Giáo sư Nguyễn Đình Cử - Giảng viên cao cấp Viện Dân số và Các vấn đề xã hội: Rất cần duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số
GiadinhNet - “Theo tôi, rất cần duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số nhằm tập trung góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam”.
Chiến dịch truyền thông chăm sóc SKSS cho người dân vùng sâu, vùng xa tại Sơn La. Ảnh: Võ Thu. |
Thành tựu to lớn và tác động mạnh mẽ
Thưa Giáo sư, ông có thể đánh giá ngắn gọn về thành tựu và tác động của Chương trình DS-KHHGĐ trong khoảng 20 năm qua?
- Vô cùng to lớn và rất hiệu quả. Ở phạm vi gia đình, vào những năm 1991-1992, trung bình mỗi phụ nữ sinh 3,9 con. Năm ngoái, con số này chỉ còn 2,05, nghĩa là đã giảm gần một nửa! Điều này, tạo điều kiện to lớn cho việc nuôi, dạy trẻ và mở rộng cơ hội phát triển cho phụ nữ. Trên bình diện vĩ mô, có một so sánh thế này: Năm 1990, dân số của Việt Nam, Philippines và Ethiopia lần lượt là: 69 triệu, 62 triệu và 48 triệu thì đến năm 2013, các con số này là: 90 triệu, 98 triệu và 94 triệu! Nếu 23 năm qua, dân số Việt Nam tăng như Philippines, thì năm nay đã có 109 triệu người, còn tăng như Ethiopia thì có tới 135 triệu!
Nếu chú ý rằng, 20 năm qua, ngân sách mới đầu tư cho Chương trình này vào khoảng 8.400 tỷ đồng. So sánh kết quả và chi phí, có thể thấy hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao của Chương trình. Đấy là chưa kể hiệu quả xã hội (đặc biệt là sự tiến bộ của phụ nữ) và bảo vệ môi trường.
Chúng ta cần nghiên cứu đánh giá đầy đủ tác động ở cả tầm vĩ mô và vi mô trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường của Chương trình DS-KHHGĐ nhưng một vài con số nói trên cũng cho chúng ta thấy phần nào.
Rất kịp thời và thích hợp
Ông có thể cho biết đặc điểm của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015?
- Mặc dù tên của Chương trình không có gì khác biệt so với các giai đoạn trước nhưng, theo tôi, cái khác biệt của Chương trình giai đoạn này là đánh dấu rõ ràng sự chuyển hướng của Chính sách dân số: Từ số lượng đến chất lượng dân số.
Khởi đầu bằng Quyết định 216-CP của Hội đồng chính phủ năm 1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn, sau hơn 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ với mục tiêu duy nhất là giảm sinh, bước vào đầu thế kỷ 21, mức sinh của nước ta đã tiệm cận đến mức sinh thay thế. Có thể nói, mục tiêu KHHGĐ đã cơ bản hoàn thành.
Vì vậy, Pháp lệnh Dân số năm 2003, Nghị quyết số 47-NQ/TW năm 2005 và Kết luận số: 44-KL/TW năm 2009 của Bộ Chính trị đều đã đặt vấn đề “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam”. Tôi cho rằng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như vậy là rất kịp thời và thích hợp với tình hình. Có thể so sánh vai trò của các văn bản chính sách, pháp luật này với vai trò của Quyết định 216-CP nói trên, tức là mở ra một thời kỳ mới của chính sách dân số.
Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010, tuy có đề cập đến mục tiêu “chất lượng dân số” nhưng rất mờ nhạt, thậm chí chưa đề ra được chỉ tiêu cụ thể nào cho mục tiêu này. Chỉ đến Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015, “chất lượng dân số” mới trở thành mục tiêu có nhiều chỉ tiêu, chỉ báo rõ ràng và có dự án cụ thể, kinh phí riêng để thực hiện. Đây là điểm khác biệt và cũng là điểm khởi đầu thực sự cho một thời kỳ mới của công tác dân số.
Căn cứ vào đặc điểm của giai đoạn này, theo Giáo sư, ngành Dân số có khả năng đạt được các mục tiêu vào năm 2015?
- Về khả năng đạt được mục tiêu của Chương trình vào năm 2015, có thể tạm phân mục tiêu cụ thể ra 2 nhóm: Nhóm phản ánh số lượng dân số, như quy mô, mức sinh thì hầu như chắc chắn sẽ đạt được. Chẳng hạn, cuối năm 2013 Việt Nam mới có 90 triệu dân, tốc độ tăng dân số năm 2012 chỉ vào khoảng 0,9% thì mục tiêu năm 2015 có không quá 93 triệu dân và tỷ lệ tăng 1% là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, trong nhóm này, mục tiêu “tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70%” có thể khó thực hiện, nếu nhìn vào xu hướng biến động của chỉ tiêu này trong khoảng 5 năm qua.
Đối với nhóm phản ánh chất lượng dân số, như mục tiêu hạn chế tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh lên đến 15% (tăng 10 lần so với đầu kỳ); Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc đạt 30% (tăng 5 lần so với đầu kỳ); Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt 10%... thì tôi không có nhiều lạc quan. Vì đây không những là vấn đề kỹ thuật, nhân lực, tài chính,... mà còn là sự thay đổi tập quán, văn hóa của người dân. Vả lại, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý chất lượng dân số.
Góp phần nâng cao chất lượng dân số
Vậy để đạt được các mục tiêu của Chương trình vào năm 2015 chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?
- Nếu Luật Dân số sớm được ban hành sẽ thúc đẩy việc thực hiện Chương trình, còn trước mắt, theo tôi, cần quyết liệt tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về chất lượng dân số. Tiếp đến là đẩy mạnh hơn nữa truyền thông, ưu tiên cho việc truyền thông thay đổi hành vi liên quan đến chất lượng dân số. Phát triển nguồn nhân lực và cơ sở kỹ thuật cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Tất nhiên, để làm được những việc này thì Chính phủ cần cung cấp kinh phí kịp thời và đầy đủ, như đã dược phê duyệt.
Thưa giáo sư gần đây người ta có bàn về sự cần thiết duy trì một số Chương trình mục tiêu quốc gia, với Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, quan điểm của Giáo sư ra sao?
- Như đã nói ở trên, Việt Nam có hơn 50 năm thực hiện công tác DS- KHHGĐ, nhưng đó là nửa thế kỷ giải quyết vấn đề số lượng dân số. Có thể nói, từ Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015, chúng ta mới bắt đầu trực tiếp giải quyết các vấn đề về chất lượng dân số.
Thời đại ngày nay là thời đại chất lượng cao. Thật là vô lý nếu không làm cho dân số chất lượng cao trong khi Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam thường đứng thứ 120/180 nước so sánh. Đây thực sự không chỉ có ý nghĩa dân số, nhân văn mà còn có ý nghĩa kinh tế to lớn. Thể chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực là những trụ cột phát triển bền vững đất nước. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Cả lý luận và thực tiễn từ các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Nâng cao chất lượng dân số là vấn đề thay đổi nhận thức, hành vi, thay đổi tập quán, thay đổi văn hóa sinh sản. Để có được sự thay đổi to lớn này, cần có quyết tâm đặc biệt, nguồn lực đặc biệt và cách làm đặc biệt. Vì vậy, theo tôi, chẳng những rất cần tiếp tục Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số mà còn phải duy trì Chương trình này nhiều chu kỳ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Một số kết quảđáng ghi nhận của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ Sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư (khóa VII) tháng 1 năm 1993, công tác DS-KHHGĐ ở nước ta trở thành Chương trình mục tiêu Quốc gia. Qua nhiều năm kiên trì và đẩy mạnh thực hiện, Chương trình này đã thu được những thành tựu to lớn với ý nghĩa hết sức nhân văn: Nâng cao sức khỏe bà mẹ và giảm tử vong ở trẻ em. Hiện nay, bình quân hàng năm chỉ có khoảng 1,4 - 1,5 triệu phụ nữ sinh đẻ, so với 2,3 - 2,4 triệu phụ nữ sinh đẻ nếu không có Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ, nghĩa là giảm được khoảng 90 vạn ca sinh, cũng đồng thời là giảm 90 vạn phụ nữ có nguy cơ ốm đau hoặc tử vong do thai sản. Giảm gần 3 triệu học sinh phổ thông trong giai đoạn (2001 - 2009). Do sinh đẻ ít đi nên số dân trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm mạnh. Vì vậy, tuy tỷ lệ nhập học tăng lên, nhưng số học sinh phổ thông đã bắt đầu giảm: Từ "đỉnh điểm" trong năm học 2001 - 2002 với quy mô học sinh lên tới 17,8756 triệu đã còn 14, 9121 triệu vào năm học 2009 - 2010. Việc giảm gần 3 triệu học sinh đã có thể tiết kiệm hàng chục nghìn phòng học, hàng chục vạn giáo viên và do đó giảm hàng nghìn tỷ đồng tiền lương một năm. Góp phần tăng cường bình đẳng giới. Do đẻ thưa, đẻ ít nên trẻ em gái và phụ nữ có nhiều cơ hội để học tập, hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Góp phần giảm tình trạng đói nghèo. Việc giảm khoảng 90 vạn ca sinh mỗi năm nên có thể tăng thêm 108 triệu ngày công lao động của phụ nữ do không phải nghỉ thai sản theo chế độ và 163 triệu ngày công do giảm tình trạng con ốm mẹ nghỉ. Nhờ đó mà các cặp vợ chồng có thêm điều kiện để đầu tư cho phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
(Tổng cục DS-KHHGĐ) |
Hà Anh (thực hiện)
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…