Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và những câu chuyện khó hiểu
GiadinhNet - Bộ trưởng Bộ GTVT đã gặp và làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao của tổng thầu, các cơ quan ngoại giao phía Trung Quốc. Tuy nhiên quá trình làm việc giữa hai bên chưa đạt được kết quả, do vậy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành thương mại.
Thời gian chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông ban đầu được ước lượng là 3-6 tháng nhưng đến nay đã hơn 1 năm vẫn chưa xong. Ảnh: Việt Linh
Điệp khúc quen thuộc
Theo thông tin mới nhất từ Ban Quản lý dự án Đường sắt (thuộc Bộ GTVT), tính đến tháng 4/2019 - là thời điểm dự kiến sẽ đưa toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, khối lượng công việc còn lại của dự án này chỉ là 1%. Tuy nhiên, từ đó đến nay, con số 1% này vẫn chưa được tổng thầu dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc hoàn thành dù Bộ GTVT và các cơ quan liên quan liên tục nhắc nhở, đôn đốc.
Điều đáng nói, 1% khối lượng công việc này vốn không phải những công đoạn phức tạp, nặng nhọc mà chủ yếu là hoàn thiện mỹ quan và lắp đặt nốt thiết bị ở một số đơn thể khu Depot. Cụ thể, các hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành đang được chỉnh trang hoàn thiện mỹ quan, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu. Ngoài ra còn phải đưa về công trường các phương tiện phục vụ vận hành, duy tu bảo dưỡng, cứu hộ (xe cẩu, xe tải, xe công vụ kèm dụng cụ chuyên dụng).
Bên cạnh đó, dự án cũng cần lắp đặt hoàn chỉnh một số thiết bị còn thiếu hoặc thay thế các thiết bị có sai sót, hư hỏng do vận chuyển trước đây phải khắc phục (một số máy chủ hệ thống phụ trợ của hạng mục thông tin, bán vé tự động, máy móc dụng cụ cho sửa chữa, duy tu bảo dưỡng đoàn tàu).
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2019 của Bộ GTVT diễn ra chiều 27/9 vừa qua, nhiều phóng viên đặt câu hỏi bao giờ hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông? Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hệ thống hồ sơ về xây dựng tuyến đường đã cơ bản hoàn thiện, cơ bản nghiệm thu nhưng phần lắp đặt thiết bị của dự án còn thiếu các chứng chỉ từ xuất xứ linh kiện, lắp đặt thành một hệ thống có thể hoạt động được.
"Chậm chủ yếu về phần hồ sơ chứ không phải nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ thiết bị. Còn hệ thống thông tin tín hiệu, đường ray đã xong. Hệ thống bán vé đang khắc phục một số tính năng của phần mềm. Hệ thống phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt xong. Dự án đã chạy thử đơn chiếc từng đoàn tàu. Tổng thầu đề nghị chạy thử liên động nhưng chúng tôi yêu cầu các phần việc kia phải xong để chạy thử liên động toàn bộ các đoàn tàu và toàn hệ thống trang thiết bị đi cùng", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích và nhấn mạnh, việc hoàn thành hay không vẫn do tổng thầu thực hiện.
Hệ lụy không chỉ riêng vấn đề về tiền bạc
Dự án chậm tiến độ khiến các hạng mục công trình chưa sử dụng đã bắt đầu xuống cấp. Ảnh: Phạm Thắng
Liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Theo đó, Bộ GTVT tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769,97 tỷ đồng lên 18.001,59 tỷ đồng (tăng 9.231,62 tỷ đồng, tương đương 205,27%). Điều đáng nói, việc điều chỉnh này được thực hiện khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội về việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Ngoài ra, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư năm 2017 bao gồm chi phí trả nợ gốc phần vay lại của hiệp định vay 250 triệu USD chưa đúng quy định; phê duyệt bổ sung vào tổng mức đầu tư chi phí xây lắp tăng thêm 21,07 triệu USD (tương đương 6% chi phí xây dựng) do một số nguyên nhân khách quan, thay đổi biện pháp thi công từ đầu dự án khi chưa có dự toán chi tiết, thiếu cơ sở pháp lý.
Một sai phạm nghiêm trọng khác được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra là tính đến ngày 30/6/2018, số vốn đầu tư vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỷ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỷ đồng đã đầu tư vào dự án. Số chênh lệch khoảng 2.656 tỷ đồng do chủ đầu tư tính sai đơn giá 175 tỷ đồng, sai khác 698 tỷ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán 1.781 tỷ đồng…
Trong khi đó, phân tích về việc xử lý trách nhiệm đối với những sai phạm trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nêu quan điểm: Bộ GTVT và đơn vị trực thuộc là Ban Quản lý Dự án đường sắt không thể vô can. Bởi lẽ, những hệ lụy đến từ các sai phạm của dự án này là vô cùng lớn và vào thời điểm hiện tại khó lòng đong đếm được. Việc dự án liên tục trễ hẹn đã đành nhưng tới thời điểm hiện tại, không ai có thể đánh giá đến bao giờ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới được đưa vào vận hành.
"Tác động tiêu cực lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Thiệt hại tiền bạc chắc ai cũng thấy nhưng còn có những thiệt hại lớn hơn, không thể đong đếm được bằng tiền", TS Ngô Trí Long nói.
Vị chuyên gia này đề nghị cần phải có một cuộc thanh tra toàn diện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để làm rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong dự án này. Đặc biệt phải làm rõ có vấn đề tư lợi cá nhân trong dự án này hay không. Đây là vấn đề cần phải đặt ra và làm rõ vì khi biết rõ dự án lỗ mà vẫn cố làm là điều bất thường.
Nhận định về mức đội vốn của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, TS Nguyễn Ngọc Quang (giảng viên Đại học TWENTE, Hà Lan) cho rằng, một dự án khi thực hiện phải trải qua rất nhiều bước như nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và triển khai thi công. Từ giai đoạn đầu, chi phí dự án đã tính ở mức trần, các bước sau chỉ chi tiết hóa có thể giảm hơn.
"Bộ GTVT giải thích chưa lường được hết khi làm dự án là rất khó hiểu. Nói như vậy có nghĩa là những người tham gia nghiên cứu thiếu trách nhiệm hoặc thiếu hiểu biết, dẫn đến thiếu những hạng mục hay chi tiết không tính được hết. Đối với những dự án như thế này thì khó có thể kiểm soát được sẽ đội đến bao nhiêu nữa", TS Nguyễn Ngọc Quang nói.
Nhóm Phóng Viên
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.