Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đình công ở công ty Katolec Việt Nam": Sống bằng suất ăn dưới 3.000đ

Thứ sáu, 07:42 21/05/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Sau loạt bài về cuộc đình công của công nhân ở Công ty Kalotec Việt Nam, PV Báo GĐ&XH đã tìm đến khu nhà trọ của những công nhân làm việc tại KCN Quang Minh (Mê Linh - Hà Nội) để “mục sở thị” cuộc sống thường nhật của họ sau giờ làm.

 
Những suất ăn chưa tới 3.000 đồng

Phóng viên được mời bữa cơm trị giá 5.000 đồng của công nhân KCN Quang Minh.   

 
Dưới ánh sáng lập lòe hắt ra từ ngọn nến cắm hờ trên cửa sổ, 2 bóng người lặng lẽ ngồi ăn. Bữa cơm chỉ vỏn vẹn có một bát rau bí xào và dăm miếng cà muối. “Anh ăn cơm với chúng em” - một cô gái ngập ngừng mời khi PV gõ cửa. Họ là Ngân và Anh, 2 công nhân của 2 công ty thuộc KCN Quang Minh. Họ còn rất trẻ, Ngân năm nay 19 tuổi, Anh 21 tuổi. Trước sự xuất hiện của chúng tôi, Ngân và Anh không dấu được sự ái ngại trước bữa cơm đạm bạc của mình. “Cơm công nhân chỉ có thế thôi nhà báo ạ. Chắc các anh lạ lắm phải không?”. Nhìn mâm cơm trị giá không nổi 2.500 đồng/suất, nghe các em nói mà lòng chúng tôi nặng trĩu. Sau ca làm việc quần quật từ sáng sớm đến chiều tối mà bữa ăn chỉ có rặt cơm canh.

Căn phòng trọ họ ở rộng chừng 10m², nhỏ vậy nhưng trống trải khi “nội thất” chỉ có một cái giường nhỏ và một tủ quần áo nép ở góc tường. Ngồi trò chuyện cùng các em mà chúng tôi cảm thấy ngột ngạt, không phải do hơi nắng đang hắt vào hầm hập mà là sự khó khăn thoát ra từ cuộc sống của các em. Ngân và Anh là chị em họ, cùng quê Phú Thọ nên thuê chung phòng trọ với giá 300.000 đồng/tháng. Tính thêm tiền điện nước, mỗi tháng 2 người hết gần 500.000 đồng. Cộng thêm tiền ăn, tiền sinh hoạt, số tiền lương công nhân còn lại chẳng đáng là bao. Ngân thở dài: “Tháng nào khấm khá, mỗi ngày làm 12 tiếng, tổng thu nhập cũng chỉ được hơn 2 triệu đồng. Trừ chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại em gửi hết về giúp bố mẹ nuôi em ăn học”. Khi chúng tôi muốn biết thêm về hoàn cảnh của Ngân, em chỉ nói: “Nhà em nghèo lắm!”, rồi quay mặt đi giấu cặp mắt đang ầng ậng nước.

Tò mò khi đầu giường của 2 em kê rất nhiều sách, trong đó có các tập truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam và nước ngoài. Hỏi ra mới biết hồi học phổ thông, Anh là học sinh chuyên Văn. Em thổ lộ rằng mình có ước mơ thành nhà báo nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên em đành tạm gác ước mơ này. Cùng khát vọng thoát cuộc sống công nhân khổ cực là công nhân tên Hương, 19 tuổi, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc làm ở công ty Assti. Hương ước mơ trở thành cô giáo mầm non, cũng vì hoàn cảnh gia đình mà ước mơ đó chỉ thành hiện thực trong giấc ngủ sau 1 ngày làm việc quần quật. “Em tính đi làm, tích góp ít tiền rồi đi học nhưng lương quá thấp”, Hương nói rồi đưa ánh mắt nhìn ra ngoài hiên tối mờ mịt.

Nỗi lo “dựng vợ, gả chồng”

Hạnh, 20 tuổi quê ở Thái Bình đang mang bầu 7 tháng. Chồng Hạnh quê Tuyên Quang, sinh năm 1984. Hai vợ chồng cùng làm ở công ty Muto, thuê căn phòng trọ rộng chừng 10 m2. Bụng mang, dạ chửa, đi lại ỳ ạch nhưng Hạnh cho biết, cô sẽ làm đến gần lúc sinh mới nghỉ để kiếm thêm hộp sữa cho con. Hàng tháng, vợ chồng Hạnh thu nhập khoảng 4 triệu đồng. Bình thường đã phải chắt bóp mới đủ, nay sắp có con, vợ chồng càng phải tằn tiện hơn.

Trong những câu chuyện khốn khó của đời sống công nhân KCN Quang Minh, gia cảnh chị Đỗ Thị Lành khiến người nghe rơi nước mắt. Một nách 3 con nhỏ, chồng bị tai nạn, sức khỏe yếu không kiếm được nhiều tiền để đỡ vợ, nuôi con. Mình chị phải cáng đáng cuộc sống cho 5 miệng ăn. Tất thảy đều trông chờ vào đồng lương còm cõi hàng tháng nhận được từ công ty Katolec. Khi nhắc về 3 đứa nhỏ, chị đã khóc: “Đứa đầu học lớp 5, đứa thứ 2 học lớp 3, con út đi mẫu giáo. 2 đứa học tiểu học, đứa nào cũng học giỏi, đi thi học sinh giỏi huyện năm nào cũng có giải. Chúng không được đi học thêm nhiều như chúng bạn, thương con lắm nhưng tôi không có tiền. Xoay tiền ăn cho 5 người tôi đã quẫn hết đầu óc rồi”. Hàng năm, chị Lành phải vay quỹ tình thương để đóng học cho con nên riêng việc mỗi tuần đóng trả quỹ 100.000 đồng đã làm chị phải quay cuồng chạy vạy. Tăng ca, vay mượn khắp lượt nhưng chị vẫn đang nợ nhà trường 200.000 đồng tiền đóng học cho con. Những tưởng trông chờ vào tiền “chuyên cần” nhưng sau vụ đình công chị cũng hết hy vọng vào khoản đó.

Khi Mặt trời khuất bóng, cái nóng hầm hập từ sân vẫn từng cơn hắt vào dãy trọ, Hạ lúi húi trước cửa phòng mò mẫm nấu ăn. Thức ăn không có gì nhiều, nồi canh và vài con cá nhỏ. Hạ nói: “Chúng em cực lắm. Anh hỏi, em nói hết chứ đừng chụp ảnh. Em không muốn hình em và cái cảnh thương tâm này lên báo để người nhà nhìn thấy”. Hạ cho biết thêm, hôm nay người yêu chị cũng làm công nhân ở Hải Dương lên thăm thì mới có thêm món cá, chứ bình thường Hạ chỉ cần rau dưa ăn qua bữa. Những công nhân còn nấu cơm dù chỉ rau dưa nhưng cũng được xếp vào “hạng sang”. Nhiều công nhân làm ca từ 6h tối đến 6h sáng, tan ca về nhà ngủ một mạch đến 5h chiều, dậy tắm giặt, húp vội bát mì tôm lại vào nhà máy bắt đầu đêm làm việc mới. Hạ làm công nhân ở công ty Assti, lương tháng được khoảng 1,5 triệu, trừ tiền ăn, tiền nhà, số còn lại chỉ đủ chi các khoản lặt vặt. Ngồi phụ Hạ nấu cơm tối, Lực, người yêu Hạ cho biết họ đã yêu nhau được hơn 4 năm. 2 bên gia đình nhiều lần giục cưới nhưng cả hai vẫn không dành ra tiền để cưới được. Lực bảo, không ít cặp công nhân yêu nhau, muốn “xây tổ ấm” nhưng khi tính đến chuyện cưới hỏi, con cái về sau đành ngậm ngùi chờ đợi. Có đôi đã chụp ảnh cưới nhưng tích cóp cả năm cũng không đủ tiền mua... đôi nhẫn cưới.

Trong khi các công nhân khác mặn chuyện đời sống thì Thoa (làm ở Cty Katolec) lại ngồi thu lu một góc. Khi chúng tôi tò mò về cuộc sống của gia đình, không chỉ Thoa khóc nức nở mà các công nhân khác mắt cũng rớm lệ. Thoa sinh ra ở làng Hàn, xã Thanh Lâm (Mê Linh). Trong khi các chị em công nhân khác có cha, có mẹ, có nhà, có cuộc sống sum vầy dù khốn khó thì em không có nhà, có cha mà cũng như không. Sau khi cha mẹ tan vỡ, cuộc đời mẹ con Thoa như rơi vào vực thẳm. Trước cả nhà ở chung với ông bà nội, khi ly dị mẹ con Thoa không có tấc đất cắm dùi. Từ nhiều năm nay cả mấy mẹ con phải đi ăn nhờ ở đậu nay đây mai đó. Số tiền tòa buộc người cha hàng tháng phải chu cấp nuôi con, mẹ Thoa cũng không được đồng nào. Khi Thoa lớn lên, đi làm công nhân thì mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào đó. Với đồng lương eo hẹp, hàng ngày gần như Thoa chẳng dám tiêu pha gì, dành hết để gửi về giúp mẹ.
 

Theo báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII về vấn đề lao động và việc làm, cơ quan chức năng chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về lao động. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về lao động, buộc các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các điều khoản trong Bộ luật Lao động về giao kết hợp đồng lao động, đảm bảo chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn… nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

 
Đắc Kiên - Công Tâm
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trách nhiệm pháp lý vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 cháu bé tử vong thương tâm

Trách nhiệm pháp lý vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 cháu bé tử vong thương tâm

Pháp luật - 5 phút trước

GĐXH - Trong cơn mưa xối xả, bức tường của khu vui chơi tự phát tại nhà một hộ dân bất ngờ đổ sập, vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của 3 cháu bé vô tội trước mắt người thân.

Hiếp dâm con riêng của vợ, cha dượng lãnh 15 năm tù

Hiếp dâm con riêng của vợ, cha dượng lãnh 15 năm tù

Pháp luật - 16 phút trước

Trong khoảng thời gian từ tháng 10-2021 đến ngày 2-3-2022, cha dượng đã nhiều lần hiếp dâm con riêng của vợ

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải và container khiến 10 người bị thương

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải và container khiến 10 người bị thương

Thời sự - 52 phút trước

Vào khoảng 13h ngày 13-5, trên đường ĐT 741, đoạn qua tổ 7 ấp Minh Hòa, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách với xe tải và xe container...

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

Đời sống - 1 giờ trước

Từ ngày 1/7/2024, việc bãi bỏ lương cơ sở đã mở đường cho một cơ chế mới trong việc xác định mức hưởng lương hưu. Vậy mức lương hưu được tính thế nào?

Mất hàng trăm triệu đồng khi đăng ký học hè cho con trên mạng

Mất hàng trăm triệu đồng khi đăng ký học hè cho con trên mạng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đăng ký lớp học hè cho con trên mạng xã hội, người phụ nữ ở Nghệ An đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Nam tài xế taxi 34 tuổi đã trình diện, làm việc với Công an quận Hoàn Kiếm sau khi bị hai khách du lịch nước ngoài tố 'chặt chém' khi di chuyển quãng đường dài chưa đầy 200m ở phố cổ Hà Nội.

Gây án giết người vì nghi bị nói xấu

Gây án giết người vì nghi bị nói xấu

Pháp luật - 2 giờ trước

Chiều 12/5, Công an tỉnh Tiền Giang đang tạm giữ Nguyễn Minh Dũng (SN 1993, ngụ phường 1, TP Gò Công) để điều tra về hành vi giết người.

Trường chuyên Ngoại ngữ tăng học phí, công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10

Trường chuyên Ngoại ngữ tăng học phí, công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10

Giáo dục - 3 giờ trước

Theo thông báo của trường, học phí lớp 10 trường chuyên Ngoại ngữ năm tới là 1,3-1,97 triệu đồng một tháng, tăng gấp 4 lần so với mức học phí trước đây.

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Thời sự - 3 giờ trước

Lực lượng chức năng huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đang tìm kiếm cháu bé 6 tuổi mất tích.

Hậu Giang đề xuất mức hỗ trợ hằng tháng đối với lực lượng an ninh, trật tự cơ sở

Hậu Giang đề xuất mức hỗ trợ hằng tháng đối với lực lượng an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hậu Giang đang tổ chức lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan tới tiêu chí thành lập, chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Top