Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đảm bảo việc tiếp cận thông tin, dịch vụ CSSKSS cho mọi đối tượng

Thứ ba, 16:36 22/04/2014 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Ủy ban Dân số và Phát triển (CPD) vừa tổ chức phiên họp lần thứ 47 tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc tại Mỹ. Mục tiêu chính của phiên họp là “Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD)”.

Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự phiên họp là TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ.
 
Tại phiên họp, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện chương trình hành động ICPD và thảo luận về báo cáo rà soát thường niên cấp bộ sẽ diễn ra trong năm 2014. Phiên họp đưa ra các khuyến nghị thực hiện ICPD sau năm 2014 và gắn kết chương trình ICPD với chương trình phát triển sau năm 2015.
 
Đảm bảo việc tiếp cận thông tin, dịch vụ CSSKSS cho mọi đối tượng 1

TS Dương Quốc Trọng (phải) - Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ và tác giả bài viết tại hội nghị. Ảnh: T.L

Bản tuyên bố chung với nội dung nhân văn

Các nước tham gia tuyên bố chung khẳng định quyết tâm đảm bảo sự tiếp cận phổ cập tới thông tin và các dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cùng các biện pháp xóa bỏ mọi hình thức bạo lực, phân biệt đối xử dựa trên độ tuổi, giới tính, khuynh hướng tình dục, nhận thức về giới, thu nhập, chủng tộc, tôn giáo, tình trạng di cư, khuyết tật, tình trạng HIV và tình trạng khác.

Tuyên bố khẳng định các chính sách về dân số và phát triển phải được dựa trên các nguyên tắc quyền con người để đạt được sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc thực hiện các chương trình và chính sách giúp phụ nữ, vị thành niên và thanh niên…có thể tiếp cận tới thông tin và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm việc lựa chọn các biện pháp tránh thai hiện đại. Chăm sóc bà mẹ toàn diện, bao gồm chăm sóc trước sinh và sau sinh, tiếp cận dịch vụ nạo phá thai hợp pháp an toàn, chăm sóc sau nạo phá thai, các dịch vụ sinh đẻ an toàn, phòng chống và điều trị vô sinh, phòng chống và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, các bệnh ung thư đường sinh sản và các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm khác và được hưởng tất cả các quyền sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, bao gồm thông qua các chương trình giáo dục giới tính toàn diện, phù hợp với năng lực phát triển của vị thành niên và thanh niên, phù hợp với độ tuổi...

Các nước đều phản đối tất cả các hình thức cưỡng bức, bạo lực và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái ảnh hưởng đến sự tiến bộ và mục tiêu của ICPD. Kêu gọi các quốc gia xem xét vấn đề pháp l‎uật nhằm xóa bỏ các hình thức bạo lực, phân biệt đối xử trên cơ sở tuổi tác, giới tính, bình đẳng giới, thu nhập, chủng tộc, tôn giáo, di cư, tàn tật, HIV và các thủ phạm gây ra bạo lực giới.

Các nước đánh giá cao các thành tựu thực hiện chương trình hành động ICPD sau hai mươi năm và cam kết ứng phó với các thách thức mới như thay đổi quy mô dân số, dân số trẻ, dân số già, di cư, đô thị hóa cũng như các hình thức thảm họa, xung đột, các trường hợp khẩn cấp cần tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các xung đột, mất đi sự đa dạng sinh học, nghèo đói, an toàn thực phẩm, an ninh lương thực. Tuyên bố chung đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lồng ghép các chương trình nghị sự về dân số và phát triển trong chương trình phát triển sau năm 2015 gồm có cả các mục tiêu phát triển bền vững. Các nước tham gia tuyên bố cũng kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế đảm bảo liên tục hỗ trợ phát triển chính thức, đảm bảo cùng phối hợp giải quyết các vấn đề chung.

Phụ nữ, trẻ em em gái - đối tượng cần được quan tâm đặc biệt

Kết thúc phiên họp lần thứ 47, các nước thành viên cũng đã thông qua nghị quyết tái khẳng định cần tiếp tục triển khai đầy đủ và rộng rãi hơn Chương trình hành động ICPD, góp phần triển khai chương trình đối thoại Bắc Kinh cũng như các chương trình về dân số và phát triển, giáo dục và lồng ghép bình đẳng giới vào các nỗ lực toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo và đạt mục tiêu phát triển bền vững và vấn đề quy mô dân số cũng chính là vấn đề quan trọng trong sự phát triển.

Chính phủ các nước cần nhận thức được sự liên kết quan trọng giữa các vấn đề ưu tiên của ICPD và phát triển bền vững nhằm nỗ lực dựa trên các kinh nghiệm đạt được trong 20 năm qua trong việc xúc tiến chương trình phát triển sau năm 2015. Chính phủ các nước cần xây dựng, đẩy mạnh triển khai các chiến lược một cách hiệu quả nhằm xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển và phát triển bền vững; giải quyết các nhu cầu cho trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên, người già, người thất nghiệp, người tàn tật và những người dễ bị tổn thương cả ở khu vực đô thị lẫn khu vực nông thôn.

Chính phủ các nước cần nỗ lực để tiếp cận toàn cầu về việc phòng  ngừa, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, không kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị HIV, đặc biệt là những người sống chung với HIV, tiến tới xóa bỏ việc lây truyền HIV từ mẹ sang con hướng đến tầm nhìn kết thúc lây lan bệnh HIV/AIDS.

Chính phủ các nước cần giải quyết các vấn đề hiện có trong Chương trình hành động ICPD bao gồm các vấn đề tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy triển khai vấn đề nhân quyền, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, bình đẳng trong việc triển khai việc tiếp cận bình đẳng toàn cầu về dịch vụ y tế, sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ mới sinh, sức khỏe trẻ em cũng như các tiến bộ về y tế, tuổi thọ; giải quyết vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử. Công nhận quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của bố mẹ, những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ vị thành niên liên quan đến khả năng của trẻ vị thành niên.

Cần giảm tỷ lệ chết mẹ thông qua tăng cường hệ thống y tế, tiếp cận hệ thống y tế có chất lượng trên toàn cầu một cách bình đẳng, lồng ghép hệ thống sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục một cách toàn diện, đảm bảo cho trẻ vị thành niên thanh niên tiếp cận đầy đủ và chính xác các thông tin, giáo dục về tình dục, thúc đẩy, tôn trọng, bảo vệ và triển khai đầy đủ vấn đề nhân quyền đặc biệt là vấn đề nhân quyền cho phụ nữ và trẻ em gái về quyền sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản; giải quyết triển khai luật về phân biệt đối xử và áp dụng luật một cách công bằng và không phân biệt đối xử.

Chính phủ các nước và các đối tác phát triển nhiều hơn nữa về  hợp tác quốc tế, để cải thiện sức khỏe bà mẹ, giảm tỷ lệ chết mẹ, phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh HIV/AIDS nhằm tăng cường hệ thống sức khỏe và đảm bảo các nước ưu tiên vấn đề tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản toàn cầu, vấn đề KHHGĐ, chăm sóc trước sinh, sinh đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh đặc biệt nuôi con bằng sữa mẹ; chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; chăm sóc các cấp cứu sản khoa, phòng ngừa và điều trị vô sinh; các dịch vụ có chất lượng để quản l‎ý biến chứng do nạo phá thai, tiếp cận thông tin đáng tin cậy và tư vấn cho phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, giảm các ca nạo phá thai thông qua việc mở rộng và cải thiện dịch vụ KHHGĐ và giảm thiểu các ca nạo phá thai không an toàn; đào tạo và trang bị cho những người cung cấp dịch vụ các biện pháp đảm bảo nạo phá thai an toàn.
 
Cần nhận thức rõ và công nhận KHHGĐ là một đóng góp cho quá trình phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc các nước đạt được mục tiêu chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái.
 
Phiên họp đặc biệt lưu ý đến vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cải thiện điều kiện kinh tế, gia đình nhằm thúc đẩy việc tham gia vào công tác xã hội của người phụ nữ.
 
Đinh Huy Dương
(Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ- Tổng cục DS-KHHGĐ)
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top