trẻ tử vong dưới 1 tuổi. Các bà mẹ mang thai trong xóm đều được khám tại Trạm Y tế, đẻ tại Trạm, hoặc đẻ tại nhà nhưng được cán bộ y tế theo dõi, chăm sóc, đỡ đẻ. Trẻ em tiêm chủng đầy đủ. Hàng năm, xóm hoàn thành mục tiêu về Dân số - KHHGĐ, đời sống nâng lên.

Anh Thành tự hào chia sẻ: Năm 2010, anh vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 2014, anh được bầu là hội viên hội nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Năm nay, anh lại được Ban Tuyên giáo tỉnh, phối hợp cùng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng biểu dương là đảng viên hết mình vì công tác DS-KHHGĐ. Hàng năm, anh được Chi cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ xã biểu dương đã có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ.

“Tôi chỉ mong muốn góp một phần công sức vào công tác dân số, y tế thôn bản để quê hương Khau Sáng ngày càng phát triển, như cái tên Khau Sáng (Rừng Sáng) ngày càng sáng hơn” – anh tâm sự.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Ảnh: Chí Cường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top