Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạn mặn “lịch sử” ở miền Tây: Nghịch lý làm giàu từ nghề buôn nước ngọt giữa vùng nhiễm mặn

Thứ bảy, 11:00 02/04/2016 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Bươn bả mưu sinh trong vùng hạn mặn, những thương lái buôn nước ngọt cũng mang theo nhiều tâm sự lo lắng. Nhất là khi, giá mặt hàng thiết yếu này càng ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.

Người dân Nam Bộ đang oằn mình hứng chịu cơn hạn mặn nặng nề nhất trong hàng thập kỷ. Cơn khát nước ngọt đã làm đảo lộn đến cuộc sống của hàng triệu người. Bươn bả mưu sinh trong vùng hạn mặn, những thương lái buôn nước ngọt cũng mang theo nhiều tâm sự lo lắng. Nhất là khi, giá mặt hàng thiết yếu này càng ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.


Cơn khát nước nước ngọt ở miền Tây đã lên đến đỉnh điểm

Cơn khát nước nước ngọt ở miền Tây đã lên đến đỉnh điểm

Cuộc sống đảo lộn vì “khát”

Bến Tre là một trong những tỉnh đang hứng chịu tình trạng đất đai, sông ngòi bị xâm nhập mặn nặng nề nhất ở miền Tây. Những ngày này, đi tới đâu cũng thấy người dân than thở thiếu nước ngọt. Cây cối chết vàng xám vì bị nhiễm mặn. Những cánh đồng 100 năm qua ăm ắp nước ngọt, thì nay lúa cháy vàng vì hạn mặn. Những con mương khô khốc, trơ lòng. Việc người dân sống trong vựa nước ngọt đang đối mặt với nạn “khát” là một ngịch lý đang tồn tại nơi đây.

Theo thống kê của UBND tỉnh, Bến Tre có 155/164 xã, phường, thị trấn đều bị nước mặn “bủa vây”. Các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú… bị nhiễm mặn nghiêm trọng và nước ngọt nơi đây đang cực kỳ khan hiếm. 10.500/14.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Cây ăn trái và hoa kiểng thu hoạch hàng năm nên chưa thống kê được. Huyện Ba Tri bị ảnh hưởng nặng nề, các cách đồng lúa trải dài bị khô hạn, đất nức nẻ, lá cháy vàng. Nông dân cắt lúa cho bò ăn. Không chỉ hoa màu, việc “khát nước” cũng khiến những vật nuôi sinh bệnh, phát triển không bình thường. Nhiều ao nuôi thủy sản cũng thiệt hại nghiêm trọng, do thiếu nước ngọt. Không ít chủ đầm nuôi thủy sản đã khóc đứng khóc ngồi vì bất lực nhìn ao nuôi của mình bị nhiễm mặn và thiếu nước ngọt.

Trước tình hình này, nguồn nước ngọt được người dân quan tâm hơn bao giờ hết. Suốt 100 năm qua, Bến Tre luôn sẵn nguồn nước ngọt từ lũ từ hạ nguồn sông Mê - kông đổ về. Luôn dư dả nước ngọt thì lần đầu tiên người dân bắt đầu quan tâm đến nước ngọt và xót xa hơn là phải mang tiền đi chi trả từng đồng nước ngọt.

Theo đó, với nước ít nhiễm mặn, người dân phải mua có nơi đến 100.000 đồng/m3. Mấy tháng qua, gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ấp Giồng Kiến (xã Phú Long, huyện Bình Đại) phải mua hơn 10 xe nước ngọt (1 xe khoảng 1,7 m3 nước) về sử dụng. Mỗi xe nước, ông phải trả gần 100 ngàn đồng, tính ra, tiền mua nước còn tốn hơn hơn cả tiền ăn gạo hàng ngày của gia đình. Ông Tuấn cho biết: “Do nước ở xung quanh đều bị nhiễm mặn, tắm rất ngứa nên bắt buộc phải mua nước ngọt về sử dụng dù giá rất đắt. Trung bình mỗi gia đình 4 người một tháng xài tiết kiệm nhất cũng phải từ 3 đến 4 xe nên tốn rất nhiều chi phí”.

Ông Nguyễn Văn Tư, ngụ xã Vĩnh Hòa (Ba Tri) cho biết: “Năm nay hạn mặn đến sớm và gay gắt nên nước ngọt càng trở nên quý như vàng. Dù rất đắt đỏ nhưng ai cũng phải mua để có nước sử dụng”. Theo ông Tư, nói là nước ngọt nhưng thật ra là nước lấy từ giếng tầng nông, giếng khoan chỉ có vị ngọt chứ chưa hề qua lắng, lọc. Giá nước cao hay thấp là tùy thuộc đoạn đường vận chuyển, những hộ ở xa mua nước lên đến trên 100.000 đồng/m3.

Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nên cư dân đô thị và nông thôn đều “khát” nước ngọt. Tại huyện Ba Tri (Bến Tre), hàng ngàn hộ dân ngay trung tâm thị trấn nhưng bắt buộc phải mua nước máy có độ mặn 2% sử dụng vì trạm cấp nước cũng bị nhiễm mặn. Ông Nguyễn Thành Lâm, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Ba Tri cho biết: “Nước máy lấy từ nguồn nước mặt ở các sông đưa về nhà máy xử lý nên dù là nước sạch vẫn còn độ mặn. Vì vậy, người dân đành chấp nhận sử dụng nước mặn trong mùa này”.

Còn tại TP. Bến Tre, là trung tâm tỉnh, nhưng theo thống kê, khoảng 60.000 hộ dân phải mua nước có độ mặn trên 1% về sử dụng. Bà Nguyễn Thị Diễm Phương, Tổng giám đốc công ty Cổ phần cấp nước Bến Tre cho biết: “Thời điểm này nước ngọt rất khan hiếm, từ đầu tháng 1 đến nay nguồn nước mặt trên các sông chính đã bị nhiễm mặn nên cư dân thành phố Bến Tre phải chấp nhận sử dụng nguồn nước nước nhiễm mặn từ 1% trở lên. Để giảm thiểu tối đa cơn khát nước ngọt, giải pháp Công ty thực hiện là khai thác nguồn nước mặt trên rạch Cái Cỏ, xã Quới Thành (huyện Châu Thành) chuyển về nhà máy nước Sơn Đông và Hữu Định hòa với nguồn nước nhiễm mặn để giảm độ mặn cấp cho bà con sử dụng”.

Ông Nguyễn Văn Hồng (ngụ ấp 5, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri) trở nên nổi tiếng trong vùng bởi hoạt động kinh doanh nước ngọt đắt khách. Những ngày này, ông không có thời gian ngơi nghỉ, do phải tất bật chở nước cho những hộ dân sống trong vùng nhiễm mặn. Mỗi ngày, ông đều dậy sớm để bơm nước vào 2 chiếc bồn chứa bằng nhựa (khoảng 1,7m3 nước), đặt sẵn trên chiếc xe công nông rồi chở đi cấp cho khách hàng. Mấy ngày nay, ông chở nước xuyên suốt mà không đủ cung ứng cho mấy hộ có nhu cầu trong vùng.

Đua nhau buôn nước giữa... “vựa nước”

Ông Hồng cho biết: “Bình thường chỉ chở từ 5 đến 6 xe nhưng gần đây chở hơn chục xe mỗi ngày nên không kịp nghỉ ngơi. Vậy mà vẫn không đủ vì nhà nào cũng có nhu cầu xài nước ngọt”. Giếng khoan nước ngọt của gia đình ông Hồng ở ngay trước nhà rồi bơm lên các hồ chứa lớn đặt ngay bên cạnh để đảm bảo lúc nào cũng có nước cung ứng trong mùa khô hạn. Hiện giá nước không cố định mà phụ thuộc vào đoạn đường vận chuyển xa hay gần. Nếu gần, mỗi xe được bán với giá chỉ 80.000 đồng nhưng nếu đoạn đường vận chuyển xa có khi lên đến hơn 200.000 đồng. Mỗi ngày, sau khi trừ chi phí tiền điện, dầu chạy xe, ông Hồng còn lãi hơn 700.000 đồng.

Tuy nhiên, theo ông Hồng không phải nơi nào cũng có nước ngọt mà chỉ tập trung ở những giồng cát do mưa tích tụ lại dưới lòng đất. Vì vậy, nơi nào có nước ngọt là người dân tranh thủ khoan giếng hút lên bán kiếm tiền trong mùa xâm nhập mặn khốc liệt này. Trời nắng nóng như đổ lửa, ông Lê Công Trình (ngụ xã An Hiệp, huyện Ba Tri) chở chiếc xe gắn máy kéo theo thùng tự chế phía sau với hơn chục can nhựa dùng để chở nước ngọt bán.

Ông Trình cho biết: “Nhà tôi không có mạch nước ngầm nên tôi đến giồng cát mua lại của chủ giếng khoan rồi cung cấp cho các hộ dân kiếm lời. Những chiếc xe công nông chỉ cung ứng cho các hộ ở ngoài đường lớn, trong khi đó nhiều người ở trong đồng có nhu cầu nên tôi dùng xe gắn máy để chở nước phục vụ bà con”. Mỗi chuyến xe, ông Trình mua lại của chủ giếng nước với giá 20.000 đồng, chở đến tận nhà dân bán với giá 40 đến 60.000 đồng, tùy vào đoạn đường vận chuyển. Mỗi ngày, ông Trình cũng kiếm lời hơn 200.000 đồng, khỏe hơn nhiều so với đi làm thuê, làm mướn.

Ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, cho biết: “Mùa này người dân trong xã thiếu nước ngọt trầm trọng do bị xâm nhập mặn nên phải mua nước với giá cao vì nguồn nước ngầm cũng khan hiếm”. Theo ông Chiến, do năm nay nước mặn về sớm hơn mọi năm nên người dân chưa kịp trữ nước ngọt lại trong ao hồ, lu chứa thì toàn bộ các tuyến kênh đã bị xâm nhập mặn nên bị thiếu nước trầm trọng.

Kiếm tiền khá trong thời điểm này nhờ buôn nước ngọt nhưng những ông chủ này không vui mừng là mấy. Mong muốn của những người dân là có phương án chống xâm nhập mặn lâu dài. Bởi, với tình trạng mặn hóa nhanh như hiện nay thì một ngày không xa, có lẽ chính những người bán nước cũng thiếu nước vì nước mặn đang trở thành mối lo hiện hữu.

Phải có phương án dự trữ nước ngọt

Mới đây trong cuộc họp với các ngành có liên quan, ông Võ Thành Hạo, Bí thư tỉnh Ủy Bến Tre cảnh báo: “Dự báo tình hình hạn mặn mùa khô sẽ kéo dài trong những năm tiếp theo, đồng thời nhiều khả năng sẽ gay gắt hơn nữa. Tài nguyên nước ngọt đã khan hiếm nên về lâu dài chúng ta phải làm một cuộc “Đồng Khởi” dự trữ nước mưa. Các địa phương có điều kiện làm hồ dự trữ nước mưa với thể tích lớn cần phải khẩn trương ngay. Đồng thời cũng kêu gọi tất cả nhân dân tỉnh nhà nên sửa sang, vệ sinh lại mái nhà, chuẩn bị sẵn các thiết bị chứa nước như: lu, hồ,... nhằm chứa nước mưa sử dụng trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt”.

Minh Nhật/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đồng Hồ Hải Triều - Cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp

Đồng Hồ Hải Triều - Cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

Với kim chỉ nam mang sự an tâm về chất lượng đồng hồ đeo tay và dịch vụ chuyên nghiệp, Hải Triều không ngừng nâng cao 4 yếu tố khiến khách hàng tin tưởng.

Diễn biến giá đất nền tại Đan Phượng, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Diễn biến giá đất nền tại Đan Phượng, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Cùng chung tốc độ tăng giá của các khu vực trung tâm, giá đất nền ngoại thành Hà Nội nói chung, tại huyện Đan Phượng nói riêng những tháng cuối năm 2024 cũng ghi nhận sự tăng giá.

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Xu hướng - 9 giờ trước

GĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.

Chủ cũ sửng sốt khi căn nhà mới bán được hơn nửa năm đã tăng giá gần gấp đôi

Chủ cũ sửng sốt khi căn nhà mới bán được hơn nửa năm đã tăng giá gần gấp đôi

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

Hồi tháng 4 năm nay, căn nhà trong ngõ nhỏ, ô tô không vào được bán với giá 1,9 tỷ đồng. Đến nay, chủ cũ phát hiện căn nhà đã được chủ mới bán với giá 3,7 tỷ đồng.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 21/11/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 21/11/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 21/11/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.

Giá iPhone 16, iPhone 16 Pro Max mới nhất giảm mạnh sau 2 tháng xuất hiện, hút khách Việt dịp cuối năm

Giá iPhone 16, iPhone 16 Pro Max mới nhất giảm mạnh sau 2 tháng xuất hiện, hút khách Việt dịp cuối năm

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá iPhone 16 các dòng bắt đầu giảm mạnh sau 2 tháng ra mắt hút khách Việt dịp cuối năm.

Hà Nội: Gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội sắp đi vào hoạt động, người dân sẽ được ở chung cư khang trang giá tốt

Hà Nội: Gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội sắp đi vào hoạt động, người dân sẽ được ở chung cư khang trang giá tốt

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành từ nay đến năm sau. Theo đó, người dân sẽ có nơi ở khang trang, giá tốt.

Loạt ngân hàng tung lãi suất trên 7%: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tung lãi suất trên 7%: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Lãi suất nhiều ngân hàng niêm yết ở mức cao, lên đến 7-9,5%. Tuy nhiên, để được nhận mức lãi suất này, cần đáp ứng những điều kiện đặc biệt.

Giá vàng hôm nay 21/11: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tiếp tục tăng sốc, sẽ sớm quay lại mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 21/11: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tiếp tục tăng sốc, sẽ sớm quay lại mốc lịch sử?

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC và nhẫn trơn giá mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-700 nghìn đồng/lượng.

Top