Gian nan công tác dân số ở các thôn đồng bào Mông
Huyện Krông Bông (Đắk Lắk) có 14 thôn với 2.452 hộ, 14.260 khẩu là người dân tộc Mông di cư ở các tỉnh phía Bắc vào, tập trung ở các xã Hòa Phong, Cư Pui và Cư Đrăm.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình ở các thôn đồng bào Mông còn gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng sinh đông con trong các gia đình vẫn còn phổ biến.

Chị Sùng Thị Pà (thôn Ea Uôn- Cư Pui) đã có 8 đứa con gái nhưng vẫn muốn sinh thêm. |
Xã Cư Đrăm có 6 thôn đồng bào Mông thì cả 6 thôn đều có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên rất cao. Chị Thào Thị Dung, cộng tác viên y tế (CTVYT) kiêm cộng tác viên dân số (CTVDS) của thôn Ea Luêh, phụ trách vận động 173 hộ. Trung bình mỗi tháng chị đi vận động 10 hộ trong diện sinh đẻ. Song việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn.
Theo chị Dung, vận động nam giới thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình khó hơn nhiều so với phụ nữ. Một số chị em phụ nữ khi được phân tích thì đồng ý thực hiện các biện pháp tránh thai. Họ chia sẻ, việc sinh con lấy đi rất nhiều sức khỏe, thời gian. Còn các ông chồng lại không chịu hợp tác. Nhiều lần CTVDS vào vận động bị những người chồng la mắng, đuổi về. Có người còn nói, mình sinh thì gia đình mình nuôi chứ có nhờ ai nuôi đâu.
Theo chân chị Dung đến gia đình chị Thào Thị Xế (thôn Ea Luêh) để tuyên truyền, vận động, chúng tôi mới hiểu rõ khó khăn của những cộng tác viên. Tuy đã có 4 con gái nhưng chị Xế lại mới sinh thêm một bé gái được 1 tháng. Khi phân tích việc sinh nhiều, đẻ dày sẽ gặp rất nhiều hệ lụy nhưng chị Xế vẫn khẳng định, sắp tới chị sẽ sinh thêm 1 đứa nữa rồi mới kế hoạch. Nghe vậy, chồng chị nhất quyết phản đối, bắt chị phải đẻ khi nào có con trai mới thôi. Chị Xế than vãn "Từ khi lấy chồng đến giờ, mình dành hết thời gian để sinh con, không có thời gian làm việc. Mình cũng muốn sinh ít con nhưng chồng mình không đồng ý".
Gia đình chị Thào Thị Xay, cũng ở thôn Ea Luêh, hoàn cảnh còn éo le hơn. Chồng chị năm nay ngoài 50 tuổi, đã có 5 đứa con riêng và 3 đứa con chung. Vừa rồi chị Xay lại sinh thêm 1 đứa nữa. Ở trong túp lều tạm, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, mọi chi phí trong gia đình chỉ nhờ vào người chồng đi làm thuê. 5 đứa con của chồng và 4 đứa con chung đều chưa một ngày được cắp sách đến trường. Chị Xay giãi bày: "Gia đình đã nghèo, lại sinh nhiều nên khổ lắm. Hôm nào chồng không đi làm thuê không có tiền mua gạo, chẳng có cơm để ăn. Mình muốn đẻ ít nhưng chồng không chịu".
Ea Uôl là thôn có tỷ lệ sinh cao nhất trong 6 thôn đồng bào Mông của xã Cư Pui. Thôn có 307 hộ nhưng có đến 2.192 khẩu (tỷ lệ 7,1 khẩu/hộ). Nhiều gia đình có từ 8 đến 10 con. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình ở đây hiệu quả rất thấp. Chị Vương Thị Nhung, CTVDS thôn Ea Uôl thừa nhận, đôi lúc CTVDS cảm thấy nản và bất lực vì sự chống đối, không hợp tác của những cặp vợ chồng sinh đông con. Lúc đến tuyên truyền, vận động, có người chống đối, thể hiện ra mặt, có người lại im lặng, nhiều người lại bỏ đi, không muốn nghe. Và rồi, họ tiếp tục sinh. Nhiều cặp vợ chồng chưa đến 30 tuổi đã có 7, 8 đứa con nhưng họ chưa muốn dừng lại.
Khó khăn nhất vẫn là tư tưởng trọng nam, khinh nữ ở nhiều gia đình người Mông. Là phó thôn Ea Luêh (xã Cư Đrăm), anh Vương Đình Quý đã có 5 đứa con gái nhưng vẫn cố sinh thêm để có con trai. May mắn đứa thứ 6 ra đời là con trai. Những tưởng, vợ chồng anh mãn nguyện dừng lại nhưng vợ anh lại sinh thêm đứa thứ 7. Anh Quý phân trần: "Sinh thêm đứa trai nữa cho con trai nó có bạn".
Việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ở các thôn đồng bào Mông của H. Krông Bông vẫn còn hết sức nan giải, hiệu quả chưa cao. Ngoài nhận thức, tư tưởng trọng nam, khinh nữ của một bộ phận người dân, thì công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình ở đây chưa được quan tâm một cách đúng mức; việc phối hợp, lồng ghép giữa các tổ chức, đoàn thể chưa chặt chẽ; công tác truyền thông chủ yếu bằng miệng. Vì vậy, tỷ lệ sinh con nhiều, sinh dày vẫn còn rất cao. Những hệ lụy của việc sinh đông con vẫn luôn đeo đẳng bà con dân tộc Mông ở đây, làm cho nhiều đứa trẻ suy dinh dưỡng, thất học, bỏ học; tỷ lệ hộ nghèo cao; người dân thiếu nhà ở, thiếu đất sản xuất…
Theo Tùng Lâm/Công an Đà Nẵng

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.