Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gian nan giành sự sống cho trẻ sinh non

Chủ nhật, 11:36 03/03/2024 | Dân số và phát triển

Mỗi năm, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị cho khoảng 3.000 trẻ sinh non tháng, nhẹ cân. Việc chăm sóc trẻ luôn là thách thức với các thầy thuốc nơi đây.

Hành trình đầu đời gian nan

Ở tuổi lên 3, bé B.A (ở Hà Nội ) mạnh khỏe như các bạn đồng lứa, líu lo đủ chuyện khiến bố mẹ nhiều khi than phiền "hỏi nhức hết cả đầu". Ít ai biết được A đã có một hành trình đầu đời đầy gian nan ở Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vì chào đời khi mới ở tuần thai thứ 27.

Gian nan giành sự sống cho trẻ sinh non- Ảnh 1.

Một trẻ sơ sinh non tháng được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh. Ảnh: Tạ Hải.

Chị T.T (mẹ A) chia sẻ, sau 6 năm chờ đợi, chị mới mang thai. Tuy nhiên, chị chuyển dạ sớm và sinh con non tháng. Khi chào đời, con không khóc, không phản xạ, da tím và thể trạng rất yếu nên các bác sĩ phải cấp cứu ngay tại phòng sinh, đặt nội khí quản bóp bóng rồi chuyển về Khoa Sơ sinh để điều trị.

Tại đây, bé A được chăm sóc trong lồng ấp, thở oxy, có thời điểm bé bị nhiễm trùng đường ruột, ẩn chứa nguy cơ viêm ruột hoại tử rất nguy hiểm. Từ 800g khi chào đời, với sự chăm sóc, điều trị 24/24h của các y bác sĩ, bé A cũng nhích lên thêm 1.100g, được ghép mẹ để chăm sóc bé theo phương pháp Kangaroo. "Ngày được ôm con vào lòng, hai vợ chồng tôi đều vỡ òa hạnh phúc", chị T nhớ lại.

Con gái của sản phụ T.H (ở Bắc Ninh) cũng ra đời sớm khi mới 27 tuần và chỉ nặng 500g, suy dinh dưỡng nặng. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các y bác sĩ đã tích cực hồi sức và thực hiện nhiều biện pháp can thiệp, chăm sóc đặc biệt. May mắn là trong quá trình điều trị, bé đáp ứng tốt, các bệnh lý dần được cải thiện, rồi xuất viện khi đạt 1.600g.

"Trộm vía, giờ con 14 tháng tuổi, nặng 7,2kg, chập chững đi những bước đầu tiên và bập bẹ gọi tên các thành viên trong gia đình. Dù có chậm hơn các bạn một nhịp, nhưng độ phát triển của con được đánh giá ổn định. Gia đình có được con như hôm nay là nhờ các bác sĩ đã nỗ lực chăm sóc", chị H cho hay.

Cũng sinh non khi thai kỳ tuần 26 và chỉ nặng 600g, cậu bé M.H (ở Hà Nội) được chuyển chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sơ sinh bởi thể trạng rất yếu, xuất hiện triệu chứng khó thở nặng. Sau 72 ngày điều trị tại đây, M.H bình phục và phát triển tốt, đạt 1.700g, đủ điều kiện xuất viện.

Ngày ăn 16 bữa

Chia sẻ về quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, BS Phạm Thu Phương (Khoa Sơ sinh) cho biết, chăm trẻ sơ sinh đã khó, nhưng với chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân lại càng thử thách, bởi trẻ non tháng có hệ thống miễn dịch, các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện.

Sau những vất vả, các bác sĩ nơi đây coi thời khắc hạnh phúc nhất là khi thấy các bé phục hồi ngoạn mục và trao lại cho gia đình.

Khi trẻ về với gia đình, cha mẹ cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ có thể phát triển bình thường, tránh những tổn hại không đáng có tới sức khỏe sau này như giảm sút trí tuệ hay chậm phát triển thể lực...

BS Nguyễn Ngọc Bình (Khoa Sơ sinh)

Do vậy, trẻ rất dễ nhiễm khuẩn, sức chịu đựng của trẻ với thay đổi của môi trường vô cùng kém, đòi hỏi phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt 24/24h, kiểm soát nghiêm ngặt các chức năng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…

Với những trẻ sinh non 7 tháng luôn được chăm sóc đặc biệt hơn. Trẻ không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, nên thường được nuôi lồng ấp giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định, theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24h để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có. Trẻ được bổ sung dinh dưỡng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch, thậm chí phải được máy hỗ trợ thở để duy trì sự sống.

Trẻ sơ sinh nằm tại khu hồi sức thường 3 giờ cho ăn một lần và thay tã, còn các trẻ non tháng thì chăm sóc đặc thù hơn, như cho ăn nhiều hơn với 12-16 bữa/ngày, thậm chí có những bạn phải nhỏ giọt dạ dày. Cùng đó là thực hiện y lệnh, theo dõi từng diễn biến nhỏ nhất của trẻ nên khối lượng công việc mỗi ca trực lớn, rất áp lực và căng thẳng.

Theo BS Nguyễn Ngọc Bình (Khoa Sơ sinh), trẻ sinh non đòi hỏi chi tiết trong chăm sóc vì mọi thứ ở trẻ rất mong manh. Thông thường, trẻ sẽ được trở về gia đình chăm sóc khi các bác sĩ đảm bảo trẻ có thể tự bú, tự thở, thích nghi với môi trường.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Top