Hà Nội: Loạt công trình xây dựng sai phép 'mọc' trên khu đất quy hoạch cơ quan, viện nghiên cứu ở Long Biên
GĐXH - Dù được cơ quan chức năng xác định "không phù hợp quy hoạch làm đất ở", thế nhưng trên khu đất có diện tích hơn 330m² tại tổ 23, phường Bồ Đề, quận Long Biên (TP Hà Nội) lại xuất hiện hàng loạt công trình có dấu hiệu xây dựng trái phép, không đúng mục đích sử dụng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân, khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Theo phản ánh của người dân sinh sống trên địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên (TP Hà Nội), thời gian qua, trên khu đất có diện tích hàng trăm m2 ở tổ 23, phường Bồ Đề xuất hiện tình trạng hàng loạt công trình xây dựng có dấu hiệu sai phép, sai mục đích sử dụng đất ngang nhiên mọc lên.

Lô đất với hàng loạt công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép, sai mục đích sử dụng tại tổ 23, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn PCCC, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân, việc tự ý xây dựng công trình trái phép còn dễ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, bức xúc trong dư luận.
Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, tại khu đất có vị trí "mặt tiền" giữa số 26 và 28 phố Lâm Hạ, theo quy hoạch chi tiết 1/500 của quận Long Biên, khu đất này được xác định là "Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo". Tuy nhiên, hiện trên khu đất lại đang xuất hiện các hoạt động xây dựng rầm rộ, mọc lên nhiều công trình làm nhà ở, cơ sở kinh doanh.

Phía bên ngoài khu đất được quây kín bằng tôn cao khoảng 2m, phía bên trong hoạt động thi công, xây dựng vô tư diễn ra.
Qua quan sát, phía bên ngoài, khu đất được quây kín bằng hàng rào tôn cao khoảng 2m, bên trong có ít nhất 2 công trình đang được xây dựng. Trong đó, ngay cạnh mặt phố Lâm Hạ là một công trình đang được thi công, hiện đang được đào móng.
Xung quanh quanh công trình được phủ bạt kẻ sọc để che chắn, nhiều loại vật liệu xây dựng cũng đang được tập kết tại đây. Cách đó không xa, một công trình khác đang được thi công phần thô, đã hoàn thiện 1 tầng. Toàn bộ công trình được che phủ bằng lưới đen, dấu hiệu cho thấy hoạt động xây dựng vẫn đang diễn ra.

Công trình nằm sát mặt phố Lâm Hạ hiện đang được đào móng, xung quanh phủ bạt.
Nằm kế bên các công trình đang xây dựng là hàng loạt dãy nhà tạm, dựng bằng khung sắt, được lợp tôn dùng để kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng...
Từ tài liệu PV thu thập được, khu đất nói trên được Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội – chi nhánh Long Biên cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai số 19/GXN-VPDKĐĐ vào ngày 22/4/2015.
Theo đó, khu đất có diện tích hơn 330m2, mục đích sử dụng là đất ở (do người sử dụng đất tự đăng ký). Về nguồn gốc sử dụng đất, tại mục 2.7 của văn bản đã ghi: "Sử dụng từ thời điểm sau ngày 1/07/2004 đến trước ngày 1/07/2014".

Cách đó không xa, một công trình xây dựng đang được thi công phần thô, phía ngoài quây lưới đen.
Đáng chú ý, tại mục 2.8 của văn bản này nêu rõ: "Thửa đất không phù hợp quy hoạch là đất ở, người sử dụng đất được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định".
Có thể thấy, việc xây dựng các công trình để sử dụng làm nhà ở, cửa hàng kinh doanh... trên khu đất đã được xác định là không phù hợp quy hoạch khiến dư luận không khỏi bức xúc, đồng thời đặt ra hàng loạt nghi vấn: Các công trình trên có được cấp phép xây dựng không? Nếu có, căn cứ nào để cơ quan chức năng cấp phép trên đất vi phạm quy hoạch? Nếu không có phép, tại sao lại không bị kiểm tra, xử lý?
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lưu Ngọc Tiến - Phó chủ tịch UBND phường Bồ Đề, quận Long biết cho biết, đã nắm được thông tin PV phản ánh và đang cho tiến hành xác minh, kiểm tra, xử lý.
Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin.
Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang tập trung cao độ cho công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, UBND thành phố Hà Nội đã có công điện yêu cầu các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng ngay từ khi mới phát sinh. Trong quá trình kiểm tra, xử lý nếu phát hiện các vi phạm có dấu hiệu tội phạm phải chuyển cơ quan điều tra để xem xét, giải quyết theo quy định. Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả của Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện theo mô hình thí điểm để đảm bảo kỷ cương, công tác quản lý.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, tình trạng người dân, tổ chức lợi dụng thời điểm sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây bức xúc trong dư luận.
Vì vậy, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho vi phạm phát sinh. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định, xử lý triệt để ngay từ đầu các trường hợp vi phạm.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê hiện trạng sử dụng đất, nhất là tại các khu vực đất công ích, đất nông nghiệp, ao hồ, đất chưa sử dụng có nguy cơ bị lấn chiếm. Tổ chức kiểm tra chuyên đề, xử lý nghiêm các trường hợp chuyển đổi mục đích, xây dựng trái phép và đề xuất phương án quản lý, khai thác hiệu quả, ngăn ngừa vi phạm tái diễn.


Sự cố khiến metro Nhổn- Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột
Xã hội - 1 giờ trước14h30 ngày 23/5, trên tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao xảy ra sự cố. Điện từ ga Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy đã được ngắt để xử lý.

Hàng triệu người Việt đón tin vui "chấn động" từ Chính phủ: Một lĩnh vực gây tranh cãi nhiều năm sắp được đưa vào khuôn khổ pháp lý
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Sau nhiều năm tồn tại trong "vùng xám", một lĩnh vực từng gây tranh cãi gay gắt tại Việt Nam sắp chính thức bước vào khuôn khổ quản lý. Động thái mới từ Chính phủ không chỉ khiến giới đầu tư "dậy sóng", mà còn buộc hàng triệu người dân phải nhanh chóng cập nhật để không bị bỏ lại phía sau. Vậy chính sách sắp ban hành là gì và thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 01/06/2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy sẽ chính thức ngừng được cấp lại. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người dân cần chủ động cập nhật thông tin để tránh bị gián đoạn quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.

Cảnh giác lừa đảo 2025: Các chiêu trò mới nhất đang rình rập khắp mạng xã hội
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, hơn 12.000 người dân tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo qua mạng, từ hình thức “giả danh công an” đến “tặng quà sinh nhật từ ngân hàng”. Không ít người mất trắng tiền trong tài khoản chỉ vì một cú click. Đáng lo hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, dựa trên AI và Deepfake, khiến người trẻ, dân văn phòng lẫn người cao tuổi đều có thể trở thành mục tiêu.

Giờ sinh Âm lịch của những người hay gặp may mắn về tiền bạc, có nhiều cơ hội làm giàu
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Ai sinh vào 4 khung giờ Âm lịch này được coi là giờ lành, thường gặp may trên con đường tài lộc, bản thân họ có thể vận dụng tốt tài năng của mình để phát triển trong tương lai.

Thông tin ai cũng muốn biết: Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức sắp có sự thay đổi?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Nội vụ, việc đề xuất thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.

Điểm tên các con giáp chính trực, khảng khái, sẵn sàng đấu tranh cho lẽ phải
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp dưới đây chẳng bao giờ yên lặng khi trông thấy một chuyện bất bình.

Nữ sinh mất tích ở Quảng Bình được tìm thấy khi đang đi 'du lịch' với bạn ở Hà Nội
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sau hơn hai ngày rời nhà và mất liên lạc, đến nay gia đình đã tìm thấy nữ sinh lớp 9 ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) khi đang đi du lịch với bạn ở Hà Nội.

Lương tối thiểu vùng từ 1/7/2025 thực hiện thế nào?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Bộ Nội vụ đề xuất danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh, thành phố thực hiện từ ngày 1/7/2025. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Ngày sinh Âm lịch của người kiên trì, vững vàng trước sóng gió, tự mở ra cuộc sống rực rỡ
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch dưới đây có can đảm bước đi, tạo cho con đường cho riêng mình. Đợi họ cuối đường chính là thành công rực rỡ.

Thông tin ai cũng muốn biết: Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức sắp có sự thay đổi?
Đời sốngGĐXH - Theo Bộ Nội vụ, việc đề xuất thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.