Hiệu quả Chương trình mục tiêu QG về DS-KHHGĐ: Ý nghĩa nhân văn to lớn
GiadinhNet - Nhờ thành tựu giảm sinh, tốc độ tăng dân số của Việt Nam đã chậm lại.
Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ đã góp phần nâng cao nhận thức về CSSK cho đông đảo người dân. Ảnh: PV. |
Như vậy, do giảm sinh, 20 năm qua Việt Nam đã tránh sinh được 18,6 triệu trường hợp. Có được kỳ tích trên là nhờ công tác Dân số đã trở thành Chương trình mục tiêu Quốc gia, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ hết sức quan tâm.
Hiệu quả thiết thực
Thành tựu của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ đã tác động to lớn, toàn diện, tích cực đến sự phát triển của nước ta. Gần 20 năm qua, ngân sách mới đầu tư cho Chương trình này vào khoảng 8.400 tỷ đồng. So sánh kết quả và chi phí, có thế thấy hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao của Chương trình. Đấy là chưa kể hiệu quả xã hội (đặc biệt là góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ) và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, bình quân hàng năm chỉ có khoảng 1,4-1,5 triệu phụ nữ sinh đẻ, so với 2,3-2,4 triệu phụ nữ sinh đẻ nếu không có Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ- Nghĩa là Việt Nam giảm được khoảng 90 vạn phụ nữ có nguy cơ ốm đau hoặc tử vong do thai sản.
Do sinh đẻ ít đi nên số dân trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm mạnh. Vì vậy, tuy tỷ lệ nhập học tăng lên, nhưng số học sinh phổ thông đã bắt đầu giảm: Từ "đỉnh điểm" trong năm học 2001-2002 với quy mô học sinh lên tới 17,8756 triệu đã còn 14,9121 triệu vào năm học 2009 - 2010. Việc giảm gần 3 triệu học sinh đã có thể tiết kiệm hàng chục nghìn phòng học, hàng chục vạn giáo viên và do đó hàng nghìn tỷ đồng tiền lương một năm. Do đẻ thưa, đẻ ít nên trẻ em gái và phụ nữ có nhiều cơ hội để học tập, hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Vị thế trong gia đình và xã hội của chị em được nâng cao. Việc giảm khoảng 90 vạn ca sinh mỗi năm nên có thể tăng thêm 108 triệu ngày công lao động của phụ nữ do không phải nghỉ thai sản theo chế độ và 163 triệu ngày công do giảm tình trạng con ốm mẹ nghỉ (suy ra từ Điều tra mức sống dân cư 2008). Nhờ đó mà các cặp vợ chồng có thêm điều kiện để đầu tư cho phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Sau 20 năm (1990- 2010), tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã gấp 4,12 lần nhưng quy mô dân số chỉ tăng gấp 1,32 lần, nên GDP bình quân đầu người tăng gấp 3,12 lần. Nếu dân số là 104,4 triệu người như dự báo nói trên thì GDP bình quân đầu người năm 2010 chỉ tăng gấp 2,57 lần! Như vậy, kết quả Chương trình mục tiêu Quốc gia trong 20 năm qua đã trực tiếp làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2,8 % mỗi năm. |
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), nhấn mạnh: "Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội". Vì vậy, khi xây dựng và thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 theo yêu cầu của Bộ Chính trị tại Kết luận 44-KL/TW năm 2009, nên thiết kế Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số nhằm tập trung nguồn lực, duy trì và phát huy những thành tựu đồng thời vượt qua những thách thức nêu trên và tránh tư tưởng thỏa mãn, chủ quan, buông lỏng quản lý đối với lĩnh vực quan trọng này.
Nước ta có quy mô dân số lớn, mật độ dân số rất cao nhưng vẫn đang tiếp tục tăng lên. Mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1,0 triệu người - bằng số dân một tỉnh loại trung bình, như: Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh. Nhiều tỉnh chưa đạt mục tiêu giảm sinh. Đến năm 2009 vẫn còn 28/63 tỉnh, thành phố có mức sinh khá cao, chưa đạt mục tiêu.
Nhu cầu tránh thai lớn, gây áp lực cung cấp. Số nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ lên tới 27,0 triệu vào năm 2015. Nếu không có quan tâm đặc biệt từ phía Nhà nước, không có chương trình cung cấp tốt, nhu cầu tránh thai sẽ không được đáp ứng. Hậu quả là hoặc mức sinh tăng lên hoặc bùng nổ nạo phá thai.
Sự mất cân đối giới tính trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng và có xu hướng tăng lên. Năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh trên phạm vi cả nước là 110,6 (cứ sinh 100 cháu gái thì tương ứng sinh 110,6 cháu trai). Điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả phức tạp...
Tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta đã lên tới 9,5%, sát "ngưỡng" dân số già. Theo dự báo, năm 2019, số người cao tuổi ở nước ta sẽ vượt quá 10 triệu người và chiếm trên 10% dân số. Tình trạng "già trước khi giàu" làm cho vấn đề an sinh xã hội trở nên ngày càng cấp bách.
Di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đa số người di cư tuổi trẻ. Vì vậy, nhu cầu truyền thông về hôn nhân, KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe sinh sản, cung cấp phương tiện và dịch vụ thích hợp cho người di cư là cần thiết và rất lớn nhưng cũng khó khăn hơn do tính chất biến động cao của nhóm dân cư này.
Truyền thông được “chắp thêm cánh”
Trong 20 năm qua, nhờ Chương trình MTQG, công tác truyền thông dân số tại Hà Tĩnh đã được tăng cường, duy trì đều đặn, liên tục. Càng ngày càng đông người dân chấp nhận mô hình gia đình nhỏ, từ 1-2 con. Đặc biệt, những năm gần đây, người dân đã ý thức được viêc trau dồi kiến thức chăm sóc SKSS, sàng lọc trước sinh - sơ sinh... Bên cạnh đó, nhờ Chương trình MTQG, người dân vùng biển, ven biển đã được truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại chính nơi mình sinh sống và làm việc. Ông Lê Lành (Phó Giám đốc Sở Y tế
kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh) Giúp kiện toàn, ổn định bộ máy tổ chức Năm 1992, Ninh Bình được tách từ tỉnh Hà Nam Ninh. Cũng trong thời điểm tách tỉnh, nguồn thu ngân sách một năm của Ninh Bình chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng. Đến nay, nguồn thu đã đạt hơn 2.900 tỷ đồng, mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Ninh Bình vì thế cũng tăng lên. Đối với một tỉnh nghèo như Ninh Bình, dù hiện nay đã có thể "tự túc" kinh phí một phần cho công tác DS-KHHGĐ, tuy nhiên, vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào Chương trình MTQG. Chương trình MTQG đã giúp các địa phương kiện toàn, ổn định bộ máy tổ chức, nâng cao đời sống của anh chị em cán bộ cơ sở… Ông Lưu Danh Cung
(Phó Giám đốc Sở Y tế
kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình)
Hiệu quả lớn lao
Cà Mau đã đạt mức sinh thay thế và đang phấn đấu giữ vững mức sinh thay thế. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 liên tục giảm. Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh đang phát huy tác dụng và được đông đảo nhân dân ủng hộ. Trong 6 tháng đầu năm, có 5.400 trường hợp phụ nữ mang thai được sàng lọc. Đề án 52 triển khai tại 47 xã đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; người dân được hưởng lợi từ mô hình cung cấp dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ...
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ đã chứng minh tính hiệu quả rất rõ rệt. Ông Nguyễn Cao Hùng (Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cà Mau)
Võ Thu (ghi) |
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…