Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia Lai: Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 – 2020 còn nhiều khó khăn

Thứ năm, 10:08 08/11/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng 7/11, tại Gia Lai, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Võ Thành Đông - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh này về kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

Làm việc với với Đoàn công tác có bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.

​Thời gian qua việc triển khai thực hiện 8 Dự án của Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020 của tỉnh cơ bản đạt được các yêu cầu của ngành và kế hoạch của tỉnh giao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Cụ thể, công tác phòng, chống bệnh lao có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đạt trên 97%; đã loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh từ cuối năm 2015; từ năm 2015 đến nay toàn tỉnh không có trường hợp nào tử vong do sốt rét.


Đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai về kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Kim Oanh

Đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai về kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Kim Oanh

Công tác phòng, chống sốt xuất huyết; bảo vệ sức khỏe tâm thần; phòng, chống tăng huyết áp; phòng, chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn do thiếu I ốt; phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cũng được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đặc biệt, công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai thường xuyên, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hàng năm được duy trì ở mức 97% trở lên; tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm qua từng năm; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản có nhiều tiến bộ, đặc biệt số ca tử vong mẹ thấp so với cả nước.

Công tác Dân số - KHHGĐ được triển khai có hiệu quả, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 13,60/00 năm 2015, giảm xuống còn 12,00/00 năm 2018. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 20% năm 2015 xuống còn 19,2% vào năm 2018. Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ cũng có nhiều tiến bộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Y tế tỉnh Gia Lai vẫn còn một số khó khăn, tồn tại. Một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng mặc dù tỷ lệ mắc có giảm qua các năm nhưng vẫn còn xảy ra ở các địa phương. Các bệnh có vắc xin phòng ngừa luôn có nguy cơ bùng phát trở lại như rubella, bạch cầu, ho gà, viêm gan virus.

Ngoài ra do một số sự cố liên quan đến tiêm chủng trong cả nước đã gây ra tâm lý lo ngại cho các bậc phụ huynh, nhiều trường hợp đã từ chối tiêm chủng cho trẻ.


Bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Kim Oanh.

Bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Kim Oanh.

Phát buổi tại hội nghị, bà Huỳnh Nữ Thu Hà – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai chia sẻ những khó khăn của ngành Y tế. “Gia Lai là tỉnh miền núi địa bàn rộng, phân bố dân cư thưa thớt nên việc đưa các dịch vụ y tế đến với người dân gặp nhiều khó khăn. Điều kiện ngân sách của tỉnh cũng hạn chế, chưa đảm bảo kinh phí cho các hoạt động như đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát, mua vật tư, trang thiết bị,… nên việc triển khai chương trình còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên trong điều kiện như vậy, hệ thống chính trị tỉnh vẫn quán triệt nội dung việc chăm sóc nhân dân là mục tiêu chính trị của địa phương, các cấp, các ngành phải vào cuộc để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia”, bà Thu Hà nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh và Đoàn công tác đã tập trung trao đổi, làm rõ về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 – 2020 ở địa phương, để tiếp tục có những giải pháp trong việc thực hiện Chương trình này thời gian tới đạt hiệu quả.


Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Võ Thành Đông- Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số (Bộ Y tế) làm Trưởng đoàn. Ảnh: Kim Oanh.

Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Võ Thành Đông- Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số (Bộ Y tế) làm Trưởng đoàn. Ảnh: Kim Oanh.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Võ Thành Đông ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đã đạt được trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020 thời gian qua.

Thời gian tới, ông đề nghị tỉnh cần xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình với mục tiêu cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, cần bố trí thêm nguồn kinh phí của địa phương để thực hiện Chương trình này. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế để lồng ghép Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020 với Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới để đầu tư phát triển hạ tầng nhất là các trạm y tế xã.

Ngoài ra, Sở Y tế cần chủ động xây dựng dự toán ngân sách trung hạn, dài hạn kể cả dự toán ngân sách hàng năm và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Dự án trong Chương trình. Đoàn công tác ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh và sớm báo cáo các Bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tỉnh.

Kim Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top