Hà Nội
23°C / 22-25°C

Diễn biến mới nhất về siêu bão Noru: Chuyên gia cảnh báo về sức phá hoại cực kỳ lớn

Thứ hai, 09:10 26/09/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Bão số 4 được đánh giá là một cơn bão di chuyển nhanh và rất mạnh. Từ Đà Nẵng đến Bình Định sẽ có mức độ cảnh báo rủi ro thiên tai ở mức cấp 4, mức hiếm khi được dùng trong công tác dự báo cảnh báo thiên tai.

Diễn biến mới nhất về siêu bão Noru: Giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung mưa to từ chiều 27/9Diễn biến mới nhất về siêu bão Noru: Giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung mưa to từ chiều 27/9

GiadinhNet - Sáng sớm nay (26/9), bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 04 năm 2022.

46h nữa, bão số 4 đổ bộ các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi

Diễn biến mới nhất về siêu bão Noru: Chuyên gia cảnh báo về sức phá hoại cực kỳ lớn - Ảnh 2.

Vị trí và đường đi của bão Noru. Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn, hồi 7 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 210km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, có xu hướng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. 

Diễn biến mới nhất về siêu bão Noru: Chuyên gia cảnh báo về sức phá hoại cực kỳ lớn - Ảnh 3.

Lúc 7h ngày 26/9: khoảng 15.9 độ vĩ Bắc; 118.5 độ kinh Đông. Ảnh: NCHMF

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biển Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. 

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Đến 7 giờ ngày 29/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 104,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội. Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: Từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.

TT Dự báo KTTV Quốc gia: "Bão số 4 có sức phá hoại cực kỳ lớn"

Diễn biến mới nhất về siêu bão Noru: Chuyên gia cảnh báo về sức phá hoại cực kỳ lớn - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Trên VTV.vn, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ (tương đương cơn bão số 6-Xangsane 9/2006, bão số 9-Ketsana 10/2009 và bão số 9-Molave 10/2020).

Trước khi đổ bộ Philippines, bão đạt cấp 15-16, giật trên cấp 17. Khi di chuyển trên đất liền Philippines, bão đã suy yếu khoảng 2-3 cấp do ma sát với địa hình. Nhưng vào Biển Đông, bão được dự báo sẽ có quá trình mạnh trở lại, đạt cường độ mạnh nhất khi đi qua vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cường độ có thể đạt cấp 13-14; giật trên cấp 16.

Khi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì ở khoảng cấp 12-13, giật cấp 15; khi ảnh hưởng đến đất liền ở khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.

Bão số 4 mạnh như vậy, ông Nguyễn Văn Hưởng đánh giá: "Trên Biển Đông, bão có cường độ cấp 13-14, cấp gió này có sức phá hoại cực kỳ lớn, đánh đắm toàn bộ các tàu thuyền, bao gồm cả các tàu trọng tải lớn như tàu chở hàng. Tốc độ di chuyển của bão là 25-30km/h, nhanh hơn tốc độ của tàu thuyền. Vì vậy, các tàu thuyền, tùy thuộc vào vị trí hiện tại của tàu và hướng di chuyển của cơn bão, phải khẩn trương di chuyển, nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Đi lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam, không đi về bờ cùng hướng của cơn bão."

Còn trên đất liền, trước hết, Việt Nam và các trung tâm dự báo bão quốc tế như Nhật Bản, Hong Kong, Mỹ, Trung Quốc đều có chung nhận định về hướng di chuyển của bão. Tức là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Thừa Thiên Huế - Bình Định từ khoảng đêm 27/9 sang ngày 28/9.

"Tuy nhiên, các dự báo về cường độ bão khi di chuyển trên Biển Đông cũng như khi tiếp cận vùng biển ven bờ Việt Nam của các Trung tâm dự báo trong nước và quốc tế lại rất khác nhau. Cao nhất là Mỹ dự báo cường độ lên tới cấp 17, còn thấp nhất là Nhật Bản cường độ dự báo cũng lên tới cấp 13, Hong Kong cấp 14, Trung Quốc cấp 15.:, ông Hưởng nhận định.

Tích trữ lương thực, thực phẩm trong 4-5 ngày đề phòng lụt sau bão

Đây là cơn bão rất lớn và có phạm vi ảnh hưởng rộng. Những nhà cấp 4 lợp tôn, ngói ở ven biển và vùng thấp sẽ không an toàn với cơn bão này. Bà con cần sơ tán theo lệnh sơ tán của chính quyền địa phương. Thời gian hoàn tất việc sơ tán nên trước 16h ngày 27/9.

- Tuyệt đối không ở lại trên thuyền và lồng bè ven biển.

- Khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ và tìm nơi neo đậu an toàn. Bão này mà neo đậu không tốt, có thể bốc cả thuyền lên bờ.

- Tuyệt đối không đi ra ngoài đường khu vực được dự báo có bão vào từ khung giờ 21h ngày 27/9 cho đến khi bão tan.

- Tích trữ lương thực, thực phẩm, nước uống trong 4-5 ngày đề phòng có lụt ngay sau bão.

- Luôn sạc đầy các thiết bị thông tin liên lạc, đèn pin.

- Hạ biển quảng cáo ngoài trời, gia cố giàn giáo bê tông ở các công trình đang xây dựng.

- Hạ mực nước ở các hồ chứa nước.

- Gia cố lồng bè nuôi cá trên biển và tuyệt đối không ở lại lồng bè, tàu thuyền.

- Cắt tỉa cành cây, gia cố nhà cửa, chèn mái tôn bằng bao cát.

- Các tài xế xe tải, những người có kế hoạch di chuyển bằng đường bộ qua khu vực có bão thì cân nhắc ở lại các khu vực giáp ranh với tâm bão. Phía Bắc là Quảng Trị và phía Nam là Ninh Thuận. Đang di chuyển trên đường mà gặp siêu bão sẽ khó tìm được cách xử lý tối ưu.

Ngay sau bão số 4 lại có thêm bão số 5 hình thành vào ngày 1/10 trong biển Đông. Tiếp đó là những hình thái mưa cực đoan trong đất liền.

Bão số 4 giật cấp 14 đang tiến vào Biển Đông

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Thời sự - 49 phút trước

Trận mưa đá lớn kéo dài hơn 30 phút xảy ra tại nhiều xã của 2 huyện miền núi ở Nghệ An đã khiến nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân bị thiệt hại, hư hỏng.

Khối không khí lạnh tăng cường đêm nay miền Bắc có mưa rất to

Khối không khí lạnh tăng cường đêm nay miền Bắc có mưa rất to

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 15 giờ trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

Tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, tài xế tử vong trong ca bin bẹp rúm

Tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, tài xế tử vong trong ca bin bẹp rúm

Thời sự - 20 giờ trước

Lưu thông trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết trong đêm, xe tải bất ngờ va chạm với xe đầu kéo lưu thông cùng chiều. Vụ tai nạn làm tài xế xe tải tử vong.

Gió lốc, mưa lớn làm tốc mái hơn 160 ngôi nhà ở Cao Bằng

Gió lốc, mưa lớn làm tốc mái hơn 160 ngôi nhà ở Cao Bằng

Thời sự - 23 giờ trước

Gió lốc, mưa lớn xảy ra ở các xã của 2 huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) làm tốc mái hơn 160 ngôi nhà của người dân vùng cao.

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng diện rộng sau giai đoạn chuyển mùa

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng diện rộng sau giai đoạn chuyển mùa

Thời sự - 23 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ sắp đón đợt mưa dông, gió lốc do sóng lạnh yếu kết hợp với hội tụ gió Tây Nam trên cao. Dự báo từ ngày 1-3/4, Bắc Bộ khả năng nắng nóng diện rộng.

Hà Nội thu hồi 1.200m2 ‘đất vàng’ để xây trường tiểu học

Hà Nội thu hồi 1.200m2 ‘đất vàng’ để xây trường tiểu học

Thời sự - 1 ngày trước

Quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đang lên phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân sống trong khu biệt thự cũ rộng 1.200m2 trên phố Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo để xây Trường tiểu học Võ Thị Sáu.

Dự án vành đai I ở trung tâm Hà Nội đón nhận tin vui mới

Dự án vành đai I ở trung tâm Hà Nội đón nhận tin vui mới

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội điều chỉnh quy mô đầu tư, phấn đấu hoàn thành trong năm 2024 đối với dự án đường vành đai I đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn mãn tải, chuẩn bị cấm xe cỡ lớn

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn mãn tải, chuẩn bị cấm xe cỡ lớn

Thời sự - 1 ngày trước

Đánh giá lưu lượng xe là một phần nguyên nhân gây ra tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Cục Đường bộ đang tính phương án dồn xe tải cỡ lớn và xe khách trên 30 chỗ sang quốc lộ 1.

Top