Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Thứ hai, 13:00 26/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nâng cao hiểu biết, kiến thức, hành vi của vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) về vấn đề sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ); tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN... là những nội dung chính trong Dự thảo Đề án “Cải thiện tình trạng DS/SKSS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020” do Tổng cục DS-KHHGĐ soạn thảo sẽ triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Hiểu biết về SKSS của giới trẻ còn nhiều hạn chế


Truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên trong trường học. Ảnh: Dương Ngọc

Truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên trong trường học. Ảnh: Dương Ngọc

ThS Lương Quang Đảng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho biết, VTN/TN là nhóm dân số đặc thù, đang trong thời kỳ “quá độ” từ trẻ em lên người trưởng thành. Do đó, đây là nhóm có nhiều thay đổi về tâm lý, sinh lý và hành vi, đòi hỏi gia đình, xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt.

Theo ThS Lương Quang Đảng, trong những năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai một số mô hình, đề án can thiệp đối với VTN/TN như: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống; truyền thông vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ cho thanh niên ở các khu công nghiệp…

Tuy nhiên, nhìn chung, hiểu biết về sức khỏe sinh sản của VTN/TN ở nước ta còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ VTN/TN trả lời đúng về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt là rất thấp; số VTN/TN biết khả năng mang thai sau khi quan hệ tình dục lần đầu là không cao. Cụ thể, 69,5% cho rằng “có thể”; 10,8% trả lời là “không thể” và có tới gần 20% còn lại là “không biết”; tỷ lệ VTN/TN không lường trước được hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân là khá cao, lên tới 56%. Bên cạnh đó, khi được hỏi về hậu quả của kết hôn cận huyết thống sẽ dẫn tới hậu quả con cái dễ mắc các dị tật bẩm sinh, có tới 22% VTN/TN vùng dân tộc không hề biết tới hệ lụy này.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2014, cả nước có 11,4% trường hợp kết hôn ở tuổi vị thành niên. Tỷ lệ này ở nông thôn cao gần gấp đôi so với thành thị (nông thôn: 13,6%; thành thị: 7,1%). Mặt khác, mặc dù Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế hơn 1 thập kỷ và mô hình sinh của nước ta là mô hình sinh muộn (nhóm tuổi sinh cao nhất là 20-29 tuổi) nhưng mức sinh của nhóm vị thành niên (nhóm từ 15-19 tuổi) đang có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân là do các hình thức truyền thông cho VTN/TN hiện còn khá phân tán, thiếu sự gắn kết. Trong khi đó, các phong tục, tập quán truyền thống lạc hậu còn khá nặng nề khi coi các vấn đề DS/SKSS - KHHGĐ thuộc phạm trù riêng tư, đạo đức và là nguyên nhân khiến một bộ phận không nhỏ VTN/TN còn e ngại, xấu hổ, không dám công khai tìm hiểu, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Điều này đã làm tình trạng thiếu kiến thức ở nhóm đối tượng này ngày càng có xu hướng tăng lên.

Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong thời gian qua tại Việt Nam còn tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ đã có gia đình mà chưa quan tâm đúng mức đến nhóm đối tượng VTN/TN. Do đó, khi mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ bao gồm cả nhóm đối tượng VTN/TN chưa mang tính tổng thể từ Trung ương cho tới địa phương. Do đó, VTN/TN chưa có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở dịch vụ phù hợp với lứa tuổi của mình.

Hiệu quả thiết thực của Đề án


Tuổi trẻ Thủ đô hưởng ứng những ngày lễ lớn của ngành Dân số. Ảnh: D.Ngọc

Tuổi trẻ Thủ đô hưởng ứng những ngày lễ lớn của ngành Dân số. Ảnh: D.Ngọc

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức soạn thảo Đề án “Cải thiện tình trạng DS/SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016-2020”. Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc (63/63 tỉnh, thành phố), ưu tiên các địa phương có tỷ lệ VTN/TN cao (nhiều khu công nghiệp, đông người di cư) với nhóm đối tượng chính là các VTN/TN. Ngoài ra, Đề án còn hướng tới nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ dân số, y tế cũng như gia đình, nhà trường và toàn xã hội, góp phần giáo dục VTN/TN có những hiểu biết nhất định về chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Với các mục tiêu cụ thể như: Giảm 50% số VTN/TN có thai ngoài ý muốn vào năm 2020; tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thân thiện với VTN/TN lên 75% vào năm 2020; 50% cha mẹ có con trong độ tuổi VTN/TN ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con cái chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ… Đề án sẽ đưa đến một cách tiếp cận thân thiện, phù hợp và đồng bộ với nhóm dân số đặc thù này nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của VTN/TN về vấn đề SKSS/KHHGĐ, góp phần thực hiện thành công chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2020.

Điểm nổi bật trong Đề án “Cải thiện tình trạng DS/SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016-2020” nằm ở các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của VTN/TN về chăm sóc SKSS. Cụ thể, bên cạnh việc truyền thông cung cấp kiến thức kỹ năng trực tiếp cho đối tượng chính là VTN/TN, Đề án còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng thực hành về SKSS/SKTD của VTN/TN cho các bậc làm cha mẹ, ông bà, anh chị trong gia đình của VTN/TN để từ đó, họ có kiến thức, kỹ năng giáo dục con em mình.

Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Giáo dục để xây dựng và nhân rộng các mô hình/góc truyền thông về DS/SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN. Các mô hình này sẽ thu hút học sinh, sinh viên tham gia sinh hoạt ngoài giờ lên lớp về các chuyên đề SKSS/SKTD, hôn nhân, tầm soát bệnh tật bẩm sinh…

Ngoài ra, Đề án còn tập trung xây dựng các “Góc thân thiện” với VTN/TN tại các cơ sở, điểm y tế của khu công nghiệp, doanh nghiệp… để trao đổi, đàm thoại, tìm hiểu kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ; mở rộng hợp tác với các trung tâm tư vấn pháp lý, tư vấn các vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe sinh sản cho VTN/TN.

Đánh giá cao mục đích thiết thực của Đề án, ông Nguyễn Thanh Hảo, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cho biết, việc nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ của VTN/TN trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ là hết sức quan trọng và cấp thiết. Do vậy, nếu Đề án được thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho VTN/TN.

Thời gian vừa qua, cùng với Tổng cục DS-KHHGĐ, Trung ương Đoàn đã xây dựng các mô hình CLB “nhà trọ/góc thân thiện” cho thanh niên công nhân tại nhiều địa phương trên cả nước; thí điểm xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên công nhân tại 2 tỉnh Hải Dương và Bình Dương; mở rộng mô hình “Quán cà phê thanh niên công nhân”… Hiệu quả bước đầu cho thấy, nhận thức của nhóm đối tượng VTN/TN về SKSS/SKTD ngày càng được cải thiện. Đây là bước đệm quan trọng góp phần thực hiện thành công chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020.

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) cho biết: Hiện nay, tuổi dậy thì của trẻ ngày càng có xu hướng sớm hơn. Theo số liệu mới nhất được công bố tại Việt Nam, tuổi dậy thì ở nữ giới là khoảng 13, ở nam giới là 15 tuổi. Đây là vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa. Bà Astrid Bant nhấn mạnh: “Xác định tuổi dậy thì vào khi nào rất quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận cũng như cung cấp thông tin về chăm sóc SKSS sao cho phù hợp, đúng đối tượng và đúng thời điểm. Điều này giúp các chương trình cải thiện tình trạng DS/SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN đem lại hiệu quả cao hơn”.

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, để Đề án thực sự đem lại hiệu quả, cần xác định rõ đối tượng và phạm vi và cách thức triển khai Đề án. Bên cạnh đó, cần lường trước được những khó khăn hiện hữu trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn, kinh phí phê duyệt cho chương trình mục tiêu bị hạn chế. Do vậy, cần cân nhắc, phân bổ vào những việc làm hợp lý, đồng thời, huy động nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực của các doanh nghiệp, kết hợp lồng ghép với các chương trình khác để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mai Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top