Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Cả làng không dám ăn “nước sạch nông thôn” vì quá bẩn!

Thứ sáu, 14:05 29/04/2016 | Xã hội

GiadinhNet – “Ôi, nước ở đây thì quá kinh khủng luôn, bẩn lắm!" - nhiều năm nay, người dân ở thôn Tựu Liệt (Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) ngán ngẩm và kinh hãi vì nước sinh hoạt mang tiếng là "nước sạch nông thôn".

Đến làng Tựu Liệt, khi hỏi về nước sinh hoạt thì hầu hết đều nhận được câu trả lời ngán ngẩm: “Bẩn lắm, nếu không lọc thì không dám ăn!”. Tiếng là được dùng nước sạch, nhưng thực tế gia đình nào cũng phải tự đầu tư thêm máy lọc nước riêng.

“Cứ thế này thì chắc... sớm chết vì ung thư!”

Chứng minh với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Văn Xuân (ngõ 221 Tựu Liệt) bưng chậu nước mới xả ra từ vòi nước chưa qua bình lọc: “Đây, đây là chưa qua lọc, nhiều cặn thế đấy. Đi nhà nào cũng đều thế cả, chúng tôi ai cũng kêu chán nước này lắm rồi, đến phát ngán!”.


Bình chứa nhơn nhớt, chậu nước lắng đầy cặn mới được xả ra từ vòi tại nhà ông Xuân.

Bình chứa nhơn nhớt, chậu nước lắng đầy cặn mới được xả ra từ vòi tại nhà ông Xuân.

Theo vợ chồng ông Xuân, nước lấy trực tiếp từ vòi thì rất bẩn, nhiều cặn. “Bây giờ là vẫn đang còn trong, khi hè đến thì còn bẩn hơn nữa. Nhiều lúc vàng khè luôn, lúc thì đen, lúc thì trong, nước sạch không đều và chúng tôi phải để xả một lúc sau mới dám dùng. Hôm nọ đường ống dẫn của bình nước nhà tôi bị tắc, xả ra thì toàn bùn vàng ươm và đen…”, ông nói.

Vì nước nhiều cặn bẩn nên người dân phải mua máy để lọc nước ăn uống, còn tắm rửa vẫn phải sử dụng trực tiếp vì… “không thể nào lọc kịp được. Có nhà lọc tổng rồi lại phải bỏ ra vì thay mãi thì tốn quá nhiều tiền!”.


Khoảng 1 tuần, nửa tháng thì ông Xuân lại phải thay lõi máy lọc vì quá bẩn.

Khoảng 1 tuần, nửa tháng thì ông Xuân lại phải thay lõi máy lọc vì quá bẩn.

“Có người đã mang nước ở nhà đi nhờ kiểm định rồi, kết quả là nước không đủ tiêu chuẩn vì quá nhiều canxi và sắt. Trước kia nhà tôi còn đun nước chưa qua lọc để ăn thì ấm bị vôi cắn hàng xen-ti-mét, bỏ đi đến mấy cái ấm…, sợ quá nên mua bình lọc mới sạch hơn chút” – vợ ông Xuân cho hay.


Chiếc nồi đun nước đã không thể nào cọ sạch được cặn bám.

Chiếc nồi đun nước đã không thể nào cọ sạch được cặn bám.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Đức ở đối diện cũng bức xúc vì chất lượng nước kém đến nỗi… bình nóng lạnh còn không nóng nổi. “Bình thường 15 phút thì nóng nhưng mãi gần tiếng vẫn không nóng được vì bẩn quá. Cục nóng bị bám mấy xen-ti cặn nên tôi toàn phải tháo ra rửa. Trước đây nhà tôi dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ thì thường xuyên tắc, ngày nào cũng phải tháo ra thì mới dùng được. Bực quá nên chuyển sang mua cái vòi sen to về dùng thì mới đỡ…”.

Một người phụ nữ khác ở ngõ 201 nói: “Nước bẩn lắm! Chậu nước để qua đêm thì đến sáng hôm sau thì lắng lại nhiều cặn, toàn nhờn. Lắm lúc đang rửa rau thì cứ “xoàng xoạc” toàn cặn chảy ra. Tiền không có, có sao thì dùng vậy. Cứ thế này thì không chết vì già cũng sớm chết vì ung thư mất thôi! Nhà tôi năm nào cũng thay bể ngầm, mỗi lần như thế thì bùn lại dày đến mắt cá chân”.

“Không biết đến bao giờ mới được nước sông Đà?”

Được biết, nguồn nước mà người dân Tựu Liệt đang dùng là nước khoan, đơn vị chịu trách nhiệm là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển xây dựng. Doanh nghiệp này tự xây dựng và được quyền khai thác theo hợp đồng là 30 năm để thu hồi vốn (đến nay là 10 năm hoạt động).


 

Trạm cấp nước sạch ở ngay đầu thôn Tựu Liệt.

Trạm cấp nước sạch ở ngay đầu thôn Tựu Liệt.

Làng Tựu Liệt hiện nay có hơn 700 hộ dân. Nhiều người dân cho biết: Giá nước hiện tại là 5000đ/m3. Ông Nguyễn Văn Đảng – Trưởng thông Tựu Hiệp nói với PV: “Cả làng 720 hộ đều thế hết. Chỉ có một số hộ ở gần trạm nước thì mới sạch thôi”. Theo ông Đảng, nước bẩn có thể là do 3 nguyên nhân: Độ sâu khoan thấp, quy trình lọc thô sơ, đường ống kẽm dẫn nước sử dụng đã lâu nên dẫn đến nhiều cặn lắng.

“Ngày xưa khi họ khoan giếng, tôi chỉ thấy cát là hết chứ không thấy lớp đá. Nhiều nhất cũng chỉ 100m thôi. Trước đây có 1 bể lọc nhưng cách đây 4 tháng thì họ đã xây thêm 1 bể lọc nữa (do dân phàn nàn nhiều quá) thì nước có trong hơn. Còn đường ống kẽm đã có từ trước khi xây trạm nước (của xã xây dựng từ trước) và họ cũng dùng luôn. Đầu nguồn còn đỡ chứ các nhà nhà tôi thì đều bẩn…”.


Máy lọc nước thường xuyên được mua về dùng, hỏng thì... vứt xó rồi lại phải mua cái khác.

Máy lọc nước thường xuyên được mua về dùng, hỏng thì... vứt xó rồi lại phải mua cái khác.

Với ý kiến nước bẩn do đường ống kẽm đã sử dụng lâu, nhiều người dân bức xúc: “Họ là doanh nghiệp bán nước thì lẽ ra phải đầu tư thay đường ống cho dân chứ! Nhưng họ cứ bảo “chưa hồi vốn”. Còn theo ông Đảng thì việc thay đường ống là rất khó vì vừa tốn kém, vừa rất mất nhiều công sức để đào mọi thứ lên thì mới thay được ống mới.

Vì quá ngán và sợ nguồn nước bẩn này nên từ lâu, người dân ở đây đã đề nghị được đổi sang dùng nước sông Đà. Thế nhưng đó chỉ là khao khát và đến giờ họ vẫn chưa biết “khi nào nước sông Đà mới về đến đây?”.

Lý do là, thứ nhất, hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển xây dựng vẫn chưa hết thời hạn (còn 20 năm nữa). Thứ hai, “chúng tôi thường xuyên đề cập lên chính quyền cấp trên rồi, đề nghị lên chính quyền huyện thì họ cứ khất mãi, năm này qua năm khác và bây giờ thì họ có…hứa là đến 2020 sẽ thay cho dân. Nhưng chỉ sợ rằng đến lúc đấy chúng tôi vẫn không có nước sông Đà mà dùng” – ông Đảng nói.

Ngoài thôn Tựu Liệt thì doanh nghiệp này còn cung cấp nước cho một số đơn vị khác là Bệnh viện K, Bệnh viện Thăng Long (bằng đường ống khác).

Trưởng thôn này cũng nói thêm: “Một số hộ ở đầu nguồn trạm thì mới có nước sạch. Hằng tháng, Trung tâm Y tế dự phòng huyện vẫn đến trạm để lấy mẫu kiểm định, nghe bảo rằng độ này đã đỡ hơn, nhưng nói chung là nước mà chúng tôi dùng thì vẫn không đạt tiêu chuẩn”.

Nông Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội

Ảnh: Nông Thuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Thời sự - 4 giờ trước

Nhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

Top