Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.VS Phạm Minh Hạc: Chỉ có Việt Nam mới có ngày tri ân các nhà giáo đặc biệt như thế!

Thứ tư, 07:27 20/11/2019 | Xã hội

GiadinhNet - “Đời sống xã hội phát triển ngày càng hiện đại, nhưng tinh thần hiếu học, tình cảm thầy trò thiêng liêng vẫn luôn được gìn giữ và phát huy từ ngàn năm qua, điều này còn được thể hiện trong Ngày Nhà giáo Việt Nam” - GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.

Nhân Kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, PV Báo GĐ&XH có cuộc trao đổi với GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay.

Truyền thống tôn sư học đạo có từ ngàn năm

Xin ông cho biết, vì sao lại có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?

- Đối với phạm vi quốc tế, ngày 20/11/1958 được lấy là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Còn tại Việt Nam, vào ngày 28/9/ 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tôi là giáo viên từ những năm 60, nhưng đến năm 1982 mới có Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vào những ngày này, tôi được những sinh viên, bạn bè chúc mừng, tôi rất lấy làm vui vào tự vào về nghề giáo. Đặc biệt, sáng ngày 19/11, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm và chúc sức khỏe tôi nhân ngày nhà giáo, tôi rất cảm động.

Ông có cảm nhận thế nào về ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam?

- Tôi chưa rõ trên thế giới có nước nào có riêng ngày nhà giáo không, nhưng ở Việt Nam ngày 20/11 là ngày vui của hàng triệu người giáo viên. Nhưng đây cũng là dịp để nhắc nhở trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà giáo đối với đất nước, với học sinh.

Tôi còn nhớ, vào năm 1992, tôi được bên Mỹ mời sang làm việc tại Bộ Quốc phòng Mỹ tại New York, có một người hỏi vì sao nước ông nghèo, mà sao giáo dục lại có những kết quả tốt như vậy? Tôi chỉ trả lời rằng truyền thống giáo dục Việt Nam đã cứu nền giáo dục Việt Nam. Tôi được cả hội trường vỗ tay nhiệt liệt.

Truyền thống giáo dục đấy cụ thể là gì, thưa ông?

- Truyền thống giáo dục đó trước tiên đó là truyền thống hiếu học. Chính bản thân tôi thấy nhiều bạn bè tôi cùng học, làm việc thời đó - lứa tiến sỹ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đào tạo - đều là những học trò nghèo, xuất thân từ gia đình bình dân, nhưng vì hiếu học nên rất thành công trong công việc.

Gần đây, ở Sơn La hay một số tỉnh miền núi có những em được giải quốc tế. Đấy là điều đáng mừng, nó cho thấy giáo dục cần sự quan tâm đến những học sinh nhiều vùng miền khác nhau, những người giỏi có ở khắp nơi chứ không phải là nơi có điều kiện.

GS.VS Phạm Minh Hạc: Chỉ có Việt Nam mới có ngày nhà giáo đặc biệt như thế! - Ảnh 1.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến thăm, chúc mừng GS.VS Phạm Minh Hạc vào sáng 19/11. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Có những người thầy yêu quý học trò như con

Tinh thần "tôn sư trọng đạo" được cho là có hàng nghìn năm nay, những tinh thần ấy được thể hiện như thế nào?

- Các sách lịch sử giáo dục đã viết rất nhiều, ngày xưa truyền thống đó thấm nhuần từ đời này sang đời khác, chưa biết từ bao giờ nhưng đã rất lâu rồi. Có những người học trò coi người thầy suốt đời, như cha mẹ, luôn quan tâm, đến lúc thầy mất vào các ngày giỗ thầy đều đi bộ rất xa để về…

Cái đặc biệt của người thầy xưa đó là những người học trò nghèo được thầy nhận, nuôi ngay trong nhà của mình. Có những thầy giỏi truyền nghề cho học sinh hiếu học, trong khi chưa chắc đã truyền cho con mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp, có từ rất lâu.

Trong bối cảnh xã hội phát triển hiện đại như ngày nay, truyền thống thầy - trò liệu có bị mai một?

- Tôi còn nhớ, lúc tôi khoảng 12 tuổi, tôi biết tiếng Pháp, được chọn đi làm thư ký phiên dịch. Lúc đó có một thầy giáo quen bố mẹ tôi, nhận tôi và 7 người khác nuôi dạy trong nhà. Kèm cặp tôi đến lúc thi qua tiểu học rồi vào trung học. Nuôi nấng học trò ăn học thành tài chắc chỉ có Việt Nam mới có rất nhiều người thầy như vậy. Ngày trước nghèo lắm, có bát cơm manh áo là đáng quý.

Ngày nay, tôi chưa biết chuyện tình cảm thầy trò nặng về vật chất đến đâu, nhưng tôi thấy ở miền núi, vào những ngày này vẫn có những học sinh mang hoa cỏ dại đến tặng cô, đó là một tình cảm chân thật.

Ngày nhà giáo này không có nơi nào là không tổ chức, đều có sự quan tâm của các cấp, các ngành, phụ huynh và học sinh. Theo tôi, những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã được giữ lại và phát huy một cách đầy đủ. Kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng ở chỗ này chỗ khác, nhưng truyền thống tôn sư trọng đại, uống nước nhớ nguồn của người Việt luôn được gìn giữ.

GS.VS Phạm Minh Hạc: Chỉ có Việt Nam mới có ngày nhà giáo đặc biệt như thế! - Ảnh 2.

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Q.Huy

Cần sàng lọc, loại bỏ nhà giáo không xứng đáng

Vào ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều người lại nghĩ về nhiều giáo viên ngày nay còn khó khăn vất vả do đồng lương chưa tương xứng, ông nghĩ sao về điều này?

- Theo tôi tìm hiểu, ở các nước phát triển, lương của họ rất cao, hàng chục ngàn USD một năm, trong khi ở Việt Nam là chỉ vài nghìn đô/năm, tính ra rất thấp. Nhưng dù có thiếu thốn, các thầy cô khắc phục chia sẻ cùng những người dân để vượt qua, bám trụ với nghề và với học sinh.

Hiện nay chúng ta có hàng triệu giáo viên, nhiều giáo viên ở thành phố kinh tế eo hẹp, chăm lo cho con cái ăn học, nhiều người còn phải làm thêm… như thế ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.

Tôi lấy ví dụ, một người lái máy bay lương đến 200 triệu đồng/tháng, trong khi giáo viên ra trường chỉ là hơn 3 triệu đồng/tháng. Như vậy quá thấp, phụ cấp có nhưng không đáng kể. Có nhiều giáo viên lên miền núi, dành dụm cả năm mới đủ tiền về quê, thậm chí còn không đủ, phải chi tiêu dè xẻn. Giáo viên có lương, phụ cấp thâm niên nhưng rất thấp.

Hiện nay, ngành giáo dục xảy ra các sai phạm trong thi cử, đạo đức nhà giáo, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục điều này?

- Ttiêu cực điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, các phiên tòa cũng đã xét xử, để xảy ra trong ngành giáo dục như vậy là rất xấu hổ và đau lòng. Nhưng đội ngũ giáo viên hiện nay lên đến 1,4 triệu giáo viên, chỉ có khoảng rất ít là 1% chẳng hạn, cũng chưa đại diện cho thế hệ giáo viên hiện nay.

Theo tôi, không có cách nào khác là phải loại trừ, có tỉnh đã hỏi tôi để giải bài toán giáo viên kém chất lượng, tôi nói thẳng là phải loại trừ, không thể để trong ngành những giáo viên không xứng đáng. Số lượng giáo viên không đủ khả năng làm nhà giáo cần sàng lọc xem số lượng là bao nhiêu. "Con sâu bỏ rầu nồi canh", ta nên kiên quyết hơn.

Chương trình mới bắt đầu thực hiện từ năm 2020 với lớp đầu tiên là lớp 1, sau đó là các lớp tiếp theo. Chương trình cũng đặt ra vai trò của người thầy rất quan trọng, các trường sư phạm đang chuyển mình, tôi mong họ phải đi trước để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Quang Huy (Thực hiện)

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 12 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top