Hãy giặt chăn thường xuyên nếu không muốn mắc những bệnh này
Trên thực tế, giường ngủ là nơi tích tụ vô số bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn và mạt bụi. Do đó, việc giặt chăn cũng như giường ngủ thường xuyên đóng vai trò cực quan trọng.
Theo một khảo sát gần đây của hãng Mattress Advisor, thói quen làm sạch, giặt chăn và khăn trải giường thường xuyên dường như đang bị lãng quên. Hơn nữa, rất nhiều người thậm chí còn không nhớ nổi lần gần đây nhất vệ sinh giường ngủ diễn ra khi nào. Theo ước tính, khoảng cách giữa các thời điểm làm sạch chăn trung bình là 24 ngày đối với người Mỹ. Tuy nhiên, con số này có xu hướng lên tới một tháng vì rất nhiều nguyên do khác nhau.
Laura Goodman, chuyên gia y khoa kiêm nhà khoa học tại Tổ chức P&G Fabric Care cho biết, chúng ta quá quen với mùi cơ thể của chính mình nên không có xu hướng chú ý tới việc vệ sinh giường ngủ. Dù có mùi hay không, chăn không được vệ sinh thường xuyên có khả năng dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như kích ứng da, mọc trứng cá và dị ứng.

Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, mọi người có thể tham khảo một vài thông tin dưới đây về cách giặt chăn cũng như khu vực giường ngủ:
Lúc nào nên làm sạch chăn?
Theo chuyên gia Goodman, bạn nên giặt khăn trải giường sau khoảng 1-2 tuần sử dụng. Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến vật dụng này không còn sạch sẽ như đổ mồ hôi, quan hệ tình dục hay ngủ chung giường với thú cưng. Mọi người nên nhận thức về không gian ngủ nhiều hơn nhằm phòng tránh tác động của bụi bẩn và vi khuẩn đến sức khỏe. Một số thậm chí còn đặt mục tiêu giặt khăn trải giường và vệ sinh phòng ngủ mỗi tuần một lần.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nếu dễ bị nổi mụn, kích ứng da, bạn có thể làm sạch vỏ gối thường xuyên, từ hai đến ba lần một tuần. Những người có xu hướng ngủ không tẩy trang, chỉ gội đầu vài lần một tuần hoặc thoa nhiều kem dưỡng ẩm trước khi chợp mắt cũng nên thực hiện việc làm này.
Không giặt chăn thường xuyên có gây hại không?
Theo ước tính, mỗi giờ cơ thể con người loại bỏ khoảng 200 triệu tế bào chết trên da. Do đó, con số này lên tới 1,4 tỷ mỗi đêm và thậm chí gấp hai lần nếu bạn ngủ chung với người khác. Giường là nơi tích tụ những con ve bụi tám chân nhỏ và các tế bào da chết của bạn.

Ngoài bụi bẩn, bạn cũng sẽ tiếp xúc với những thứ có thể bám trên da trong suốt cả ngày, bao gồm phấn trang điểm, kem dưỡng da và các chất ô nhiễm trên chăn.
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), mặc dù những sinh vật này không mang mầm bệnh, các bộ phận cơ thể, kể cả chất thải của chúng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng lâu dài. Nến không thường xuyên lau chùi khăn trải giường, bạn có thể bị hắt hơi, sổ mũi hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, gây thở khò khè hoặc khó thở.
Ngoài bụi bẩn, bạn cũng sẽ tiếp xúc với những thứ có thể bám trên da trong suốt cả ngày, bao gồm phấn trang điểm, kem dưỡng da và các chất ô nhiễm. Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa nghiên cứu mỹ phẩm và da liễu tại Trung tâm y tế Mount Sinai, New York, cho biết, mồ hôi, da nhờn cộng với lông thú cưng cũng góp phần làm bẩn chăn.
Khi tất cả các tác nhân này tiếp xúc với làn da khi bạn ngủ, một loạt vấn đề có thể xảy ra, từ kích ứng đến mụn trứng cá hoặc thậm chí nhiễm trùng trong trường hợp nghiêm trọng. Chuyên gia Zeichner cho biết, vệ sinh giường ngủ thường xuyên là việc làm đặc biệt cần thiết đối với những người sở hữu làn da khô, nhạy cảm, mắc bệnh eczema do hàng rào bảo vệ da hay lớp trên cùng của da đã bị suy yếu.
Ngoài ra, các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như vỏ gối.

Các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như vỏ gối.
Phải làm gì nếu không có thời gian giặt chăn mỗi tuần?
Cuộc sống rất bận rộn và không phải ai cũng có thời gian vệ sinh giường ngủ thường xuyên. Giải pháp đơn giản nhất là dự trữ ba bộ khăn trải giường kèm với chăn để phòng ngừa những thời điểm bạn không có điều kiện giặt. Chuyên gia Goodman gợi ý, luôn luôn làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm nhằm đảm bảo quá trình làm sạch không ảnh hưởng tới chăn.
Nếu bạn có thời gian vệ sinh khăn trải giường, hãy tránh lạm dụng chất tẩy rửa. Sử dụng quá nhiều cũng ảnh hưởng tới chăn, làm hóa chất tích tụ, dính lại có thể gây kích ứng thêm cho làn da.
Theo Helino

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 15 phút trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 5 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 7 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 10 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 11 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.