Gặp lại tác giả “giao diện mềm” chống ùn tắc
GiadinhNet - Hà Nội vẫn chưa có tổng kết về giải pháp phân làn, phân luồng thực hiện gần 3 năm qua và phương án nắn dòng phương tiện tại các điểm giao cắt.
Dù đã có hệ thống đèn, nhưng chỉ cần vài phương tiện rẽ theo hướng trái (trong vòng kẻ) đã chặn đứng cả dòng xe đối diện. |
Đau đáu với giao thông Hà Nội
Tháng 6/2009, dư luận từng xôn xao với tranh cãi về sáng kiến phân luồng giao thông ở Hà Nội khi Sở GTVT khẳng định làm theo chủ trương và phương pháp kỹ thuật thì hoàn toàn theo kiến thức sách vở. Trong khi đó, một công dân là anh Phạm Văn Tiệp, một cựu lãnh đạo công ty xây dựng Cienco là ông Phạm Tuân cùng cho rằng, cơ quan quản lý đã dựa trên ý tưởng của mình. Câu chuyện bản quyền dần rơi vào quên lãng khi Sở GTVT kiên trì triển khai các biện pháp của mình, sau này còn thêm phân làn. Nhưng, công sức, tâm huyết của những con người yêu mến Thủ đô có thể còn nằm mãi trong ngăn bàn, nếu nhà quản lý không một lần mở lòng tiếp đón một cách cầu thị. “Giải pháp Giao diện mềm” của anh Phạm Văn Tiệp đưa ra các nguyên tắc, các “hằng đẳng thức” để áp dụng cho tùy vị trí giao thông, được tác giả thực hiện kỳ công trên thực tiễn trải nghiệm, nghiên cứu, song cũng không được chú ý.
Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, anh Phạm Văn Tiệp (SN 1973, tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện là chủ cửa hàng nội thất Phú Gia, 180E Thái Thịnh) cho biết: “Mấu chốt của ùn tắc giao thông tại Hà Nội chính là sự xung đột của phương tiện tại các điểm giao cắt, là các ngã ba, ngã tư… Nếu giải quyết được xung đột này thì không cần thiết phải thiết lập các dải phân làn bằng rào sắt, bê tông giữa một chiều đường”. Dù học kinh tế, nhưng anh Tiệp lại rất rành về thiết kế đồ họa, vẽ kỹ thuật và đặc biệt am hiểu về giao thông Hà Nội. “Tôi nghĩ rằng, không nên phân làn bằng rào chắn mà chỉ thực hiện bằng vạch sơn để các phương tiện tận dụng tối đa diện tích đường tùy vào thời điểm và áp lực lưu thông”, anh Phạm Văn Tiệp nhận định.
Quan điểm này cũng trùng với ý kiến các chuyên gia mà Báo GĐ&XH đã dẫn trong bài báo “Chẳng nước nào phân làn ở lõi đô thị” ra ngày 24/7. Trao đổi với phóng viên, anh Tiệp không muốn nhắc nhiều đến việc tranh cãi bản quyền nữa, mà chỉ bày tỏ mong muốn tâm huyết của mình phát huy được giá trị của nó, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mà để làm được điều này, không gì thuận lợi hơn Sở GTVT Hà Nội cùng hợp tác với những tác giả như ông Tuân, anh Tiệp.
Anh Phạm Văn Tiệp cho biết, anh đã mất rất nhiều năm quan sát, chụp ảnh, phân tích trước khi đưa ra các nguyên tắc cho giải pháp “Giao diện mềm”, đó là: “Các phần tử chuyển động chỉ được phép đi thẳng hoặc rẽ phải. Trong trường hợp muốn rẽ trái, các phần tử chuyển động phải tiếp cận dần dải phân cách bên trái để chuyển hướng”. Khi cơ quan quản lý giao thông triển khai, cũng dựa trên nguyên tắc này, có điều đã không làm triệt để, hoặc không có những tham số phù hợp.
Nghĩ khác, làm khác để đổi khác
Có thể thấy, giải pháp phân làn 10 tuyến phố mà Hà Nội thực hiện gần 3 năm qua và việc nắn dòng phương tiện tại các giao cắt đã góp phần giải quyết phần nào sự bức xúc về ùn tắc. Tuy nhiên, sự căng thẳng của giao thông vẫn còn nguyên vẹn, hơn nữa, sự vi phạm trên các tuyến đường đã phân làn lại đang tái diễn phức tạp. Bản thân anh Tiệp cũng đánh giá cao nỗ lực của nhà quản lý: “Nếu để ý sẽ thấy, từ năm 2009 đến giờ, giao thông Hà Nội đã được cải thiện rất nhiều”.
Theo anh Tiệp, việc bố trí các luồng phương tiện giao thông cắt nhau trực tiếp (giao diện sắc) như hiện nay làm trầm trọng tình trạng chuyển động chậm hoặc không tiếp tục chuyển động được. “Tại các ngã ba, ngã tư, cách bố trí hiện tại không tạo cơ hội cho người đi đường được… nhường nhau. Muốn nhường cũng không được. Do đó, phải xác định được đường ưu tiên và đường không ưu tiên, bỏ các vòng xuyến, lập các điểm quay xe cách nút giao theo một tham số “m”. Theo cách của tôi, gần mỗi nút giao phải có 2 điểm quay xe, một cho xe ôtô hoặc xe cỡ lớn hơn, một cho xe máy để hạn chế xung đột. Tuy nhiên, đa số đầu các tuyến phố tại các nút giao mới chỉ bố trí một điểm quay xe, tham số “m” – khoảng cách với nút giao – cũng chưa phù hợp”, anh Tiệp phân tích.
Đối với các tuyến phố song song, ngược chiều như Bà Triệu – phố Huế, anh Tiệp thậm chí còn đề xuất phương án “đường một chiều nghịch” cho phép trên cả 2 tuyến phố này không sử dụng hệ thống đèn đỏ nào, mà lưu thông liên tục vẫn theo nguyên tắc “đi bên phải, trước khi rẽ trái có quãng đường rất dài để áp sang lề trái”. Dĩ nhiên, phương án này phải có hệ thống biển báo chi tiết, hướng dẫn dễ hiểu. Cử nhân ngành kinh tế thậm chí còn cho rằng có thể đổi chiều lưu thông trên cầu Long Biên, nếu cần thiết, dù kiểu lưu thông bên trái đường trên cây cầu trăm tuổi này cũng là “đặc sản” của Thủ đô, bởi nó giúp giải quyết được xung đột ở nút giao gần bốt Hàng Đậu – cầu Long Biên.
“Chuyện tôi không làm về giao thông nhưng lại nghĩ ra các giải pháp về giao thông cũng là hết sức bình thường, vì đó là đam mê, tâm huyết của tôi. Hãy đừng ngần ngại. Chắc chắn dân sẽ ủng hộ nhà quản lý nếu họ làm cho giao thông tốt lên, không cần biết giải pháp này, ý tưởng kia của ai”. Anh Phạm Văn Tiệp |
Việt Nguyễn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.