Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp cô giáo được đặt tên cho cầu

Thứ sáu, 15:00 27/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Vào bản Buộc Mú 2, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) phải đi qua một cái cầu dài khoảng 50m. Chiếc cầu còn mới, có tên “cầu cô Oanh”. Hỏi dân bản, ai cũng bảo: “Là tên cô giáo đó mà! Cô bây giờ không dạy học ở đây nữa, nhưng ngày xưa cô tốt với dân bản, tốt với bọn trẻ con, cõng chúng nó qua suối đi học, nên bây giờ được xây cầu, bản lấy tên cô đặt cho cầu để nhớ”.

Chiếc cầu mang tên cô giáo Oanh bắc qua dòng suối cắt ngang bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An. Ảnh: H.H
Chiếc cầu mang tên cô giáo Oanh bắc qua dòng suối cắt ngang bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An. Ảnh: H.H

Cô giáo cõng học trò qua suối

Năm 1997, cô Đặng Thị Oanh (SN 1976, quê Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) cùng người yêu xung phong lên công tác tại xã Na Ngoi, huyện miền núi Kỳ Sơn. Những năm đầu tiên cô được phân công dạy ở bản trung tâm, đến năm 2001 thì bản Buộc Mú, phụ trách lớp 2. Đường từ các bản đến trường cũng chưa có, cầu cũng không, “Thương bọn trẻ đi học cái chữ mà gian nan, nguy hiểm quá, các thầy cô giáo lại xắn quần, lội suối, cõng từng đứa đi học đấy”, ông Già Tồng Thù – Phó Trưởng Công an xã Na Ngoi nhớ lại.

Ông Thù có 4 đứa con, thì cũng có 3 đứa “trên lưng cô giáo” đến trường. Riêng đứa út đặc biệt hơn, bởi cháu ra đời từ bàn tay cô Oanh đỡ đẻ. “Bữa đó, vợ ta đau bụng chuyển dạ. Người Mông ta vẫn thường tự đẻ ở nhà, đứa nào cũng vậy. Nhưng con bé mãi không chịu ra, ta sợ quá không biết làm thế nào. Trạm xá thì ở xa, lúc đó cô Oanh còn trẻ lắm, nhưng vẫn vào đỡ đẻ. Cuối cùng con bé cũng “chui” ra khỏi bụng mẹ nó, nhưng không khóc, không thở, tím tái... ta sợ muốn khóc mà chỉ biết đứng nhìn thôi. Lúc đó, cô Oanh bỗng nắm 2 chân dốc ngược con bé xuống, vuốt vuốt lưng, rồi đánh vào mông nó mấy cái. Thế là nó khóc. Con bé sống rồi, cả nhà ai cũng mừng không biết nói mô cho hết”, ông Thù bồi hồi nhớ lại.

Già Bá Mùa (SN 1997) là một trong những học sinh cũ của cô giáo Oanh cho biết: “Ngày xưa cô cõng em đi học mà. Có đoạn qua suối tự lội được, nhưng mấy đứa mỏi chân không chịu đi, cô cũng cõng. Giờ nghĩ lại thấy thương cô. Ngày xưa, nhiều khi đi học mãi mà cái chữ không vào, mấy đứa bỏ học ở nhà lên rẫy chơi. Cô lại đến tận nhà nói chuyện với bố mẹ để bọn em đi học...”.

Cũng vì nhớ lời cô dặn “học cái chữ để hiểu biết, để sau này đỡ khổ”, mà Mùa đã cố gắng học hết lớp 12 và giờ chuẩn bị hành trang nhập ngũ.

Sau 6 năm công tác tại xã vùng cao Na Ngoi (trong đó có 2 năm cắm bản tại Buộc Mú 2), năm 2003, cô Đặng Thị Oanh được chuyển về gần nhà, công tác tại huyện Anh Sơn, Nghệ An.

Con suối nơi cô Oanh cõng học trò đến lớp ngày xưa, bây giờ đã được xây thành cầu. Mặc dù cô giáo không dạy ở Buộc Mú nữa, nhưng khi chiếc cầu hoàn thành, bà con đều đồng ý lấy tên cô Oanh đặt cho cầu.

“Những điều tôi làm chỉ bình thường thôi”

Chúng tôi tìm về điểm trường Trà Lân, Tiểu học Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, nơi cô Oanh đang công tác. Ghé vào lớp 2D, gần 30 em nhỏ đang ngồi theo nhóm của mô hình VNEN, sôi nổi thảo luận. Dáng người nhỏ, gương mặt hiền hậu, đó chính là cô giáo 19 năm trước ở Na Ngoi – người được đặt tên cho chiếc cầu nơi bản xa Buộc Mú.

“Từ ngày về Phúc Sơn đến giờ, tôi chưa có dịp nào để quay lại Na Ngoi cả”, giọng cô giáo nhỏ nhẹ. Những kỷ niệm của 19 năm về trước ùa về: Tốt nghiệp Trung cấp sư phạm, tôi cùng người yêu xung phong lên Na Ngoi, Kỳ Sơn. Lúc ấy, chỉ nghĩ đơn giản, vùng cao cần giáo viên. Hơn nữa, mình là con nhà nông, khó khăn, vất vả quen rồi thì việc gì cũng có thể cố gắng được. Na Ngoi chủ yếu là học sinh người Mông và một ít bà con người Khơ Mú. Ngày ấy, nhà công vụ giáo viên chưa có, nên mình ở trong nhà dân. Chưa biết tiếng, chưa hiểu phong tục tập quán, nhìn dân bản làm như thế nào, thì bắt chước như thế ấy.

Tại bản Buộc Mú, cô Oanh và chàng trai cùng lên cắm bản đã tổ chức đám cưới, rồi dựng một gian lán tạm để ở. Ngày cô rời bản, bà con mang theo nào sắn, khoai, nếp nương, hoa chuối... làm quà. Rồi xách hộ hành lý, theo chân cô giáo tiễn ra đến tận đường quốc lộ 7. Những ân tình ấy, làm sao có thể quên?

Sau một thời gian công tác ở bản Buộc Mú, vợ chồng cô được chuyển về Phúc Sơn, Anh Sơn. Về nơi công tác mới, vợ chồng cô lại tiếp tục tận tụy với học sinh. Bao bộn bề cuộc sống, kỷ niệm về nơi công tác đầu tiên, vợ chồng cô vẫn cất giữ làm ký ức của riêng mình. Cho đến một ngày gần đây, cô ngỡ ngàng khi có cán bộ huyện Kỳ Sơn gọi điện thoại về Phòng GD&ĐT Anh Sơn, rồi liên lạc với cô, “xác minh” giúp nhà báo thông tin về cô Đặng Thị Oanh từng dạy học ở Buộc Mú.

Tên cô được đặt cho chiếc cầu ngày xưa cô từng cõng học trò qua suối. “Không nghĩ bà con lại còn nhớ đến mình như vậy”, cô Oanh xúc động. Ngày còn công tác ở Na Ngoi, cái cầu mới chỉ đang ở giai đoạn khảo sát. Cô không biết nó đã khởi công và hoàn thành lúc nào, cũng không hề biết tên mình được bà con Buộc Mú đặt cho tên cầu.

Ra về, cô giáo cứ nhắc đi nhắc lại: Đừng đưa ảnh cô lên báo, cô thấy những điều cô làm rất bình thường thôi. Còn rất nhiều các thầy cô giáo cắm bản khác, có người còn ở lại mấy chục năm. Những năm ấy ai cũng vất vả như nhau, ai cũng ở cùng dân, dạy học trò... Có gì đâu để kể!

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 2 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 3 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Nhà thầu thi công cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh lo ngại, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ do việc giải phóng mặt bằng bị chậm, không đủ thời gian hoàn thành đào đắp nền đường trước mùa mưa vào tháng 9.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top