Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa giải việc “lấy chồng sớm do gen”

Thứ bảy, 07:00 07/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tình trạng tảo hôn, sinh con thứ ba trở lên không chỉ phổ biến tại Ea Súp – huyện biên giới xa xôi của tỉnh Đắk Lắk mà còn hiện diện ngay tại những huyện gần trung tâm thành phố. Thời gian qua, ngành Dân số địa phương này đã nỗ lực vào cuộc, đa dạng hóa hình thức truyền thông để từng bước thay đổi nhận thức của người dân. Nhưng để làm được việc này, không thể chỉ trông chờ vào một ngành mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội.

 

Cán bộ dân số huyện Krông Ana truyền thông DS-KHHGĐ cho người dân tại hộ gia đình. Ảnh: P.V
Cán bộ dân số huyện Krông Ana truyền thông DS-KHHGĐ cho người dân tại hộ gia đình. Ảnh: P.V

 

“Lấy chồng sớm là do gen” (?!)

Sau hơn một giờ đi xe máy từ TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã có mặt tại xã Ea Na - huyện Krông Ana - nơi có khá đông đồng bào dân tộc Ê đê sinh sống.  Theo chị H’Thảo Êban – cán bộ dân số xã, những năm qua, công tác dân số trên địa bàn luôn được chú trọng, đầu tư, đặc biệt là việc vận động, tuyên truyền người dân sinh ít con, kết hôn theo đúng độ tuổi cho phép. Tuy nhiên, việc thay đổi không thể thực hiện trong “một sớm, một chiều”.

Trên đường dẫn chúng tôi đến gặp trường hợp “điển hình” trong xã, chị H’Thảo tranh thủ giới thiệu lý lịch trích ngang của gia đình này. Đó là hoàn cảnh của chị H’Ngưi Niê (42 tuổi) – bà mẹ của sáu đứa con (ba trai, ba gái), lên chức bà ngoại từ năm 34 tuổi. Hiện chị H’Ngưi có bốn đứa cháu nội, ngoại, chuẩn bị đón đứa cháu thứ năm - con của cô con gái 16 tuổi mới kết hôn vài tháng trước. Điều đặc biệt, cả ba cô con gái chị đều là các trường hợp tảo hôn khi mới 15-16 tuổi (chính bản thân chị cũng theo chồng từ năm 16 tuổi). Do vậy, theo lời chị cán bộ phụ trách dân số, đây là trường hợp  “có gen” kết hôn sớm”(?!).

Ngồi cho đứa trẻ hơn ba tháng tuổi bú trên chiếc võng giữa căn nhà cũ nát, chị H’Ngưi không giấu được sự mệt mỏi. “Sáng tôi đi nhặt cỏ thuê ở rẫy cho người ta, trưa tranh thủ về cho con bú, chiều lại tất tả đi làm. Hoàn cảnh khó khăn lắm, không có đất đai, ruộng vườn gì, quanh năm đi làm thuê kiếm sống qua ngày thôi. Cực khổ lắm mấy cô ạ”, bà mẹ của sáu đứa con thở dài.

Ngồi cạnh mẹ là cô con gái H.P.N năm nay 16 tuổi, vừa kết hôn được  hai tháng. Mặc dù được giới thiệu là có bầu khoảng 5 tháng, nhưng bụng em gần như “lép kẹp”. Chúng tôi thắc mắc: “Liệu có tính nhầm tháng hay không?”, chị H’Ngưi quả quyết: “Không nhầm được đâu, chính xác đấy, hơn 5 tháng rồi. Tại không có tiền mua đồ ăn tẩm bổ, ăn uống cũng thất thường nên  mới nhẹ cân thế đấy! Mấy đứa con của tôi lúc có thai đều thế cả!” - câu nói vô tư của chị khiến chúng tôi xót xa!

Chị H’Ngưi chia sẻ, chị phải trải qua “hai lần đò” vì người chồng đầu xấu số đã qua đời do bệnh tật mà không có tiền chạy chữa. Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, các con của chị cũng không ai được đến trường. “Đi thêm bước nữa để có người giúp mình nuôi các con chứ một mình cũng không cáng đáng nổi. Vì phải có với “chồng mới” một đứa con nên mới sinh thêm chứ cũng mệt mỏi lắm”, chị H’Ngưi ngậm ngùi.

Bền bỉ truyền thông

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Minh Hường – Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Ana thông tin: Trong những năm qua, lãnh đạo huyện cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác dân số đã nỗ lực không ngừng trong việc truyền thông, vận động nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Những cố gắng này bước đầu đã đạt được kết quả khả quan như giảm thiểu tình trạng sinh con thứ ba, các cặp kết hôn sớm cũng được giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Ana cũng thẳng thắn thừa nhận, khó khăn lớn nhất đối với công tác truyền thông dân số trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung là việc thay đổi ý thức của người dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số, không phải  là “chuyện làm trong một sớm, một chiều” mà phải bền bỉ từng ngày, từng tháng kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Tiếp lời ông Trần Minh Hường, chị H’Thảo Êban tâm sự: “Dù đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số luôn bám sát địa bàn, thường xuyên phối hợp với chi hội phụ nữ ở các địa phương tổ chức các buổi tuyên truyền về công tác dân số, song vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc “tiếp cận với người dân”. Bà H’Lê Niê –Trưởng phòng DS - KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk bày tỏ, đây là vấn đề nhức nhối, xảy ra ở hầu hết các địa phương. Nguyên nhân là do quan niệm “đông con hơn đông của” vẫn còn chi phối khá lớn đối với đời sống đồng bào. Hơn nữa, việc các cháu không được đi học hoặc bỏ học từ sớm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn. Do đó, công tác truyền thông, vận động của đội ngũ cán bộ dân số gặp rất nhiều khó khăn.

 

Mô hình can thiệp giảm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống bắt đầu được triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009. Đến năm 2015, mô hình này đã được nhân rộng ra 24 xã của 5 huyện là: Buôn Đôn, M’Đrắk, Ea Ka, Krông Ana và Ea H’Leo. Tuy đã triển khai mạnh đến các đối tượng ở tuổi vị thành niên, nhưng công tác tuyên truyền vẫn gặp không ít khó khăn.

Ông Mai Văn Phán – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk bày tỏ: Hiện Đắk Lắk có 3.542 cộng tác viên phụ trách công tác dân số. Trong khi đó, dân số toàn tỉnh là gần hai triệu người. Đội ngũ cộng tác viên “mỏng”, lại phải quản lý lượng dân cư lớn trên địa bàn rộng khiến việc nắm bắt chính xác tình hình tại địa phương gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, nguồn kinh phí hỗ trợ họ trong công tác cũng còn nhiều hạn chế. Điều này cũng đang là vấn đề đặt ra thách thức không nhỏ trong công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và trên cả nước nói chung.

 

Hội Nông dân “chia lửa” cùng ngành Dân số

Từ năm 2004 đến đầu 2015, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk đã lồng ghép tổ chức 30 lớp tập huấn công tác dân số gia đình và trẻ em cho gần 3.000 lượt cán bộ Hội. Bình quân mỗi năm, các cấp hội đã tổ chức được trên 1.500 buổi sinh hoạt tuyên truyền về DS - KHHGĐ thu hút trên 100.000 lượt hội viên, nông dân đến dự; phối hợp cấp phát hàng chục ngàn tài liệu hỏi đáp về Pháp lệnh Dân số và các văn bản liên quan, những vấn đề về sức khỏe sinh sản nam giới quan tâm, vai trò, trách nhiệm của nam giới trong thực hiện KHHGĐ, cha mẹ với sức khỏe sinh sản vị thành niên, đàn ông xây tổ ấm…; tổ chức ba hội thi, vận động được trên 45.000 hội viên đăng ký sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, 400 chi hội đăng ký thực hiện chi hội không có hội viên sinh con thứ ba…

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top