Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
GĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.
"Mẹ lên trông cháu giúp con, con trả 5.000 tệ mỗi tháng"
Tôi tên Lý, năm nay 57 tuổi, ở Trung Quốc. Nửa năm trước, con gái tôi gọi điện, giọng tha thiết nhờ tôi lên thành phố chăm cháu ngoại. Mẹ chồng nó sức khỏe yếu, không trụ nổi nữa.
Con tôi nói rõ ràng: "Mẹ đừng ngại chuyện tiền nong. Con và chồng con đã bàn bạc, mỗi tháng sẽ gửi mẹ 5.000 tệ (khoảng 17 triệu đồng). Ở nhà mình vẫn tốt hơn mẹ đi làm bảo mẫu ngoài kia".
Tôi ban đầu không muốn nhận tiền. Tôi nghĩ: là bà ngoại, chăm cháu là chuyện bình thường, cớ gì phải tính công? Nhưng con rể lại khăng khăng: "Dù là người thân cũng phải rõ ràng. Mẹ nghỉ việc để giúp chúng con, phải có đền đáp".
Lúc đó, tôi còn nghĩ con rể mình là người biết điều. Chỉ đến khi sống trong nhà nó rồi, tôi mới thấm thía: Hóa ra số tiền ấy chính là để nó yên tâm sai khiến tôi như người làm thuê.

Ngay từ những ngày đầu, con rể đã đưa ra cả danh sách dài những quy tắc chăm cháu: từ giờ ăn, giờ ngủ, cách xử lý lúc cháu quấy khóc… Mọi hành động của tôi đều phải theo ý nó. Ảnh minh họa
Con rể không coi tôi là mẹ – chỉ là "bảo mẫu có lương"
Ngay từ những ngày đầu, con rể đã đưa ra cả danh sách dài những quy tắc chăm cháu: từ giờ ăn, giờ ngủ, cách xử lý lúc cháu quấy khóc… Mọi hành động của tôi đều phải theo ý nó.
Có lần cháu khóc quá, đòi ăn kẹo. Thương cháu, tôi lén cho một miếng socola nhỏ. Không ngờ, con rể vừa bước vào nhà, thấy là nổi giận quát tháo tôi như người làm sai luật.
Tôi bị cảm nhẹ, xin nghỉ ngơi một chút buổi tối. Con rể thẳng thừng từ chối: "Bọn con đi làm mệt rồi, không trông được. Mẹ cứ đeo khẩu trang mà chăm".
Tôi cắn răng chịu đựng, rồi cháu vẫn bị lây bệnh, phải nhập viện. Con rể quay ra trách tôi "không làm tròn việc".
Những lúc như thế, tôi ước giá mà mình đang làm bảo mẫu ngoài xã hội ít ra tôi còn có quyền từ chối, có quyền nghỉ ngơi và được tôn trọng.
Sống trong nhà con gái, tôi mất luôn cả quyền... ăn uống
Mỗi bữa cơm trong nhà, khẩu vị là của con rể. Món gì cũng phải cay, dù tôi không quen ăn.
Tôi chẳng dám gắp đồ ăn đắt tiền, cũng không dám nói mình thèm gì. Mua đồ ăn, tôi phải giữ hóa đơn, ghi sổ chi tiêu để con rể kiểm tra.
Tôi chưa bao giờ thấy mình nhỏ bé như vậy ngay cả lúc đi làm thuê tôi cũng chưa từng bị đối xử thiếu tin tưởng đến thế.
Con rể liên tục so sánh tôi với mẹ ruột nó - người từng trông cháu miễn phí và "rất tốt". Tôi thì bị đánh giá "có nhận tiền mà làm không ra gì".
"Cô bảo mẫu này làm việc tốt thật!" – câu nói khiến tôi quyết định rời đi
Đỉnh điểm là buổi tối hôm đó, khi con rể mời đồng nghiệp đến ăn cơm. Tôi được giao chuẩn bị 10 món, cả buổi chiều làm lụng không nghỉ.
Đến lúc khách đến, tôi không được ngồi ăn cùng mà bị gọi vào bếp ngồi riêng, thỉnh thoảng lại bị gọi ra lấy thêm đồ.
Một nữ đồng nghiệp khen tôi: "Cô bảo mẫu này làm việc cẩn thận thật!".
Con rể không đính chính gì, còn đáp: "Tôi được bạn giới thiệu đấy. Bây giờ bảo mẫu ai cũng được đào tạo bài bản".
Lúc ấy tôi như chết lặng. Người ta hiểu lầm là chuyện nhỏ, nhưng chính con rể, người đáng ra phải gọi tôi là mẹ, lại hờ hững mặc kệ và xem tôi như bảo mẫu cao cấp.
Tôi biết mình không thể tiếp tục sống kiểu như thế này.

Tôi bị cảm nhẹ, xin nghỉ ngơi một chút buổi tối. Con rể thẳng thừng từ chối: "Bọn con đi làm mệt rồi, không trông được. Mẹ cứ đeo khẩu trang mà chăm". Ảnh minh họa
Tôi bỏ về quê, làm bảo mẫu… nhưng được tôn trọng
Tôi nói chuyện với con gái, nhưng con bé khuyên tôi ráng ở lại.
Tôi hiểu con mình không mạnh mẽ, không thể bảo vệ mẹ. Nhưng tôi không thể tiếp tục sống mà không còn lòng tự trọng.
Tôi thu xếp về quê. Hiện tôi đang làm bảo mẫu cho một gia đình khác, họ đối xử tốt, tôn trọng và trả công xứng đáng. Tôi tự chủ được tài chính, không cần dựa vào ai.
Giờ tôi mới hiểu: đừng bao giờ nghĩ mình sẽ được trân trọng chỉ vì là người thân. Và, đừng vì chút tiền hay tình cảm mà nhắm mắt cam chịu sự coi thường dù từ chính gia đình ruột thịt.
Kiệt sức, trầm cảm vì phải thay con chăm cháu
Tại Trung Quốc, nhiều bậc cha mẹ thành thị không thể tự chăm sóc con cái. Cả hai vợ chồng đều phải đi làm để trang trải chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng.
Trong hoàn cảnh đó, ông bà nội ngoại là những người đầu tiên họ có thể trông cậy, nhờ vả.
Những năm gần đây, hàng triệu người cao tuổi đã trở thành "laopiao" - hay còn gọi là "người già trôi dạt" - rời quê lên phố để làm bảo mẫu cho con cháu.
Tang Xiaojing, giảng viên xã hội học tại Đại học Sư phạm Hoa Đông của Thượng Hải, nói rằng thế hệ ông bà này thường sẵn sàng hy sinh cho gia đình và làm tất cả cho những đứa con duy nhất của họ.
"Họ nghĩ rằng việc phục vụ con cái và gia đình là trách nhiệm của cha mẹ. Khi những đứa con duy nhất của họ xây dựng một gia đình nhỏ, cha mẹ có xu hướng tiếp tục mối quan hệ cha mẹ - con cái trong quá khứ".

Người cao tuổi cũng có thể cảm thấy cô đơn vì họ dành nhiều tình cảm cho con cháu nhưng không nhận được sự đánh giá cao hoặc công nhận mà họ mong đợi. Ảnh minh họa
Đôi lúc, khi đang ngồi một mình trong căn hộ của con gái và lơ đễnh lướt qua các kênh truyền hình, bà Liu Xiumei tự hỏi cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu không đồng ý chăm sóc các cháu.
"Có lẽ tôi sẽ đi du lịch vòng quanh Trung Quốc với chồng mình", người phụ nữ 55 tuổi nói với Sixth Tone. "Tôi vẫn đang điều hành công ty giúp việc gia đình nhỏ của mình, kiếm vài trăm nhân dân tệ mỗi ngày".
Khi con gái mang thai lần đầu tiên, bà Liu đã làm điều mà nhiều người Trung Quốc ở độ tuổi bà vẫn làm: Giúp đỡ các con chăm cháu nhỏ.
Rời quê nhà Hồ Bắc đầy khó khăn, nhưng bà nghĩ rằng bà sẽ chỉ ở Thượng Hải trong vài năm cho đến khi con gái bà có thể tự mình nuôi con.
Khi con gái nói rằng đang cân nhắc sinh con thứ hai, bà Liu đã rất thất vọng. Bà cũng không hề giấu giếm cảm xúc của mình.
Liu đã ở Thượng Hải được vài năm, bà rất nhớ chồng và cuộc sống trước đây tại Hồ Bắc. Thêm vào đó, bà cảm thấy mình đã kiệt sức.
"Việc nuôi dạy một đứa trẻ rất căng thẳng. Chăm một đứa đã rất khó nên tôi nghĩ mình sẽ không thể chăm thêm một đứa khác", bà Liu nói.
Mỗi ngày, bà dậy lúc 7 giờ sáng, cho cháu trai mình ăn, dọn dẹp căn hộ, giặt giũ và chuẩn bị bữa trưa.
Vào buổi chiều, trong khi cháu trai ngủ trưa, bà Liu xem TV hoặc lướt WeChat. 3 giờ chiều, bà chạy xe đạp điện đi đón cháu gái ở trường mẫu giáo.
Buổi tối bà nấu nướng, cho các cháu ăn, tắm rửa rồi dọn dẹp. Cha mẹ của bọn trẻ luôn trở về nhà vào tối muộn. Bà Liu thường đi ngủ vào khoảng 11 giờ tối.
"Ngày nào cũng vậy, lặp đi lặp lại", bà nói.
Tương tự, Wang Huiquan không thể từ chối khi con trai nhờ bà chăm sóc đứa cháu thứ hai được sinh vào đầu năm nay. Nhưng người bà 66 tuổi không vui vẻ gì khi nhận lời.
"Tôi từng có mái tóc đen, nhưng bây giờ đều chuyển sang màu xám", bà Wang nói.
Đứa trẻ thứ hai khiến mối quan hệ giữa Wang và con dâu thêm căng thẳng. Họ thường bất đồng về các vấn đề nuôi dạy con cái.
Ví dụ như Wang thường cho bọn trẻ xem phim hoạt hình khi chúng đang ăn nhưng con dâu của bà phàn nàn rằng bà quá nuông chiều các cháu.
"Chúng nghịch ngợm hoặc la hét khi ăn khiến tôi choáng váng. Nhưng con dâu lại không hiểu vì con bé hiếm khi cho bọn trẻ ăn", bà Wang nói.
Trong những tháng gần đây, người mẹ 90 tuổi của Wang bị ốm nặng. Giờ đây, bà thấy mình đang mắc kẹt giữa 3 thế hệ cùng một lúc. Sự lo lắng đã khiến bà sụt hơn 5 kg.
"Con trai nói tôi có thể nghỉ ngơi một tháng, nhưng tôi nghĩ mình cần nhiều hơn thế", bà Wang nói.
Tang Dan, Phó giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, người từng nghiên cứu tập trung vào các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến người cao tuổi, cho biết nhiều người thuộc thế hệ của Wang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần do trách nhiệm chăm sóc vượt quá sức chịu đựng của họ.
"Người cao tuổi cũng có thể cảm thấy cô đơn vì họ dành nhiều tình cảm cho con cháu nhưng không nhận được sự đánh giá cao hoặc công nhận mà họ mong đợi. Điều này có thể khiến họ trở nên trầm cảm hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác", Tang nói.

Tài tán gái thần sầu giúp cụ ông 102 cưa đổ cụ bà 85 tuổi
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcCụ ông 102 tuổi ở Trung Quốc tán đổ cụ bà 85 tuổi tại viện dưỡng lão bằng nhiều tài lẻ, chuyện tình của họ khiến các cư dân mạng trẻ ngưỡng mộ.

Vợ chọn im lặng khi chứng kiến chồng ngoại tình, có con với người phụ nữ khác, biết lý do, ai cũng đau lòng
Gia đình - 2 giờ trướcGĐXH – Thời điểm ấy, chồng chị nhiều lần hỏi chị, sao không đánh, không mắng, không nổi giận như những người vợ khác, chị chỉ khẽ mỉm cười mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào.

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện
Gia đình - 4 giờ trướcGĐXH - Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu
Gia đình - 9 giờ trướcQuá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 14 giờ trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ
Gia đình - 1 ngày trướcBị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào
Gia đình - 1 ngày trướcKhoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.