Hiệu quả quản lý công tác DS-KHHGĐ bằng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử: Kịp thời, đầy đủ, chính xác
GiadinhNet - Thiết lập Hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ với mục tiêu: Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trước hết là thông tin quản lý công tác DS-KHHGĐ, tình hình dân số, các đối tượng thực hiện KHHGĐ, đồng thời nâng cao năng lực sử dụng thông tin, số liệu để lập kế hoạch và quản lý, điều hành công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành dân số trong thời kỳ mới.
Tập huấn thực hành quản lý thông tin dữ liệu dân số. Ảnh: PV. |
Nền móng ban đầu
Nền móng ban đầu của hệ thống là Quyết định 138 UB/QĐ ngày 10/11/1994 của Bộ trưởng-Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ về Chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê số liệu DS-KHHGĐ. Sổ theo dõi DS-KHHGĐ và các biểu mẫu báo cáo thống kê chuyên ngành được xây dựng để thu thập và xử lý có chọn lọc các chỉ tiêu thông tin cần thiết, đồng thời đảm bảo đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện cho người thực hiện trực tiếp công việc này ở cơ sở.
Từ đó đã hình thành hệ thống thông tin cơ bản (Sổ theo dõi DS-KHHGĐ) về từng người dân ở từng hộ gia đình trên cả nước. Việc theo dõi cập nhật thông tin biến động về từng người vừa dựa theo khai báo của người dân, vừa căn cứ quá trình ghi chép thường xuyên của mỗi cộng tác viên DS-KHHGĐ quản lý địa bàn dân cư. Các báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ từ cấp cơ sở đến Trung ương được tổng hợp, xử lý dựa trên hệ thống Sổ ghi chép ban đầu.
Nhờ có hệ thống Sổ theo dõi DS-KHHGĐ, giai đoạn 1997-1998 với sự trợ giúp của Chính phủ Na Uy (thông qua Tổ chức phát triển quốc tế NORAD và Trung tâm dữ liệu quốc gia SDS) Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ thực hiện thành công dự án thí điểm Đăng ký dân số ở Việt Nam - một trong những hệ thống thông tin then chốt của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Đội ngũ cộng tác viên và cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ thu thập và cập nhật thông tin cho hệ thống Đăng ký dân số. Tại 6 huyện thuộc 3 tỉnh Hà Tây (cũ), Bình Thuận và Tây Ninh đã hình một hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý trên 71 ngàn hộ và hơn 316 ngàn người, thông tin được xử lý cập nhật hàng ngày về các biến động dân số như sinh, chết, di chuyển...
Những dữ liệu quí báu
Từ những ý tưởng thiết kế và tiến trình thí điểm đăng ký dân số, trong giai đoạn 1998-2000 Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ đã chủ trì thực hiện thành công Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan phối hợp chính là Tổng cục Thống kê, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp (theo Quyết định 03/CNTT/KHDA ngày 17/02/1998 của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin). Đây là một trong các Cơ sở dữ liệu quốc gia - những thành tố nền tảng kết cấu hạ tầng về thông tin, là hệ thống thông tin tích hợp quy mô quốc gia dựa trên mạng máy tính và cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên những thông tin cơ bản của mỗi người dân nhằm đáp ứng chung các nhu cầu xử lý, khai thác thông tin về dân cư của các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, tổ chức, người dân và mọi đối tượng hợp pháp khác. Tại 5 quận, huyện thuộc Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ đã hình thành các cơ sở dữ liệu dân cư quản lý gần 215 ngàn hộ và hơn 944 ngàn nhân khẩu, cập nhật và khai thác thường xuyên các biến động dân số như sinh, chết, kết hôn, chuyển đi, chuyển đến...
Từ năm 2002 đến nay, thông qua các dự án Hoàn thiện hệ thông tin quản lý DS-KHHGĐ (thuộc Chương trình MTQG DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2005) và dự án Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ (thuộc Chương trình MTQG DS-KHHGĐ giai đoạn 2006-2010) tại hơn 760 cơ quan dân số cấp tỉnh, cấp huyện trên cả nước được trang bị mạng máy tính cục bộ kết nối internet cùng phần mềm chuyên dụng MIS DS-KHHGĐ để thực hiện tin học hóa hệ thông tin quản lý DS-KHHGĐ. Từ đây đã hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử (thường gọi kho dữ liệu điện tử) DS-KHHGĐ để cập nhật và khai thác thông tin trong hệ thống Sổ theo dõi DS-KHHGĐ. Hệ thống này giúp ngành Dân số quản lý hơn 21 triệu hộ và gần 88 triệu người trên cả nước với các chỉ tiêu thông tin về dân số, cũng như về kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản.
Phát huy tiềm năng, kiên trì mục tiêu lớn
Sau 17 năm duy trì, củng cố, từng bước khắc phục những khó khăn, thách thức, giờ đây hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ đang trên đà hoàn thiện đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác nhất về các vấn đề của dân số Việt Nam.
Từ năm 2012 trở đi, hệ thống này sẽ phục vụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành công tác DS-KHHGĐ các cấp, lập tự động các báo cáo điện tử định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm và đột xuất về DS-KHHGĐ. Dựa theo các chỉ tiêu thông tin đầu vào/đầu ra, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ bao gồm nhiều nội dung về dân cư dùng chung, những dữ liệu điện tử của từng cá nhân trong mỗi hộ gia đình có thể được khai thác, chia sẻ, trao đổi phục vụ sử dụng chung cho nhiều Vụ, Cục, đơn vị và các bệnh viện, cơ sở dịch vụ, cũng như các hệ thống thông tin trong ngành Y tế và nhiều cơ quan khác... Đồng thời, nó có thể là công cụ dùng chung phục vụ quản lý hành chính thông qua trao đổi số liệu về các cá nhân, hộ gia đình giữa các bộ, ngành, giữa khu vực Nhà nước và tư nhân. Chìa khóa của công cụ này là Số ID định danh cá nhân đã từng sử dụng và đang sẵn sàng sử dụng trong hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ.
Dữ liệu dân số là thông tin cơ bản cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Suốt 17 năm qua, rất nhiều cộng tác viên, cán bộ DS-KHHGĐ cơ sở đã vì sự phát triển của đất nước, bền bỉ "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà" để vận động xã hội, gia đình, cá nhân tham gia chương trình DS-KHHGĐ, đồng thời kiên trì ghi chép, cập nhật thông tin về DS-KHHGĐ của mỗi người trong từng hộ. Con đường hướng đến tương lai đã in đậm những dấu chân không mệt mỏi của họ.
Thông tin cơ bản về Sổ theo dõi DS-KHHGĐ Sổ theo dõi DS-KHHGĐ là tài liệu ghi chép ban đầu của hệ thông tin quản lý - thống kê chuyên ngành, là tài liệu cơ bản của kho dữ liệu điện tử về DS-KHHGĐ, là sổ gốc để ghi chép và theo dõi về DS-KHHGĐ. Cùng với quá trình tin học hóa hệ thông tin quản lý DS-KHHGĐ trong thời gian qua, các thông tin được cộng tác viên ghi chép trong Sổ đã được nhập dữ liệu lần đầu vào hệ thống mạng máy tính, tạo thành các kho dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ ở cấp huyện tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Hết giai đoạn 2006 - 2010, Tổng cục DS- KHHGĐ đã tiến hành đổi sổ theo dõi DS-KHHGĐ và cập nhật kho dữ liệu điện tử các cấp giai đoạn 2011 - 2015. Hệ thống Sổ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ điện tử góp phần cải tiến phương thức thu thập, ghi chép thông tin ban đầu và báo cáo số liệu thống kê về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015. Phạm vi thực hiện là tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (62 tỉnh, thành phố, trừ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai thí điểm năm 2010) với tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố (hơn 705 đơn vị cấp tỉnh) và tất cả các xã, phường, thị trấn trực thuộc (hơn 11.000 đơn vị cấp huyện). |
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu
Tin tức - Sự kiện - 3 năm trướcGiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.
Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019
Dân số và phát triển - 5 năm trướcGiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0
Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn
Tin tức - Sự kiện - 6 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"
Dân số và phát triển - 6 năm trướcGiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6
Dân số và phát triển - 7 năm trướcGiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.
Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.
Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.
Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…