Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 112: Chưa quy hoạch đã vội “xây nhà”

Thứ hai, 15:59 07/05/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Sự phá sản của Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước (Đề án 112) khiến các nhà quản lý chuyên môn đau đầu và dư luận tốn nhiều giấy mực. Để làm rõ về “cái chết” của Đề án này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học Công nghệ và Môi trường (UBKHCN&MT) của Quốc hội

>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngừng triển khai Đề án 112

* Thưa ông, đáng ra Đề án 112 phải thực hiện song song với cải cách hành chính, qua việc dừng Đề án này, cho thấy giữa các bên đã không có mối liên hệ với nhau?

UBKHCN&MT nhận xét rằng đề án 112 chính ra phải thực hiện song song với cải cách hành chính. Bởi nó chỉ là phương tiện, còn quản lý là cải cách hành chính, cải cách hành chính được thì mới áp dụng tin học vào để thực hiện chính phủ điện tử. Thế nhưng khi thực hiện thì Đề án 112 thực hiện gần như độc lập, cải cách hành chính do Bộ Nội vụ, Đề án 112 là Văn phòng Chính phủ, hai anh này thực hiện tách ra. Cái đầu tiên là quan hệ con người của anh rối bét không thể làm được thì tất cả những cái khác sẽ không thực hiện được.

Những phần mềm lạc hậu thì tiêu phí tiền nhà nước, bởi khi dồn tiền mới chỉ mua được phần cứng thôi, nhân lực chưa có, quan hệ giữa con người trong mặt quản lý hành chính không tốt cũng làm cho đề án 112 không tốt được.

Đã nói đến CNTT thì thời gian lạc hậu rất nhanh, lãng phí ở chỗ đó. Trong quá trình thực hiện dự án một cách đồng loạt như vậy thì vấn đề tuân thủ thủ tục đầu tư cũng phải xem xét. (Ông Trần Việt Hùng)

Bên cạnh đó, khi mỗi địa phương làm theo cách riêng của mình, ví dụ ông này tính diện tích là ha, ông kia tính diện tích là m2 thì không thể nào tin học hóa được. Cho nên, trước hết phải chuẩn hóa và phải cải cách hành chính để cho các bước đơn giản, trên cơ sở đó tôi mới có thể dùng ngôn ngữ và thuật toán để lập trình. Phần mềm muốn dùng chung thì phải có chuẩn chung và cùng ngôn ngữ. Nhưng thực tế hiện nay mỗi nơi áp dụng mỗi kiểu.

* Và như vậy, trước khi triển khai Đề án 112 thì chúng ta chưa có một khảo sát nào cụ thể?

Rõ ràng các bước đi là có vấn đề. Trong báo cáo giám sát của chúng tôi kết luận có những cái đáng lý đi trước thì lại để đi sau. Phương pháp tiếp cận xây dựng nhiều nội dung còn thiếu tính hệ thống, công tác chuẩn hóa và xây dựng các kiến trúc thông tin, kiến trúc dữ liệu đúng ra cần thực hiện trước thì lại không được triển khai ngay, giống như chúng ta chưa xây dựng quy hoạch khu đô thị  nhưng đã tiến hành xây dựng từng ngôi nhà.

Cái gọi là quan niệm của con người là thế, tức là lấy ý chí làm đầu. Khi thấy trên bảo rằng làm chính phủ điện tử thì mình làm ngay chính phủ điện tử, nhưng mà chính phủ điện tử phải thực hiện bước nào trước, bước nào sau thì ta không làm.

* Thưa ông, hình như chúng ta quá chú trọng vào đầu tư thiết bị mà coi nhẹ nhân tố con người?

Anh tạo ra mạng thì phải có người nuôi nó, có nguồn thông tin vào thì mới có trao đổi. Khi mà dự án rút đi thì làm gì có nhân lực. Nó cũng vướng một vấn đề nữa là cán bộ CNTT có khả năng như thế mà ăn lương Nhà nước thì khó có thể ở lại làm được. Đấy cũng là vấn đề khó cho Đề án 112. Do đó cần phải có một định hướng lại, cần một chiến lược tổng thể hay là một đề án khác dựa trên cơ sở 112 rút kinh nghiệm để làm.

Hiện nay Thủ tướng cũng có quyết định xem xét lại trên cơ sở rút kinh nghiệm để có thể làm đề án mới, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là chính phủ điện tử. Tôi thấy mục tiêu đó là hoàn toàn đúng, và hiện nay đang đẩy mạnh chứ không phải là dừng lại. Dừng là dừng để xem xét đề án này thôi, tôi nghĩ rằng bây giờ giai đoạn này nguồn lực cũng đã mạnh lên, nhận thức, hệ thống hạ tầng cơ sở cũng mạnh rồi... Mình dừng để thực hiện tốt hơn, còn cứ tiếp tục như thế này sẽ bị sa lầy.

* Thưa ông,  thất bại lớn nhất của đề án 112 này là gì?

Với 5 mục tiêu của Đề án, thì đều chỉ đạt một phần nào đó và ở mức độ khác nhau, thế nhưng tựu chung lại là chưa hoàn thành được những mục tiêu này, mặc dù thời gian đã hết.

* Thưa ông, nếu tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử thì nên thực hiện như thế nào để tránh những thất bại như Đề án 112?

Theo tôi bây giờ nên để nằm trong một ban chỉ đạo chung về CNTT quốc gia, trong đó có chính phủ điện tử, trong đó có Đảng điện tử, Quốc hội điện tử, tức là tạo ra một Nhà nước điện tử. Chúng ta không nên tách rời, đặc biệt là không tách rời với cải cách hành chính. Tin học thúc đẩy cải cách hành chính và ngược lại cải cách hành chính thúc đẩy chính phủ điện tử, và nó phải nằm chung trong chiến lược phát triển chung về phát triển CNTT quốc gia.

* Xin cảm ơn ông!

Việt Hưng

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 người

Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 người

Pháp luật - 2 giờ trước

Đối tượng Mai Văn Huyên đã giả danh thanh tra môi trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 40 người, thu lợi bất chính khoảng 200 triệu đồng.

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, sau đợt mưa dông rải rác, ngày 21/5, miền Bắc hửng nắng, thời tiết khu vực tạnh ráo.

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Pháp luật - 3 giờ trước

Thấy hơn 170 triệu đồng đổ vào tài khoản ngân hàng của mình, dù không biết là tiền của ai nhưng Dũng vẫn chi tiêu hết. Tại cơ quan công an, Dũng hứa chi trả dần cho người chuyển khoản nhầm, nhưng 1 năm sau vẫn không thực hiện cam kết.

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Pháp luật - 3 giờ trước

Quá trình vào Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), nhóm phụ nữ đã dừng ô tô giữa đường để chụp ảnh, nhảy múa và tập thể dục.

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình sản xuất dầu nhờn động cơ đốt trong, Phương đã mua dầu nhờn động cơ có sẵn của công ty khác về sang chiết, đóng chai nhưng không tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng...

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trên con đường vắng, hai thanh niên điều khiển 2 xe máy hiệu Honda Vision song song với nhau. Bất chợt, từ phía ngược chiều có 4 thanh niên khác áp sát, dùng hung khí uy hiếp khiến họ hoảng sợ, đưa xe máy cho chúng.

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Pháp luật - 5 giờ trước

Được giao thu tiền của khách hàng, Thanh lập hai hệ thống sổ sách theo dõi, sau đó chiếm đoạt một phần tiền doanh nghiệp, rồi bỏ trốn…

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Cây cầu vượt Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến (quận Long Biên, Hà Nội) đã hoàn thiện nhưng hiện vẫn phải quây tôn 2 đầu cầu, chưa được thông xe vì phải chờ thi công xong đường kết nối.

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Công ty Cổ phần Trường Danh (Quảng Trị) cùng ông N.V.T. bị xử phạt vi phạm hành chính, phải nộp tổng số tiền 66 triệu đồng liên quan đến vụ việc rừng tự nhiên bị san ủi.

Top