Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi học làm vợ, làm chồng

Thứ sáu, 16:13 19/08/2011 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - "Bạn lo lắng điều gì nhất khi chuẩn bị bước vào một cuộc sống mới?

Đã bao giờ các bạn tự trao đổi thẳng thắn với nhau về tình dục?"- giảng viên hỏi. Đáp lại câu hỏi đó, nhiều bạn trẻ còn hơi ngượng nghịu. Được khuyến khích, các thành viên khác đã mạnh dạn chia sẻ. Lớp học Tiền hôn nhân - chìa khóa hạnh phúc lứa đôi tại Công ty Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (SHARE) đã mở đầu như thế...
 
Hẹn hò tại... lớp học

Công việc của một nhân viên ngân hàng quá bận rộn, Thu Trang (Thanh Xuân - Hà Nội) cảm thấy "có lỗi" với chồng sắp cưới của mình. Tình cờ biết được lớp học trên một diễn đàn, Trang đã rủ Hữu Thế (tên vị hôn phu của cô) đến học cùng.

Lớp học tiền hôn nhân tại SHARE mỗi khóa có 15-20 người, đến nay đã được 5 khóa. Lớp học được mở thường là vào tuần thứ 2 của tháng. Tham dự lớp học, có những bạn trẻ đi một mình, có bạn quấn quýt bên người yêu, thậm chí cả cặp đôi đã kết hôn nhưng "tìm đến lớp học để được gặp trực tiếp chuyên gia" như đôi của chị Hòa - anh Khánh (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc). Tất cả đều mạnh dạn, hào hứng chia sẻ những khó khăn, thắc mắc trước ngưỡng cửa hôn nhân, gia đình.

Tại TP HCM, lớp học "Những điều cần biết trước khi kết hôn" được tổ chức tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM cũng thu hút đông đảo các nam thanh, nữ tú sắp kết hôn và cả những bạn độc thân đến tìm hiểu. Mai Trâm (quận 4, TP HCM) "mở màn" tâm sự: "Chị gái em vừa ly hôn. Trước khi bước vào hôn nhân, anh chị đã có tình yêu rất đẹp. Chẳng hiểu sao mới làm đám cưới được ít lâu lại thường xuyên cãi vã, bỏ về nhà mẹ đẻ rồi ly hôn. Em lo lắm. Em sắp lấy chồng nên theo học khóa học này để mong có kiến thức, trang bị cho cuộc sống gia đình sắp tới".

Đến học một mình nhưng rất chăm chú ghi chép, chị Lê Thị Thảo, một giáo viên cấp 2 tại quận Thủ Đức, TP HCM cho biết: "Mình sắp cưới nhưng người yêu ở xa nên đến học một mình, mong tìm những điều chưa biết để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân. Mới tham dự buổi học đầu tiên, mình mới rút ra những điều rất đơn giản như chuyện chi tiêu tài chính trong gia đình. Trước đó, mình chỉ nghĩ đơn giản hai đứa lương cũng khá, mình quản lý chi tiêu thì thắt chặt "túi" của chồng, còn lo cho cuộc sống. Tuy nhiên, nếu cứ giữ suy nghĩ đó thì sớm muộn sẽ có khúc mắc...".
 
Đến với lớp học tiền hôn nhân để học cách xây dựng gia đình
 hạnh phúc. Ảnh: TG
 
Những chuyện khó nói cũng được mổ xẻ

Tại các lớp học này, các học viên được trao đổi, giải thích và tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, các giá trị trong hôn nhân, kỹ năng giải quyết xung đột, tình yêu trước và sau hôn nhân, tình dục trong hôn nhân. Đối với lớp tiền hôn nhân (SHARE) khóa này, các học viên được "ưu tiên" học về SKSS 2 buổi.

Khi BS.Hồ Mai Hoa (Trung tâm Chăm sóc SKSS Hà Nội) - giảng viên lớp học vẽ lên bảng cấu tạo cơ quan sinh dục nữ, lác đác tiếng cười khúc khích của các học viên. "Khi tôi giảng về người nam, tôi sẽ hỏi các bạn nữ, và ngược lại. Vậy nên, các bạn cứ chuẩn bị tinh thần "chéo cánh"!" - BS Mai Hoa hóm hỉnh. Dù được "cảnh báo" như thế, Tiến Thành (35 tuổi) vẫn không giấu được sự ngượng nghịu. Anh "gãi đầu, gãi tai": "Em biết rồi nhưng có thể hiểu ngầm mà không nói được" khiến cả lớp cười nghiêng ngả.

"Trước khi cưới thì nên tiêm phòng những gì?"; "Tiêm bao lâu thì có bầu được?"; "Nên dùng "biện pháp" gì trong thời kỳ cho con bú?"... Lần lượt các câu hỏi đã được các chuyên gia chia sẻ trong hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi học. BS. Mai Hoa chia sẻ cùng các học viên: "Một khi chúng ta đã xác định cùng đi đến hôn nhân thì SKSS sẽ không còn là chuyện của riêng ai. Vì vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức, chúng tôi mong muốn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với người bạn đời và gia đình tương lai của mình".

Là người đồng hành dự án lớp học tiền hôn nhân từ những ngày đầu tổ chức, chị Nguyễn Thị Chính, chuyên viên tham vấn tâm lý của SHARE cho biết: "Hầu hết thành viên của khóa học là những bạn trẻ từ độ tuổi 24 - 35. Họ có rất nhiều mối quan tâm, lo lắng khi bước vào một cuộc sống mới với những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp". Cũng theo chị Chính, khóa học được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế của cuộc sống, trên nền tảng lý thuyết căn bản về tâm lý học. Với 5 buổi học, có thể những kiến thức mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, tuy nhiên, nếu học viên cần đào sâu hơn, công ty sẽ sẵn sàng tham vấn.

Theo các học viên tại các khóa học này, hiện nay nhu cầu của các bạn trẻ về các lớp học này rất nhiều. Tuy nhiên, điều khó là các địa chỉ tìm kiếm rất khó, thường là "mách nước", "truyền miệng".

Trên góc độ quản lý nhà nước, ông Trần Ngọc Sinh - Phó Vụ trưởng Vụ Dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho biết: Hiện nay Tổng cục đã triển khai mô hình Khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân tại 1.400 xã (chiếm khoảng 10% số xã trên cả nước) thuộc 55 tỉnh, thành phố, một phần nhằm tuyên truyền cung cấp kiến thức chuyển đổi hành vi cho người dân. "Khi đến các vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp, vùng có nhiều sinh viên, chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề gia đình, sức khỏe... rất lớn. Tuy nhiên do ngân sách eo hẹp nên đòi hỏi tính chủ động của các địa phương. Cần được xã hội hóa bằng cách tạo hành lang pháp lý cho các địa bàn này được chủ động mở các lớp, tăng cường tư vấn phục vụ chính những người có nhu cầu”.

Tại TP HCM, ngoài Nhà văn hóa Phụ nữ thành phố, nhiều nơi cũng mở khóa học này như: Cung Văn hóa lao động, Nhà văn hóa Thanh Niên, Nhà văn hóa Sân khấu điện ảnh, Trung tâm tâm lý Hồn Việt, Công ty CP Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống...
 

Một kênh truyền thông sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình hiệu quả

Chi Cục DS-KHHGĐ T. P HCM từ nhiều năm nay đã hợp tác với Hội Phụ nữ T.P về công tác tuyên truyền sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho chị em phụ nữ trong thành phố. Nhà văn hóa phụ nữ TP HCM trực thuộc Hội Phụ nữ TP HCM cho nên khi Nhà văn hóa Phụ nữ TP mở các lớp như Tiền hôn nhân, Kỹ năng làm cha mẹ … đều lồng vào chương trình tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Đây là một kênh truyền thông rất tốt để các bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, làm cha mẹ nắm vững các kiến thức về SKSS, KHHGĐ, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt. Những lớp học này cần nhân rộng hơn nữa và tuyên truyền tích cực để các bạn trẻ theo học. Chi cục DS-KHHGĐ TP  cũng đã thành lập 6 trung tâm khám sức khỏe tiền hôn nhân miễn phí. Đây cũng là khâu cần thiết trước khi hai bạn trẻ quyết định sống chung với nhau. Trước khi kết hôn các bạn cần hiểu biết về bạn đời mình; kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; hiểu biết QHTD an toàn, sức khỏe sinh sản…

Tô Thị Kim Hoa-
Chi Cục trưởng Chi Cục DS/KHHGĐ T.P HCM
 
 "Khách hàng có thể gọi điện đến Tổng đài "Vì chất lượng cuộc sống" (1900571265) của Tổng cục DS - KHHGĐ để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản và KHHGĐ. Tại các địa bàn triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, khách hàng có nhu cầu sẽ đến trực tiếp cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ, cán bộ tư vấn để được giới thiệu đến địa điểm cung cấp dịch vụ".

Ông Trần Ngọc Sinh -
Phó Vụ trưởng Vụ Dân số- Tổng cục DS-KHHGĐ
 
"Hôn nhân, gia đình của những năm đầu mới cưới sẽ rất khó khăn, nhưng nếu được tư vấn trước khi cưới, các xung đột sẽ được hạn chế. Lớp học tiền hôn nhân rất cần thiết cho các bạn trẻ, giúp họ biết cách đón nhận và xử lý khó khăn mà không thất vọng về nhau. Nó còn giúp họ biết cách sắp xếp cuộc sống gia đình sao cho phù hợp. Muốn có được cuộc hôn nhân hạnh phúc, mỗi bạn trẻ phải làm chủ được bản thân, có phương pháp lựa chọn thông tin hợp lý, thật bình tĩnh trước những thay đổi trong cuộc sống".

Hồ Thị Tuyết Mai-
Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình,
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
 
Võ Thu- Huyền Trang
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top