Chung cư cao cấp Sông Hồng Park View (Hà Nội): Dân nghi ngờ mẫu nước mang đi xét nghiệm của chủ đầu tư
GiadinhNet - Sau văn bản kết luận của Sở Xây dựng Hà Nội về nguồn nước nhiễm bẩn ở khu chung cư cao cấp Sông Hồng Park View (SHPV), chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư địa ốc Sông Hồng đã có công văn gửi cư dân cho biết, nguồn nước đã được xử lý đạt chuẩn. Nhưng vì sao người dân lại vẫn không tin tưởng vào kết quả này?

Nhiều chỉ tiêu không đạt chuẩn
Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết “Dân ăn uống bằng nước… ứu hỏa!” trên Báo GĐ&XH số 49, sau những phản ánh của báo chí và người dân về nguồn nước dùng để ăn uống ở khu chung cư cao cấp SHPV bị vàng ố, lắng cặn, Sở Xây dựng Hà Nội đã có báo cáo về vấn đề này.
Theo văn bản số 95/BC-SXD ngày 13/4 của Sở Xây dựng Hà Nội gửi Báo GĐ&XH, trong các ngày 5 - 6/4, Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54 - Công an TP Hà Nội) đã lấy 4 mẫu nước tại các bể ngầm, bể mái chung cư SHPV gửi đi xét nghiệm tại Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế). Kết quả là, chất lượng nước của chung cư SHPV có nhiều chỉ tiêu không đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT cho phép. Cụ thể là ở chung cư cao cấp SHPV có 5 chỉ tiêu về hóa và vi sinh không đạt.
Theo văn bản số 839/NSHN-KTCL của Công ty Nước sạch Hà Nội gửi Sở Xây dựng Hà Nội, trong hai ngày 5 - 6/4, Công ty Nước sạch Hà Nội đã lấy cùng mẫu nước với PC54 và thực hiện kiểm nghiệm chất lượng nước tại Công ty về 15 chỉ tiêu hóa, lý và vi sinh. Kết quả phân tích mẫu nước nguồn của thành phố cấp vào các tòa chung cư đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
Trước đó (ngày 3/12/2015), sau hàng loạt phản ánh và bức xúc của người dân, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng đã chủ trì, phối hợp với Công ty Nước sạch Hà Nội, UBND phường Láng Hạ và Ban Quản lý cụm chung cư thực hiện việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại chung cư này. Theo kết quả xét nghiệm, đối với mẫu nước nguồn cấp có 14/14 chỉ tiêu về hóa, lý, vi sinh đạt chuẩn. Còn trong 8 mẫu lấy tại bể ngầm, bể mái và hộ gia đình của khu chung cư cao cấp SHPV không đạt chuẩn, trong này có chỉ tiêu về hóa học (Pecmanganat) và vi sinh (Coliform) vượt ngưỡng ở mức cao.
Trước việc nguồn nước ăn uống của người dân không đạt quy chuẩn như trên, Thanh tra Sở Y tế đã kết luận: “Các bên phối hợp giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra tình trạng nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng. Thực hiện kiên quyết cho đến khi chất lượng nước đạt tiêu chuẩn như quy định. Chủ đầu tư, Ban quản lý cụm chung cư có trách nhiệm phối hợp với Công ty Nước sạch Hà Nội tiến hành xây dựng và thực hiện phương án xử lý. Quá trình thực hiện thường xuyên thông báo để UBND phường, đại diện tổ dân phố được biết và giám sát thực hiện”.
Tuy nhiên, theo phản ánh của rất nhiều hộ dân ở khu chung cư cao cấp này, mặc dù Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã có kết luận rõ ràng từ cách đây 4 tháng nhưng sau đó, người dân vẫn không hề được dùng nước sạch đạt chuẩn cho đến khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa qua.
Dân nghi ngờ về kết quả đạt chuẩn của chủ đầu tư

Trong bài viết ở số báo 49, chúng tôi đã phân tích, mặc dù nhiều hộ dân đã độc lập mang mẫu nước đi xét nghiệm ở nhiều nơi và cho kết quả không đạt chuẩn, nhưng khi chủ đầu tư mang đi xét nghiệm lại cho kết quả ngược lại: Tất cả đều đạt chuẩn(?). Và gần đây, sự việc lại tiếp tục lặp lại “đúng quy trình” như vậy.
Sau khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội cùng Sở Y tế Hà Nội (gồm Thanh tra Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng), Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an TP Hà Nội)… đã tiến hành lấy mẫu nước tại một số chung cư, trong đó có chung cư cao cấp SHPV vào ngày 5/4 để đi giám định.
Kết quả giám định của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Viện Công nghệ môi trường cho thấy, các chỉ số về Pecmanganat, Nitrit (NO2), Coliforms đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó nhiều chỉ số vượt ngưỡng gấp 3 - 4 lần. Ngoài ra, theo kết quả của Viện Công nghệ môi trường thì các mẫu nước thu được ở bể ngầm, bể mái và trong nhà dân ở khu chung cư SHPV đều có chỉ số Asen vượt ngưỡng.
Trước thực trạng nước ăn uống ở SHPV không đạt chuẩn như trên, Công ty CP Đầu tư địa ốc Sông Hồng vẫn gửi công văn cho rằng không có vấn đề gì. Cụ thể là ngày 15/4, ông Tổng giám đốc Phan Việt Anh đã ký công văn gửi người dân cho rằng nước ở đây đạt chuẩn và cứ yên tâm dùng(?). Căn cứ để ông Phan Việt Anh gửi văn bản này là ngày 7/4 (sau 2 ngày PC54, Sở Xây dựng HN, Sở Y tế HN, Trung tâm Y tế dự phòng HN lấy mẫu), chủ đầu tư cũng đã đưa mẫu nước đi giám định ở Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Trong “Phiếu kết quả thử nghiệm”, các chỉ số về Nitrit (NO2) của 9/9 mẫu đều dưới ngưỡng cho phép của QCVN 01:2009/BYT, còn chỉ số Pecmanganat thì có 4/9 mẫu đạt chuẩn.
Theo “Phiếu kết quả thử nghiệm” này, người cung cấp mẫu là chủ đầu tư và việc lấy mẫu thì người dân, đại diện tổ dân phố không được biết. Chị Đ.T.T (một người dân ở căn hộ tòa nhà A) đặt nghi vấn: “Vì sao chỉ sau 2 ngày mà kết quả lại khác xa với báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội như vậy? Chúng tôi đã bị lừa dối nhiều lần nên kết quả trên thực sự không tin tưởng”.
Về việc này, trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Trần Huyền Linh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư địa ốc Sông Hồng cho biết, sau khi có kết quả nội kiểm về mẫu nước đạt chuẩn, công ty đã có văn bản gửi Sở Xây dựng, Sở Y tế và đề nghị các cơ quan này xuống lấy mẫu nước để kiểm định lại. Còn về văn bản mà ông Phan Việt Anh ký gửi dân cư, ông không được biết.
Ngoài ra, người dân cung cấp, ngoài việc sử dụng chung bể ngầm để lấy nước cho dân sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy, diện tích bể nước ngầm còn bị “ăn bớt” so với thiết kế ban đầu. “Theo bản vẽ mặt bằng cấp thoát nước, cả tòa nhà A và B đều có một bể chứa nước ngầm với dung tích là 350m3 (tổng 2 tòa là 700m3). Nhưng trong văn bản mà chủ đầu tư gửi báo chí thì cả hai bể chỉ có 350m3 (tòa A 200m3, tòa B 150m3). Vậy câu hỏi đặt ra là ½ diện tích bể chứa nước ngầm vì sao lại biến mất? Liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn đến nguồn nước bị thiếu và xảy ra ô nhiễm trầm trọng không?”
Cũng theo tài liệu mà chúng tôi có được, trong văn bản Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội gửi Công ty CP đầu tư địa ốc Sông Hồng ngày 16/9/2014, danh mục liên quan đến bể chứa nước ngầm (theo thiết kế là lấy chung nguồn nước sinh hoạt) chưa hề được nghiệm thu. Nhưng trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Trần Huyền Linh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư địa ốc Sông Hồng lại cho rằng, việc hệ thống PCCC sử dụng chung với bể nước ngầm sinh hoạt không ảnh hưởng gì và đã được cơ quan PCCC cấp phép. “Khi xảy ra cháy thì mới bơm nước từ bể ngầm lên, chứ bình thường đã có van đóng nên không xảy ra ô nhiễm”, ông Linh nói thêm.
Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Muốn vào ngành Công an nhân dân 2025, hàng triệu thí sinh phải biết những thông tin quan trọng này
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025, có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018; quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập
Thời sự - 1 giờ trướcTheo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Tin sáng 5/4: Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới; Thông tin mới vụ bảo mẫu bạo hành bé gái 2 tuổi tại điểm giữ trẻ tự phát
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/4, khả năng có không khí lạnh tăng cường về miền Bắc; Nữ bảo mẫu khai nhận do đang nằm xem điện thoại và bực tức nhất thời nên đã ra tay bạo hành bé gái 2 tuổi...

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 16 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.