Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đẩy mạnh truyền thông, vận động - mũi nhọn để thành công

Thứ bảy, 07:12 18/11/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục luôn được coi là mũi nhọn hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công tác DS-KHHGĐ. Những thành công này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển.


Nhận thức của nhiều người dân được nâng cao, tự nguyện tham gia vào công tác DS-KHHGĐ. Ảnh: cHÍ CƯỜNG

Nhận thức của nhiều người dân được nâng cao, tự nguyện tham gia vào công tác DS-KHHGĐ. Ảnh: cHÍ CƯỜNG

Thành công và thách thức trong giai đoạn mới

Thực hiện Nghị quyết TW Đảng lần thứ 4 khóa VII về Chính sách DS-KHHGĐ, đến nay, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật: Đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt được trước 10 năm và duy trì, ổn định được mức sinh thay thế. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh cao vào khoảng năm 2020 - 2030 với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số. Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng từ 65,3 tuổi lên 75,6 tuổi (cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người). Việt Nam được thế giới đánh giá là điểm sáng về công tác dân số và đã được nhận giải thưởng của Liên Hợp Quốc.

Các kết quả trên góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới... đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Để có được những kết quả trên, trong tất cả các giải pháp, quan trọng nhất vẫn là truyền thông thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của người dân. Trong những năm qua, công tác truyền thông, chuyển đổi hành vi của ngành Dân số đã có nhiều hiệu quả. Ngành Dân số có lực lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách xã và hơn 160.000 CTV dân số ở thôn, bản, xã, phường… ngày đêm bám cơ sở, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ tới mọi người dân. Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và bằng sự nhiệt tình, kinh nghiệm, sự hiểu biết, kiên trì, uy tín và cách tuyên truyền phong phú của mình, họ là những mắt xích quan trọng tạo nên thành công của công tác DS-KHHGĐ. Những tấm gương ấy có thể thấy được ở rất nhiều thôn, xóm, bản, làng, tạo nên những kỳ tích trong công tác DS-KHHGĐ. Cùng với Chiến dịch truyền thông lồng ghép đưa dịch vụ KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, công tác truyền thông (trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo hình, báo viết, báo phát thanh...) đã tạo nên bước chuyển biến rất rõ rệt trong nhận thức của người dân, rất nhiều người dân đã hiểu sâu sắc hơn và tự nguyện tham gia vào công tác DS-KHHGĐ.

Tuy nhiên, hiện nay công tác DS-KHHGĐ đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tốc độ già hóa dân số nhanh, chênh lệch bất lợi mức sinh giữa các vùng miền; đó là vấn đề tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng khi mà chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, vấn đề truyền thông vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ… Tất cả đặt ra những nội dung mới, nhiệm vụ mới và thử thách mới cho công tác truyền thông DS-KHHGĐ. Trong khi đó, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, vai trò nhà trường còn nhiều hạn chế. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình.

Cần sự linh hoạt, uyển chuyển của mỗi địa phương

Chia sẻ về giải pháp trong công tác truyền thông, vận động, TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Bài học kinh nghiệm trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII là ngay sau khi ban hành Nghị quyết Trung ương 4, Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược truyền thông vận động chuyển đổi hành vi sớm trước Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. Do đó, TS Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh: “Chuyển đổi sang nội hàm về Dân số và Phát triển là một vấn để lớn và mới hoàn toàn, khác với nội dung DS-KHHGĐ. Do vậy công tác truyền thông vận động cần được triển khai sớm và đổi mới cả về nội dung và phương pháp truyền thông vận động”.

Công tác DS-KHHGĐ là vấn đề lâu dài, mang tính chiến lược. Với những khó khăn thách thức đang đặt ra ở cả quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ khẳng định, hơn 55 năm qua, truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi là một trong hai hoạt động có sức mạnh nhất, quyết định đến sự thành công của công tác DS-KHHGĐ. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này càng được chú trọng và để triển khai có hiệu quả, rất cần sự linh hoạt, uyển chuyển của mỗi một địa phương, vùng miền.

Theo TS Lê Cảnh Nhạc, hiện chúng ta kết thúc giai đoạn một và bước sang giai đoạn hai thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020. Do đó, công tác truyền thông giáo dục phải có sự chuyển hướng vô cùng linh hoạt. Trước đây, chúng ta “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để cung cấp các dịch vụ, phương tiện tránh thai và truyền thông cho người dân, thì nay nhiệm vụ trên vai của các cán bộ, CTV dân số nặng nề hơn và khó khăn hơn rất nhiều.

Cách thức truyền thông cũng cần phải thay đổi, không chỉ tiếp cận với người dân mà với cả những người trí thức, những người có điều kiện kinh tế… để họ thấy được những hiệu quả thiết thực của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tự nguyện tham gia dịch vụ đó bằng chính nguồn lực và sự hiểu biết của họ.

Về mức sinh hiện đang có sự khác biệt ở các vùng miền và trong từng mỗi địa phương. Do đó, các vùng, các địa phương không thể áp dụng chung một chính sách mà nó cần sự vận dụng một cách linh hoạt, trong xử trí các vấn đề. Theo TS Lê Cảnh Nhạc, thông điệp truyền thông cho người dân cũng có thay đổi, không còn là “sinh từ 1 đến 2 con” mà đối với những nơi mức sinh đang xuống thấp thì cần vận động người dân “sinh đủ 2 con”. Đối với những nơi điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn có mức sinh cao, thậm chí rất cao, vẫn phải tiếp tục vận động giảm sinh để đưa về mức sinh thay thế.

Cũng theo TS Lê Cảnh Nhạc, truyền thông phải luôn luôn đi trước một bước, mỗi địa phương cần lựa chọn đúng mô hình, phương tiện, hình thức, đối tượng để có phương thức thực hiện hiệu quả. Đồng thời tham mưu để các cấp lãnh đạo hiểu được, đưa ra được quyết sách đúng đắn, hợp lý cho công tác DS-KHHGĐ cả về nguồn lực, tổ chức bộ máy cùng với sự huy động cả xã hội cùng tham gia. “Khi chúng ta đánh thức được nhận thức của cả hệ thống chính trị thì công tác truyền thông giáo dục nói chung, của ngành DS-KHHGĐ sẽ thành công”, TS Lê Cảnh Nhạc nói.

Nghị quyết 21-NQ/TW cũng chỉ đạo rõ: Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Trong một Hội thảo về “Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về DS-KHHGĐ cho cán bộ truyền thông cấp tỉnh” do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức gần đây, đại diện Chi cục DS-KHHGĐ của hầu hết các tỉnh đều nêu ra những khó khăn, thách thức của công tác truyền thông giáo dục trong bối cảnh mới. Khó khăn đầu tiên và cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến công tác này là vấn đề về kinh phí. Hiện nay, kinh phí dành cho công tác truyền thông về dân số đều bị cắt giảm tối đa, các địa phương phần lớn đều xoay xở vất vả. Đại diện Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho biết: Nếu trước đây kinh phí truyền thông có thể triển khai Chiến dịch Truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ – (vốn được coi là "quả đấm thép" trong công tác DS-KHHGĐ) tới 500 xã thì hiện nay, với kinh phí ít ỏi chỉ làm được 70 xã. Cũng chia sẻ về vấn đề này, các địa phương cho biết, nhiều phương tiện để giúp cán bộ, CTV dân số tuyên truyền đều đã cũ hoặc không sử dụng được. Nhiều nơi, sự hiểu biết của bà con về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ còn rất mơ hồ với những câu hỏi như “khám làm gì?”, “sàng lọc làm cái gì?”…

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Top